|
Trầm Thanh Tuấn |
Trầm Thanh Tuấn vừa là nhà thơ vừa là nhà
nghiên cứu phê bình trẻ của tỉnh Trà Vinh. Ở thể loại thơ hay thể loại lý luận
phê bình, anh đều thể hiện hiện khả năng sáng tạo độc đáo của mình. Mặc dù anh
chưa xuất bản tập thơ riêng cho mình nhưng tác giả có khá nhiều bài thơ đăng ở
các tờ báo và tập chí văn nghệ. Tôi tình cờ bắt gặp thơ anh trong trang web
của Văn nghệ Bông Tràm ra ngày 15 tháng 8 năm 2019 với chùm thơ gồm ba bài thơ
có nhan đề Đêm đồng bằng nghe tiếng đàn
tài tử rất xúc động. Chùm thơ này chính là nỗi niềm thương xót về những
kiếp người bất hạnh của tác giả Trầm Thanh Tuấn. Người viết xin được chia sẽ
cảm nhận của mình khi thưởng thức chùm thơ này cùng với bạn đọc gần xa.
Trước tiên, nhà thơ cho chúng ta thấy được
niềm thương xót vô hạn trước tiếng đàn tài tử của người tìm kế sinh nahai trong
bài thơ Đêm đồng bằng nghe tiếng đàn tài
tử:
“Đêm đồng bằng, nghe tiếng
đàn kìm thấm ướt
Vũ
trụ trút ngược mình.
Dây
đàn căng
Tiếng
đàn tan chảy
Tiếng
đàn mời gọi
Tiếng
đàn cô đơn
Tiếng
đàn đầm đầm nước mắt
Tiếng
đàn im bặt
Đêm
quyện chặt,
Tiếng
đàn đọng giọt
Rơi
xuống đáy hình vũ trụ hư không.
Tiếng
đàn lững lơ
Tiếng
đàn vẫn chờ điệu hát.
Tiếng
đàn thành mông mênh bát ngát”
Tác
giả đau dớn khi nghe tiếng đàn kìm vang lên giữa đêm đồng bằng như ai oán, dìu
dặt. Khi thì nghe như mượt mà, mời gọi, khi thì nghe như cô đơn, như thắm đẫm
nước mắt. Tất cả len lõi vào mênh mông vũ trụ. Đó là tiếng tơ lòng của một kiếp
người cơ hàng, cuộc sống cơ nhỡ, phải mưu sinh qua tiếng nhạc lời ca, mua vui cho
đời. Vì thế tiếng đàn kìm não nuột, mang đầy tâm sự.
“Đêm
nay, rưng rưng tiếng đàn tài tử mưu sinh
Lạc
lõng giữa bốn bề khu sinh thái
Giữ
được chăng lòng khách du ở lại
trên
những hò xự xang?
Đêm
đồng bằng, tiếng đàn kìm lang thang”
Và với một tấm lòng nghệ sĩ giàu nhân ái, Trầm
Thanh Tuấn đã đồng cảm trước cuộc đời lênh đênh, sống để làm phận tơ tằm. Trên
tiếng đàn rưng rưng hò xự xang nức nở, nghẹn ngào ấy thật đáng thương làm sao.
Tiếng đàn kìm lang thang đêm đồng bằng đã giữ chân lại hồn thi sĩ dạt dào tình
cảm. Đó chính là tấm lòng thương yêu của tác giả trước cuộc sống mưu sinh của
một kiếp người tài tử bạc mệnh. Bài thơ gợi cho chúng ta hiểu được sự đồng cảm
sâu sắc của nhà thơ với người dạo đàn kiếm sống. Tác giả như đã nghe thấy được
tiếng đàn tri kỷ, tri âm xuyên qua tâm hồn mình.
Kế đến, nguồn cảm xúc của nhà thơ trào dâng
lai láng trước số phận bạc bẽo của người chị trong bài thơ Chị tôi:
“Chị
tôi mang hết nỗi buồn,
Gói
trong mấy tiếng à uôm của đời.
Chiều
qua cắt cỏ trên đồi
Chị
quên….
.bỏ
lại cả lời nước non
Nhà
ai đám cưới đầu thôn
Chị
cười…
vỡ
vụng nỗi buồn trăm năm”
Tình cảnh của người chị hết sức đáng
thương. Chị phải nén cơn buồn để gượng cười sống qua ngày. Đường tình duyên của
chị trắc trở . Người ta đã phụ tình chị để cho giấc mộng lòng tan biến “nhà ai
đám cưới đầu thôn”. Xót xa cho số phận, chị nén nước mắt vào lòng . Chị cười
nhưng sao cay đắng “vỡ vụng nỗi buồn trăm năm”. Ôi, cuộc đời của chị thật chua chát,
bơ vơ.
“Học xa đôi
tháng về thăm
Tôi ngơ ngẩn hỏi:
- Trăng rằm hay chưa?
Sao mà sớm nắng chiều mưa!
Chị vui…
- Con sáo mới vừa sang sông.
Mẹ mình quang gánh đã
còng,
Cha mình vào cõi hư không mấy
mùa.
Tảo tần hôm sớm bán mua
Chị vay hết cả thiệt thua của
đời
Chút
vui chị để em cười
Chiều
nay mưa đổ khóc người tương tư”
Nhà thơ, đứa em của
người chị đã quan tâm về cuộc đời của chị mình nên đã hỏi han ân cần. Trầm
thanh Tuấn tỏ ra thương xót trước một loài hoa dân dã, sáng nắng chiều mưa. Chị
phải gánh vác gia đình trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả nên cả đời chị phải
thua thiệt với người khác. Chị hy sính hạnh phúc của bản thân để cho gia đình
có cuộc sống tốt hơn, đỡ nhọc nhằn hơn “chị vui khi thấy em cười”. Chị chịu
đựng tất cả mọi thứ, kể cả đường tình duyên của chị tan vỡ. Một sự đau xé trong
lòng chị. Qua đó, nhà thơ đã thấu hiểu được nỗi lòng của chị và dành cho một
tình cảm thương yêu, trân trọng đức vị tha, sự bất hạnh của cuộc đời người chị.
Và sau cùng, trong
bài thơ Bạn tôi cũng là lời tiếc
thương vô hạn của Trầm Thanh Tuấn về một người bạn đã qua đời:
“Bạn
đi bỏ lại quảng đời,
Con
thơ khóc lịm bên lời ru đau.
Cửa
nhà hoang vắng hanh hao,
Lá
trầu héo úa hàng cau xao mùa.
Miếng
cơm đắng đót chát chua,
Bên
cánh võng cũng vắng thưa tiếng cười”
Người
bạn của tác giả đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại cho trần gian một sự cô liêu,
trống trải đến lạ thường. Căn nhà trở nên hoang vắng, trầu cau vàng héo, xanh
xao, bên chiếc võng đã không còn thấy tiếng cười của bạn nữa. Mọi thứ trở nên
lạnh đạm, buồn thê lương.
“Bạn
đi bỏ lại chơi vơi,
Chồng
đăm đăm mắt về nơi không lời.
Chồng
tìm đến ngọn mùng tơi,
Lá
nào còn đượm hương người chung chăn.
Bạn
nằm thao thức với trăng,
Mong
manh sương cỏ nhện giăng tơ mềm.
Tiếng
con nấc đến đau đêm,
Chồng
quơ hơi lạnh giật tìm dáng quen.
Bạn
đi vào cõi không tên,
Lời
ru rơi xuống bồng bềnh trăm năm”
Bạn
ra đi không chỉ làm cho mọi vật xung quanh chơ vơ, tiêu điều mà cả người thân
cũng phải rưng rưng, tưởng nhó, buồn tha thiết. Chồng bạn mắt đăm đăm nhìn về
cõi hư không mà chẳng nói nên lời. Còn con thơ bạn đêm đêm khóc lên những tiếng
nấc nghẹn ngào. Những người thân đều mong nhớ bạn nhưng bạn mãi nằm im dưới
lòng đất sâu, suốt đời thao thức với trăng. Thế gian này nhuốm sầu, buồn giăng
lên ánh mắt những người thương yêu bạn. Trong đó có người thân thuộc nhất của
bạn và cả nhà thơ Trầm Thanh Tuấn. Tác giả đã thương xót cho người bạn vào cõi
không tên thật sớm, kiếp người sao quá ngắn ngủi, đoạn trường.
Có
thể nói, chùm thơ Đêm đồng bằng nghe
tiếng đàn tài tử là một trong những chùm thơ mang nhiều tâm sự và đầy tính
nhân văn của Trầm Thanh Tuấn. Nhà thơ đã gởi trọn tấm chân tình của mình để bày
tỏ lòng xót thương biển trời trước số phận của những kiếp người không may mắn
trong xã hội. Bằng giọng thơ trầm buồn, đậm chất thơ trữ tình, tác giả đã nhạy
bén nhìn nhận cuộc đời với trái tim yêu thương con người nồng nhiêt nhất, xứng
đáng với sáng tác theo cái gọi là nghệ thuật vị nhân sinh. Với sức sống mạnh
mẽ, đầy tài năng, tác giả trẻ Trầm Thanh Tuấn hứa hẹn là một cây bút có những
sáng tạo mới, tạo nhiều dấu ấn riêng, đặc sắc trong nền Vưn học tỉnh Trà Vinh
và khu vực miền Tây Nam Bộ.
Trần
Thanh Xem
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét