Phù sa lắng đọng lớp lớp trên
từng thửa đất mấp mô nơi những bãi bồi ven sông. Người dân quê tôi gọi đó là
lộc của đất trời ban cho, không bán mua, tranh giành mà tự nhiên có được những
bờ xôi ruộng mật ai mà chẵng sướng.
Khi lũ lụt rút đi, những thớ đất được tắm bùn
non nhô lên mịn láng cả triền sông. Ấy là lúc mọi người mang hạt ngô, lạc cùng
đủ loại cây ngắn ngày ra trỉa. Bàn tay cuốc đất, bàn tay trỉa hạt nom gấp gáp
lắm. Dễ hiểu, bởi cây trồng phải đi đôi với thời vụ đã đành, hơn nữa bản năng
sinh tồn mách bảo họ phải gieo hạt xuống lúc độ ẩm trong đất đang độ chín muồi
nhất. Nơi lòng đất tốt sẽ chẳng mấy chốc mầm non bung ra xanh rờn ngợp trời...
Như một niềm ủi an, khi thóc,
ngô trong bồ vơi cạn thì cây cối bên nương đương sức vươn tới, hứa hẹn mùa gặt
gần kề. Thế nên bãi bồi ven sông đẹp thiết tha trong mùa giáp hạt. Bên những
ruộng ngô xanh mướt, gái trai tíu tít làm cỏ, tỉa lá chốc lát lại xuống sông
gánh nước tưới cây. Cả một dãi bờ bãi quê hương từ cụ già đến em nhỏ đều rộn rã
tiếng nói cười, cứ như nơi họ đang đứng là tấc đất yên bình và ấm no nhất vậy. Bố
mẹ tôi nên duyên chồng vợ cũng từ đấy. Bố hay ví von màu vàng tươi đôn hậu và
tràn trề nhựa sống nơi hoa đậu lạc với vẻ đẹp của mẹ thuở xuân thì. Tình yêu
giản dị mà diệu kỳ, bắt đầu bằng khúc chờ nhau ngân nga lúc ra bãi xuồng bờ, từ
đôi quang gánh trĩu trịt sớm chiều sánh bước rồi kết ước vào mùa cây cối đơm
bông...
Không gì đẹp hơn những bờ cỏ
lau trắng muốt bao trọn bãi bồi từ xóm dưới đến làng trên. Một phần vì cái
giống cây này can trường, miễn nhiễm với rét buốt nhưng phải công nhận sống gần
sông nước, được lẫn quyện với vị phù sa oi nồng thì cỏ lau càng vươn vai bậm
bạp. Tuổi thơ tôi được chan hòa với cỏ lau sau mỗi sớm chiều lẫn mình vào chúng
để đánh trận giả hay dõi theo những chú chim đang tìm cách dựa hơi vào lau lách
trú rét. Lá lau cứng cỏi, sắc lạnh dễ làm tổn thương thịt da tuy vậy bông lau
mong manh, yếu mềm lại có thể chuốt về chất nên những chiếc gối dịu êm. Người
dân quê tôi hay nhìn ra bờ sông truyền tụng, rằng năm nào cỏ lau nhô lên khin
khít, đua nhau bung nở thì năm ấy bão lũ không còn, được mùa hứa hẹn. Bãi bồi
bên sông không chỉ tươi đẹp vì ruộng nương màu mỡ mà còn mộng mơ bởi cỏ dại trữ
tình...
Bờ bãi đẹp như tranh vẽ, hiền
hòa tựa dòng đời bên sông chẳng mấy chốc vụn vỡ khi mùa mưa lũ tới. Từng bờ
thửa lở lói, dòng nước bạc hung dữ xoáy cuộn, cỏ cây, đất đá bị lật tung, lẫn tạp.
Người dân hối hả sơ tán, bất lực nhìn những bãi bồi bị xóa sổ. Số phận con
người neo đậu sông nước là vậy, tươi vui, no ấm chưa tày thì ướt át, bạc bẽo kéo
đến...
Để đổi lại an toàn cho người
dân những bãi bồi được kiến thiết thành kè đập kiên cố. Sông cạn được khơi
thông, sông sâu có bến bờ vững chãi. Cơ mà núi sông chằng chịt sẽ khơi ra những
bãi bồi mới, gái trai lại hò lơ câu hát thề hẹn gian nan không sờn ở nơi chôn
nhau cắt rốn bừng sáng cả ruộng nương...Phù sa lắng đọng lớp lớp trên
từng thửa đất mấp mô nơi những bãi bồi ven sông. Người dân quê tôi gọi đó là
lộc của đất trời ban cho, không bán mua, tranh giành mà tự nhiên có được những
bờ xôi ruộng mật ai mà chẵng sướng. Khi lũ lụt rút đi, những thớ đất được tắm bùn
non nhô lên mịn láng cả triền sông. Ấy là lúc mọi người mang hạt ngô, lạc cùng
đủ loại cây ngắn ngày ra trỉa. Bàn tay cuốc đất, bàn tay trỉa hạt nom gấp gáp
lắm. Dễ hiểu, bởi cây trồng phải đi đôi với thời vụ đã đành, hơn nữa bản năng
sinh tồn mách bảo họ phải gieo hạt xuống lúc độ ẩm trong đất đang độ chín muồi
nhất. Nơi lòng đất tốt sẽ chẳng mấy chốc mầm non bung ra xanh rờn ngợp trời...
Như một niềm ủi an, khi thóc,
ngô trong bồ vơi cạn thì cây cối bên nương đương sức vươn tới, hứa hẹn mùa gặt
gần kề. Thế nên bãi bồi ven sông đẹp thiết tha trong mùa giáp hạt. Bên những
ruộng ngô xanh mướt, gái trai tíu tít làm cỏ, tỉa lá chốc lát lại xuống sông
gánh nước tưới cây. Cả một dãi bờ bãi quê hương từ cụ già đến em nhỏ đều rộn rã
tiếng nói cười, cứ như nơi họ đang đứng là tấc đất yên bình và ấm no nhất vậy. Bố
mẹ tôi nên duyên chồng vợ cũng từ đấy. Bố hay ví von màu vàng tươi đôn hậu và
tràn trề nhựa sống nơi hoa đậu lạc với vẻ đẹp của mẹ thuở xuân thì. Tình yêu
giản dị mà diệu kỳ, bắt đầu bằng khúc chờ nhau ngân nga lúc ra bãi xuồng bờ, từ
đôi quang gánh trĩu trịt sớm chiều sánh bước rồi kết ước vào mùa cây cối đơm
bông...
Không gì đẹp hơn những bờ cỏ
lau trắng muốt bao trọn bãi bồi từ xóm dưới đến làng trên. Một phần vì cái
giống cây này can trường, miễn nhiễm với rét buốt nhưng phải công nhận sống gần
sông nước, được lẫn quyện với vị phù sa oi nồng thì cỏ lau càng vươn vai bậm
bạp. Tuổi thơ tôi được chan hòa với cỏ lau sau mỗi sớm chiều lẫn mình vào chúng
để đánh trận giả hay dõi theo những chú chim đang tìm cách dựa hơi vào lau lách
trú rét. Lá lau cứng cỏi, sắc lạnh dễ làm tổn thương thịt da tuy vậy bông lau
mong manh, yếu mềm lại có thể chuốt về chất nên những chiếc gối dịu êm. Người
dân quê tôi hay nhìn ra bờ sông truyền tụng, rằng năm nào cỏ lau nhô lên khin
khít, đua nhau bung nở thì năm ấy bão lũ không còn, được mùa hứa hẹn. Bãi bồi
bên sông không chỉ tươi đẹp vì ruộng nương màu mỡ mà còn mộng mơ bởi cỏ dại trữ
tình...
Bờ bãi đẹp như tranh vẽ, hiền
hòa tựa dòng đời bên sông chẳng mấy chốc vụn vỡ khi mùa mưa lũ tới. Từng bờ
thửa lở lói, dòng nước bạc hung dữ xoáy cuộn, cỏ cây, đất đá bị lật tung, lẫn tạp.
Người dân hối hả sơ tán, bất lực nhìn những bãi bồi bị xóa sổ. Số phận con
người neo đậu sông nước là vậy, tươi vui, no ấm chưa tày thì ướt át, bạc bẽo kéo
đến...
Để đổi lại an toàn cho người
dân những bãi bồi được kiến thiết thành kè đập kiên cố. Sông cạn được khơi
thông, sông sâu có bến bờ vững chãi. Cơ mà núi sông chằng chịt sẽ khơi ra những
bãi bồi mới, gái trai lại hò lơ câu hát thề hẹn gian nan không sờn ở nơi chôn
nhau cắt rốn bừng sáng cả ruộng nương...
NGUYỄN TIẾN DŨNG
____________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét