Thơ nói riêng và
tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung đều có vẻ đẹp mang dáng vóc hình thể và
diện mạo tâm hồn. Ở đó, bóng dáng người cầm bút như một sự phản chiếu ý thức của
tâm thức và các nơ ron thần kinh trí, lực là những mạch sống ngầm định khế ước tới
sự sinh tồn của tác phẩm. Thành công của tác phẩm nhờ vào giá trị đạt được từ
hình thức và nội dung. Bên cạnh đó “chiếc áo” mang màu sắc diệu vợi, ảo giác,
óng lánh phép “nhiệm màu” nếu có sẽ làm cho tác phẩm thêm hấp dẫn, ma mị, cuốn
hút hơn. Khi đó giá trị biểu đạt, ý chủ định của
tác giả, tác phẩm sẽ gần tới vẻ đẹp viên mãn sức mạnh thơ và tâm hồn người cũng
được khai lộ, bung nở thơm đẹp nhất. “Vớt trăng” của nhà thơ
Ngô Thái đã thành công cả trên hai bình diện đó.
… “Vớt trăng” nghe
rất hình, rất gợi, rất ẩn ý, rất ám ảnh và đầy mê hoặc. Ai cũng biết: Trăng, vầng
trăng thực tại, vầng trăng mà lơ lửng trên trời đầy thách thức khám phá, có bao
giờ rơi rụng xuống đáy hồ, mặt sông, trên mặt ao, mương đâu để mà “vớt”. Còn từ
xa xưa, kim cổ rất lâu lắm rồi hình tượng “trăng” trong
văn thơ nghệ thuật dùng để ví von, ẩn hóa, hoán dụ với hình ảnh người con gái,
người phụ nữ đẹp. Vậy cái tựa đề ngắn gọn, súc tích, lấp lánh
màu nghệ thuật, óng ánh ẩn dụ đó, ngầm
định điều gì trên những thứ đơn giản, những “mô típ”, dập khuôn đơn thuần đã biết, đã hiện hữu. Đó là phần hấp dẫn, mãnh lực xuyên suốt tập thơ mà mỗi
người đọc, đọc bài thứ nhất lại muốn đọc bài thứ hai và lôi cuốn ở bài thứ ba, cứ thế tập thơ dẫn dắt, hấp dẫn độc giả như để say trong “một cuốn phim hay” đang quay chậm, trình chiếu.
Ở đó, bối cảnh, nhân vật, tình huống đều rất nhuần khít, rất đẹp, rất hợp tình, rất đời thường dân dã mà cuốn
hút… và ở tập thơ
“Vớt trăng” sáng rực lên vẻ đẹp tinh thần, khí chất của người lính, vẻ đẹp lãng
mạn hào hoa. Nói đến vẻ đẹp lãng mạn hào hoa Tôi nhớ tới câu “Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm” trong bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, còn nhà thơ Ngô
Thái có cách nhìn nhận, chiêm nghiện và sáng tạo “chủ quyền” riêng:
Tạm biệt nhau,
đêm ấy trời mưa
Nụ hôn đầu trao
nhau vội vã
Đêm Trường Sơn gối
đầu lên phiến đá
Lại nhớ về… mềm
mại cánh tay em… (trong Một thời khát vọng)
Sự lãng mạn không
giảm đi ý chí chiến đấu mà như một chỗ dựa tinh thần vô hình nhưng có sức mạnh
hữu hình để ý chí thêm bền sắt, kiên định, tinh thần thêm phấn chấn hồ hởi, rạo
rực. Ở “Vớt trăng” ta bắt gặp những “bóng hồng” yêu kiều đó, dù ở hậu phương
hay tiền tuyến đều rất đẹp khi xuất hiện trong thơ của tác giả Ngô Thái
Đôi mắt xa vời vợi
Nhớ một thời đam mê
Đã bao người say đắm?
Gặp em quên lối về...
Bồng bềnh mái tóc
thề
Bờ vai thon nũng nịu
Nụ cười tươi hiền dịu
Bừng sáng nét duyên
quê...! (trong bài Duyên quê)
Hay
trong
bài “Gặp em” tác giả viết
Tôi nhìn theo ngơ
ngẩn
Giữa núi ngàn xa
xôi
Bồng bềnh trưa Tam
Đảo
Hồn theo mây ...
chơi vơi!
Lãng mạn nhưng
chưa bao giờ quên hay “nơi là”, sao nhãng nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng mà “Tổ
quốc, Đất mẹ” đã trao, tín gửi tới chiến sĩ trọng trách, nghĩa vụ và cũng là niềm
tự hào, cái tôi tự trọng, tự giác cao.
Có một thời khát
vọng yêu thương
Phải gác lại vì
chiến trường lên tiếng
Bao cô gái,
chàng trai tự nguyện
Lấy máu mình viết
quyết tâm thư (trong Một thời khát vọng)
Hay:
Trường Sơn trong
gian lao
Vững vàng như lũy
thép
Giữa phong ba bão
táp
Giữ yên biển quê
nhà. (trong bài Tình em trường Sa)
Trong “Vớt
trăng” người chiến sĩ có sức mạnh nội tại cơ thể và ý chí thực tại của não bộ.
Bên cạnh đó, chính tình yêu quê hương, người thân, đồng loài… những “mảnh ghép
tâm hồn” của chiến sĩ đầy yêu thương đã một phần khích lệ, tăng thêm sức mạnh
chiến đấu, đồng thời qua đó nhà thơ cho người đọc
thấy được tâm hồn và tình yêu rất đỗi đời thường, “rất người”, rất đáng yêu, rất đáng trân trọng của chiến sĩ,
Một mình nơi bến
sông quê
Rì rầm tiếng
sóng vỗ về bãi non
Thả hồn chạnh nhớ
tuổi son
Thoảng nghe tiếng
mẹ ru mòn năm canh (trong bài “Bến sông
quê”)
Hay
trong
bài “Mùa vui” tác giả viết
Bông vàng hạt mẩy
căng tròn
Hương thơm ngan
ngát… tươi giòn trĩu tay.
Mồ hôi giọt đẫm
sá cầy
Niềm vui ở lại …
dâng đầy mắt em…
… Mỗi câu thơ, mỗi
bài thơ trong “Vớt trăng” được trích ra từ “túi tình” và từ trái tim của một
con người cũng sống vì tình. Túi tình đó chảy mãi không cạn, càng chảy
càng thấm và càng ngấm vào vùng cảm thụ
của độc giả và độc giả càng đọc càng hoan ca với những cung bậc sắc thái nghệ
thuật và chân ý của ngôn ngữ thơ. Xưa
kia nhà thơ Hoàng Thi Thơ có bài “Múc ánh trăng vàng”, nhà thơ Hàn Mạc Tử có
“Trăng Vàng Trăng Ngọc” có câu “Ai mua trăng tôi bán trăng cho” Nay nhà thơ Ngô
Thái “múa bút” một cách táo bạo khi sản sinh ra những câu thơ cũng rất táo bạo,
rất chủ quyền, rất “tôi”:
… “ Đáy hồ có mảnh trăng rơi.
Với tay khỏa nước
em ngồi vớt trăng”. (trong bài cùng tên với tiêu đề tập thơ).
Như Tôi nói ở trên:
Trăng, vầng trăng thực tại, vầng trăng mà lơ lửng trên trời đầy thách thức khám
phá, có bao giờ rơi rụng xuống đáy hồ, mặt sông, trên mặt ao, mương đâu để mà “vớt”…
ấy thế mà trong thơ của nhà thơ Ngô Thái lại có, có “trăng” rơi đáy hồ để “vớt”.
Thế mới bảo “người sáng tạo thơ hay không chỉ dừng ở thợ phu chữ”, tức không đơn thuần chỉ
biết “lập trình ngôn ngữ” mà “sản phẩm thơ” có được bắt nguồn từ trí lực, nội lực ngôn ngữ thiên bẩm và trau dồi, bồi dưỡng mà
có. Hơn nữa còn có
tầm nhìn xa, độ phóng đại cao dựa trên những chuẩn mực cho phép của sự tiếp nhận từ
“vùng ánh sáng mở”,
từ trí tưởng tượng “độc nhất vô nhị” gắn “mác” chủ thể, tức của chính tác
giả càng “nội công, siêu cao, ma lực” bao nhiêu thì chiếc áo “phép
thuật” sẽ “bùa mê”, ma lực bấy nhiêu và dĩ nhiên sức mạnh, độ bung nở thơm ngát của tác phẩm đó càng có “tiếng vang”, sự ảnh hưởng sẽ tương đương. “Vớt trăng” nghe
rất “quyền” nhìn rất “hình”. “Với tay khỏa nước” giống như người “dần, sàng” thóc
gạo: hạt nhỏ sẽ rơi xuống Nong, hạt xấu, không đủ tiêu chuẩn sẽ dồn vào một chỗ
để bốc ra khỏi Nong và chỉ còn lại những hạt đủ tiêu chuẩn, chuẩn mực sử dụng...
Ở đây, “khỏa nước” như một sự sàng lọc, lựa chọn những thứ, những gì không cần
thiết “văng ra” chỉ để “chọn nguyên trăng” mà thôi. Từ “em” trong “Với tay khỏa nước em ngồi vớt trăng”. “Em” là ai?! “Em” là tác giả
hay là nhân vật thứ ba”, thứ “en nờ” mà nhà thơ biết... điều này tôi không rạch
ròi làm rõ, nhưng tôi biết chắc một điều “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, “thú chơi
tương xứng kẻ hiền”, để nhìn thấy “người vớt trăng” là người có tâm
hồn rất đẹp, thánh thiện hồn hậu và luôn muốn những hiện hữu đời trần của quá
vãng, thực tại của những điều đã “được, mất” hay những hồ nghi mộng mị, những
ảo giác mường tượng, những mong muốn mộng mơ... cũng đều đẹp như “trăng”, như
ánh sáng lung linh tự nhiên của “trăng” vậy.
“Vớt trăng” một áng thơ “tình đời” của nỗi niềm, một sự
phản chiếu ăm ắp về vẻ đẹp cũng như bao
gian khó trong thời chiến, sự “tròn vành” ấm đầy trong thời bình và cũng có cả
những đau thương, mất mát… chính sự “khuyết hụt” của quá vãng thực tế mà tác giả đã trải qua và dư vị đời lắng đọng trước nhãn
quan tinh tế nhân hậu của tác giả để giờ “kết đọng và thăng hoa” những bài thơ
rất hay, rất ý nghĩa, rất đời và rất thơ như những bông hoa trong vườn hoa sắc
thắm có gió lộng, có nắng ban mai và ánh chiều tà và dĩ nhiên có cả mưa … nhưng
mưa không làm cho hoa tàn lụi rũ cánh mà
rắc thêm phấn trời, tưới nhựa sống để hoa
thêm lung linh sắc màu. Tựa như “đời có gian khó thì ý chí, và bản lĩnh
trường tồn càng được nâng tầm và sự lạc quan yêu đời, yêu người, yêu sự sống càng
cần mạnh mẽ bền gang hơn. Đây cũng là một “sợi chỉ
đỏ: giữa nghệ thuật thơ và cốt cánh thơ” ẩn tàng trong tập thơ “Vớt trăng”.
Từ ngữ
trong “Vớt trăng” được cắt cứa từ tâm hồn và trí lực một cách rất
ngọt và êm, bút lực nghiệm trải đầy tài
hoa
“Nghiêng cả Bắc Hà
em rót cạn.
Quên cả đất trời…
thả sức say !” – (trong Lễ hội bậc thang)
“Vớt
trăng” là một tập thơ phản chiếu từ những “mảnh ghép” của quá khứ, của hiện tại
và những mong mỏi tới tương lai. Tập thơ gồm nhiều nhánh sông, có các mạch
tình: Tình đồng đội, đồng chí. Tình yêu quê hương, đất nước. Tình người thân
gia đình, làng xóm. Tình yêu lứa đôi... nhưng đều chất chứa bản chất nhân hậu
và mong mỏi “ngoại vi” ảnh hưởng liên kết cũng tốt đẹp như trong bài “Tìm tôi”
nhà thơ viết:
Tôi tìm lại tôi
trong con Lạc cháu Hồng
Trên đỉnh Pa
Pông... Trường Sơn hùng vĩ
Bao đồng đội là anh
hùng liệt sĩ
Để hôm nay... đất
nước thanh bình...
Tôi tìm lại tôi trong
ký ức chiến tranh
Khát vọng yêu
thương ngập tràn hạnh phúc
Phải nhường lại cho
tình yêu đất nước
Tạm biệt người
yêu... trao nụ hôn đầu.
Tôi tìm lại tôi
trong mùa xuân đất nước
Được hòa mình trong
niềm vui có được
Góp sức mình xây dựng
tương lai
Niềm tự hào chất
lính mãi không phai
Hay trong bài “Nghĩ về đồng đội”
nhà thơ viết
Hãy lắng nghe hồn
thiêng trong gió vọng về
Nói với ta những
điều tâm sự
(dù cuộc đời còn
bao điều hay dở
Cũng đừng quên
ân nghĩa sáng trong…!)
“Vớt trăng”
đã khẳng định được cái bản ngã thiên chỉ, cái tôi được vần vũ luyện tô, thiên
hóa ẩn mình vào tầng lớp ngôn từ văn ngữ, có đủ bản lĩnh tỏa hương sắc thơm
thảo trân quý, mang tư tưởng nhân văn vị nhân sinh, đồng
thời cũng lấp lánh màu nghệ thuật chân chính.
“Vớt Trăng“ không
chỉ dừng ở những giá trị đơn thuần nhất định của cá nhân mà cho thế hệ sau thấy được sự hiện hữu sống động của cả một tập thể,
một thời đại oai hùng, vẻ vang đầy tự hào của dân tộc và cũng hết sức lãng mạn,
hết sức tình thế hệ
của lớp người đi trước, thế hệ
các chiến sĩ thật hào hùng cũng rất đỗi hào hoa!
“Trăng mãi lung linh và rạng đẹp “lây” sang
với “người vớt trăng” cũng như bút lực của nhà thơ sẽ luôn dồi dào trước tình
đời, lòng người để “Men đời quyện
với hương thơ… say nồng” như bài “Yêu Thơ” và để nhà thơ luôn biết, thể hiện
một cách hoàn hảo nhất, “phô diễn” được cao nhất của SỨC
MẠNH THƠ VÀ VẺ ĐẸP TÂM HỒN
của nhân vật trong
đời sống hóa thân tròn vai ở vật trữ tình của thơ như thành công của tập thơ
“Vớt trăng”. Tôi mong và tin là vậy!
Hà Nội mùa thu 2018
Nguyễn
Thanh Huyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét