- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Nguyễn Bính là
Nhà thơ sống trong lòng nhiều bạn đọc, nhiều chục năm qua và là nhà thơ nổi
danh trên văn đàn Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm
1918, mất năm 1966, ở xóm Trạm, thôn Thiệu Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng
Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cha đẻ của Nguyễn Bính là ông Nguyễn Đạo
Bình, làm nghề dạy học. Mẹ sinh ra Nguyễn Bính là bà Nguyễn Thị Miện; bà bị rắn
độc cắn, chết năm 1918. Nguyễn Bính được người cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm,
là cha nhà thơ Bùi Hạnh Cần đón về nuôi
dạy. Do ham học hỏi và ảnh hưởng của người anh ruột là Nhà báo - Nhà văn- Nhà
thơ Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) và người con của cậu ruột là Nhà thơ Bùi Hạnh
Cần, nên hơn 10 tuổi, Nguyễn Bính đã biết làm thơ. Thời gian này, Nguyễn
Bính, phải cùng anh trai lên Hà Nội, và Hà
Đông làm lụng để kiếm sống. Tuy vất vả, nhưng Nguyễn Bính vẫn làm thơ. Nhiều
bài có tiếng vang ở quê nhà rồi vang ra cả nước. Nguyễn Bính
Đến tuổi trưởng
thành, Nguyễn Bính tham gia cách mạng, vào Nam Bộ tham gia kháng chiến chống
Pháp và công bố nhiều thơ. Nhiều người thích thú thơ Nguyễn Bính và tài năng
của anh. Nguyễn Văn Thịnh, Thủ tướng Nam Kỳ
tự trị hồi ấy, biết tiếng, đã treo giải 1000 đồng tiến Đông Dương, nếu
Nguyễn Bính đến làm việc với Thủ tướng. Dù đang sống nghèo khổ, không có nhà
cửa, Nguyễn Bính vẫn từ chối. Nguyễn
Bính hoạt động ở Nam bộ từ năm 1947; đến 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở một
số cơ quan trong ngành văn hóa, báo chí. Năm 1958, ông về sống tại quê rối mất tại
quê ông.
Nguyễn Bính viết
từ tuổi thiếu nhi, nhất là khi mới 13 tuổi, chủ yếu là làm thơ. Năm 1937, ông
được giải thưởng thơ của Tự Lực Văn Đoàn. Nguyễn Bính viết nhiều và đã xuất bản
các tập thơ: “Lỡ bước sang ngang”, “Tâm hồn tôi”, xuất bản năm 1940; tập
“Hương cố nhân”, “Một nghìn cửa sổ”, in năm 1941; tập “Người con gái
ở lầu hoa”, “Mười hai bến nước”, “Mây Tần”, ra mắt bạn đọc năm 1942; tập “Tỳ
Bà nguyệt”, xuất bản năm 1955; tập “Ông lão mài gươm”, in năm 1947;
tập “Đồng Tháp Mười ”, “Trả ta về”, “Gửi người vợ miền Nam”, in
năm 1955; tập “Trông bóng cờ bay”, in năm 1957; tập truyện thơ “Tiếng
trống đêm xuân”, in năm 1958; tập “Tình nghĩa đôi ta”, in năm 1960;
tập “Đêm sao sáng”, xuất bản năm 1962… Trong đó, có nhiều tập hay nổi tiếng, đông đảo độc giả ưa thích.
Ngoài sáng tác nhiều thơ, Nguyễn Bính còn viết kịch, viết Chèo và một số thể
loại khác.
Nói về thơ
Nguyễn Bình, ai cũng nhận thấy, vừa có chất cổ truyền mà hiện đại, đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn cả
hai, nhất là về số từ, số câu mỗi dòng thơ. Câu, từ, vần điệu thơ trong các bài
đều giản dị; ngôn từ đậm chất dân ca, ca dao, hợp với khẩu khí, khẩu vị các
tầng lớp nhân dân, dễ đi vào lòng người, làm rung động hồn người, kể cả viết về
đề tài trắc trở, buồn thương. Các bài thơ của Nguyễn Bính đều đậm chất dân
gian, chất quê, dân giã, cuộc sống quê, hình dáng quê, hồn quê, đặc biệt là
cảnh quê, người quê, tình quê, nên mọi
người dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ cảm. Đặc biệt, với việc sử dụng thể thơ lục
bát, ngũ ngôn (5 từ), thất ngôn (7 từ)... để, như là một phương tiện tuyệt mỹ, cảm
mỹ, đạt hữu hiệu cao, trong việc chuyển tải tình cảm thơ có hiệu quả, nhất là
thơ xuân của Nguyễn Bính.
Các bài thơ của
Nguyễn Bính viết về mùa xuân, cảnh xuân, người xuân, lòng xuân, tình xuân, hồn
xuân… đều ấn tượng, khó phai mờ trong mỗi người trong, ngoài nước.
Mùa xuân, với
Nguyễn Bính, là mùa xanh, là mát lành. Đúng là, một quan niệm khác người và
khác thường, nên mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính, không phải mùa xuân bình
thường, mà nhà thơ đã cho người ta một thứ hoài cảm, trùi mến, thương yêu, làm
sinh ra những điều của lòng yêu chan chứa, tình yêu thắm thiết, rung cảm cao độ…
Các câu thơ sau nói rõ những điều đó:
Mùa Xuân là cả một Mùa Xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng xanh
(Mùa Xuân xanh)
Mùa Xuân về, mang
về cảnh trí đất nước xanh tươi, khí trời mát mẻ; nhà nhà, người người mừng vui,
hân hoan, rộn ràng, hứng khởi đón xuân mới. Lòng người trào lên, cất tiềng reo vui trước cảnh
quang rực rỡ, tươi nở và mở mang trang đời xanh tươi, hào khí, hoan hỉ, đắm thắm,
thiết tha. Trước lộng lẫy, tươi nhuần màu sắc đất trời, trang phục, dáng hình,
cử chỉ, nét mặt, làn da, mái tóc…của mỗi người đều bừng khí sắc xuân, tình cảm
xuân… như Nhà thơ đã cảm thấy :
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em gái so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười
(Thơ
xuân)
Và:
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
Những bà tóc bạc hiền như Phật
Sắm sửa hành trang trả hội chùa.
(Thơ xuân)
Trước mùa xuân,
người người vui tươi với cảnh quan, với đời sống, nhưng không quên mong ngóng
một “dáng hình xuân xưa”, đã ấp ủ sự tươi nhuần trong lòng từ lâu. Nay, Xuân
đến, tươi thắm xuân đất trời, hồn người
và đằm thắm xuân cuộc đời, làm người ta chạnh nhớ, hoài niệm về một “bóng nàng xuân”với những tâm tư, suy tư, nhắn gửi,
qua cả hình ảnh, làm biểu tượng là hình tượng dòng sông với con đò:
Xuân ta đêm mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
(Cô lái đò)
Trước mùa xuân
tươi đẹp, lòng xuân đẹp, người ta không thể không có xuân hạnh phúc mà còn
nhiều hơn. Có xuân, hưởng xuân trọn vẹn, thì sinh tình, hưởng tình, tức là mong
muốn cảnh đoàn tụ khi Xuân về, Tết đến. Không có cảnh đoàn tụ cùng vui giữa
xuân về, thì tình và lòng con người cứ phải hướng xa, cứ gửi gắm về phương
người ở nơi xa thẳm. Nhà thơ cũng như mọi người đều nhớ, càng nhớ, nhớ tất cả, từ
cô hàng xóm, đến bạn bè da diết. Càng nhớ, càng mong, mà mãi không thấy người
yêu thương thì càng buồn, càng nuối tiếc bóng hồng với tâm trạng khắc khoải:
Chẳng đợi mà xuân vẫn cứ sang
Phồn hoa thôi hết mộng huy hoàng
Sớm nay sực tỉnh sầu đô thị
Tôi đã về đây rất vội vàng
…
Xuân đã sang rồi em có hay
Tình xuân chan chứa ý xuân đầy
Kinh Kỳ bụi quá xuân không đến
Sao chẳng về đây, chẳng về đây?
(Sao chẳng về đây)
Mùa xuân với
tiết xuân và sắc xuân đẹp tươi, cảnh xuân xốn xang, rộn ràng và hoa xuân rực rỡ
thì lòng người cũng bừng nở nét xuân,sức xuân, trước cảnh quan, cảnh trí và tình cảm…, làm
tâm hồn con người cứ tưng bừng, rộn
ràng, rung động và bay lên giữa ngày xuân, tiết xuân, sắc xuân tươi đẹp diệu kỳ:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội Chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”
(Mưa xuân)
Nguyễn Bính, Nhà
thơ giàu tình nghĩa, nặng lòng yêu nước,
thương dân. Ông sống có tình, thơ ông cũng thắm tình, nặng tình, nhất là
tình yêu con người, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước, và hầu như
tất cả thơ xuân của ông cũng chứa đựng,
toát lên tất cả tình yêu ấy.
Với những vần
điệu không bóng bẩy, cầu kỳ, không tân kỳ, cả ý tứ, cấu tứ, ngôn từ, thanh điệu,
hình ảnh, cách diễn đạt và phong cách, thơ Nguyễn Bính đã làm cho con người biết
mơ mộng và mơ mộng say mê với hồn quê, cảnh quê, người quê… qua sự thể hiện mộc
mạc, chất phác, chân chất, ví von, so sánh, ý nhị, thi vị, duyên dáng…Tất cả đã
khơi gợi vẻ rạng rỡ, tươi mở, bừng nở cảnh, tình, tâm hồn, trí tuệ con người. Chính
những điều mà Thơ xuân Nguyễn Bính có và làm được như thế, đã để lại và còn mãi
cho đời người với lời xuân, tình xuân,
hương vị xuân, cảnh xuân, đời xuân… xanh tươi, đọng mãi trong lòng
người, hồn người.
Nguyễn Tiến Bình
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét