“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần
thế em nay chán nửa rồi”
Mở đầu bài thơ chỉ có hai câu thơ ngắn
gọn thay cho lời tâm sự đã cho thấy sự cô đơn trong tâm hồn tác giả ở ngay giữa
cuộc đời trần tục.Đêm thu là môt đêm vui nhưng tác giả lại bảo “ buồn
lắm”.Buồn, buồn đến cực điểm và chỉ biết gọi “chị Hằng ơi” để tâm sự, để thả
lòng mình. Lạ thay, lần này nhà thơ tìm đến với chị Hằng không phải bằng cái
cuồng vọng đòi cưới chị Hằng Nga mà lại
là một chút khép mình xưng “em” rất ngọt, rất thân mật, như hai người đã quen
biết nhau rất lâu, đã trở thành bạn bè. Việc tìm đến chị Hằng khi buồn đã thể
hiện cái tôi rất riêng của Tản Đà. Không giống những thi nhân xưa chỉ biết ngắm
trăng thở dài…(ở ông có nét giống với thi tiên Lý Bạch đời đường). Phải chăng
cậu ấm Hiếu đã mệt mỏi với những phiền muộn trần thế, nên thở ra một giọng thơ chán
đời chăng? “chán nữa rồi”, phải rất chán và buồn vì trần thế, vì cuộc đời tầm
thường, xấu xa. Cũng có thể vì công danh dở dang hay vì bất hòa với thực tại xã
hội mà không làm gì được.Có lẽ vì những nguyên do đó mà ông muốn lên cung trăng
bầu bạn với chị Hằng, giai nhân cung Quảng để quên đi phiền muộn trần thế này
chăng?
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
Hành trình tưởng tượng của nhà thơ đã
ngược về thời gian trong truyện cổ tích, để nhà thơ hóa thân thành chú
Cuội.Nhưng chỉ khác một chi tiết nhỏ: ngày xưa chú Cuội bám cành đa thần để bay
lên trăng, còn hiện tại thì cành đa ấy đón hồn thi nhân lên cung quế.
Với
một chữ “xin” rất chân thành như một lời nài nỉ; “cành đa” như một “bậc thang”
bắc lên cung quế, đưa thi sĩ lên trời để gần gũi Hằng Nga, để tâm sự, để trút
đi nỗi buồn. Đó là một giấc mộng mà chỉ riêng Tản Đà mới có. Một giấc mộng muốn
thoát ly cõi trần, thoát đi nỗi chán chường cuộc sống, chán ngán cuộc đời.Ước
muốn lên cung trăng với chị Hằng – một cõi tiên thanh tao, thoát tục, không vướng
nhơ bẩn của bụi trần.Tâm hồn Tản Đà muốn hướng về những vẻ đẹp tuyệt đối, muốn
giữ tâm hồn trong sạch của mình, tách biệt với cõi hồng trần đầy tục lụy:
“Có bầu, có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui”
Một khi đã đạt được ước muốn, được lên
cung quế, thì sẽ chẳng còn buồn, chẳng còn chán. Làm sao thấy “tủi” khi có gió,
có mây, lại có chị Hằng bầu bạn, nỗi cô đơn cũng tan biến, “thế mới vui”, mới
thỏa.Với lại lên cung trăng để thưởng thức vẻ đẹp vĩnh hằng, những thú vui
phong nhã, Tản Đà được dịp thả hồn phiêu diêu trong cõi rộng lớn của trời đất
như một vị khách tiên.Bởi lẽ ở cõi trần ông đã chán ngán tất cả và cái phóng
khoáng hơn trong tâm hồn thi nhân chính là chia sẽ, san sớt nỗi buồn với giai
nhân cung quế.Có như vậy mới là tri âm tri kỷ!
“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
Cái “ngông”của Tản đà thể hiện rõ nhất ở
hai câu cuối.Bài thơ mở đầu bằng lời than “ buồn lắm”, kết lại bằng nụ cười đêm
“rằm tháng Tám”. Niềm vui thay thế nỗi buồn khi những tấm lòng tri kỷ đã gặp gỡ
được nhau.Cảm hứng lãng mạn của cả bài thơ trọn vẹn với hình ảnh trăng thu tròn
tuyệt đẹp lay thúc giấc mơ của bao kẻ muốn lánh đời thoát tục khỏi khuôn sáo cũ
mòn của thơ xưa.Cứ đến rằm tháng Tám lại được cùng chị Hằng “tựa nhau”trông
xuống thế gian, cười và chẳng về cõi trần nữa.Chắc có lẽ Tản Đà muốn để cho
người đời chiêm ngưỡng cái cảnh mình “tựa” vai Hằng Nga mỉm cười đắc chí trong
ánh trăng huyền ảo, chơi vơi…Một nụ cười rất ngông, rất Tản Đà!Nhưng đằng sau
nụ cười ấy, lại là nỗi lòng nặng trĩu ưu tư của một người con đất Việt. Con
người ấy muốn giữ trọn “thiên lương” giữa cuộc đời ô trọc nên phải đắm chìm
trong những “giấc mộng con” để sống thành thực với chính mình và cuộc đời. Một
con người “đi qua cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20” mà vẫn giữ
trọn “linh hồn cao khiết”( Hoài Thanh, Hoài Chân)
Muốn
làm thằng Cuội
là bài thơ hay và lãng mạn, bộc bạch tâm tư của Tản Đà giúp ta hiểu thêm về một
con người đã dám phô bày cái tôi đầy cá tính của mình trước cuộc đời không cần
giấu giếm, như một cách để đối lập với xã hội thực dân - phong kiến.Tác phẩm
góp thêm luồng sinh khí mới cho cảm hứng lãng mạn, phát triển mạnh mẽ phong
trào Thơ Mới 1932-1945.
PHAN THỊ THANH HOÀI (tác giả giữ bản quyền)
___________________________________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét