- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Thành nặng nhọc lê bước lên cầu thang rồi đẩy cửa kính văn phòng bước vào chỗ ngồi quen thuộc mỗi ngày của mình. Tiếng máy lạnh trong văn phòng vẫn kêu o o cứ như đang báo hiệu giờ làm đã bắt đầu và cơn nắng bên ngoài dù từ sớm đã vươn lên mạnh mẽ như táp vào những người bên dưới chúng. Chỉ mới sáng thôi nhưng dường như cơn đau đầu kinh niên suốt cả tháng qua vẫn đang dằn vặt Thành mỗi ngày, anh với lấy vài viên thuốc trong cặp táp ra uống đại.
-
Ăn sáng chưa mà đã uống đấy? – Qui nhoài người ra sau để nói với qua hỏi thăm
Thành.
-
Chưa kịp, nhưng đau đầu quá. Nếu không uống sợ làm không nổi.
-
Ăn đỡ cái bánh mì ngọt này.
-
Thôi, mắc công bay mùi trong phòng máy lạnh. Để bận trưa ăn.
Thành
chỉ kịp nghe vài tiếng càu nhàu của Qui ước chừng cô nàng vẫn lo cho anh lắm.
Anh
mở laptop lên bắt đầu một ngày với guồng quay công việc quen thuộc, văn phòng đầy
những người cũng bắt đầu trở nên im lặng, chỉ còn tiếng gõ lốc cốc trên máy
tính; vài tiếng thở dài khi gặp một kế hoạch khó và tiếng đồng hồ nhích dần từng
giây khó nhọc…
Nếu
giờ này còn ở quê chắc hẳn má đã bắt Thành nằm dài trên cái phản gỗ để mà xoa
bóp đầu. Từ bận nhỏ Thành vẫn hay có những cơn đau đầu vặt, mỗi lần như thế má
lại để Thành nằm gọn trong lòng và lấy hai bàn tay xoa lấy đầu như một kiểu để
mát xa. Ba đi cộ về khi thấy cảnh đó thể nào cũng nói :
-
Nó đi chơi nắng cả ngày nên thế đó, bà coi tui phải đi làm cả ngày, tui mới là
người cần được xoa bóp này.
Cả
hai má con nó sẽ cười khì khi nghe ba chọc như vậy. Gia đình nhỏ hạnh phúc lúc
nào cũng ngập tràn tiếng cười dù gánh nặng cơm áo gạo tiền không thôi khi nào
ngừng đè trên vai những con người nhỏ.
-
Trưa rồi đấy, không chịu đi ăn thì ăn hộ cái bánh mì ngọt đó đi. Chắc giờ nó cứng
còn hơn đá.
-
Bà giống má tui rồi đấy.
Tuy
miễn cưỡng thế nhưng Thành cũng với tay qua lấy, Qui miễn cưỡng đứng dậy ngoái nhìn
như mong Thành đổi ý đi ăn cơm chung nhưng anh vẫn cắm cúi vào chiếc laptop vì
công việc còn đương dang dở. Văn phòng trở nên thưa thớt người vì bước vào giờ
cơm trưa, chỉ mỗi Thành vẫn đang cắm cúi với công việc. Từ khi lên phố anh trở
nên thu mình lại, ít giao tiếp với đồng nghiệp, cũng không hay nói chuyện với
anh, lúc nào cũng tách ra riêng lẻ. Cuộc sống xô bồ nơi phố thị dường như cũng
hoàn toàn phù hợp với anh, đó là một xã hội thu nhỏ nơi người và người tạo cho
nhau một ranh giới. Cả cái văn phòng của anh cũng vậy, mỗi góc làm việc là một
cái ô thu nhỏ, với cái vách cao ngang ngực nhưng khi ngồi xuống không mấy ai được
nhìn thấy mặt ai.
- Má đang đãi lạc rồi, con coi nhặt
vừng, chiều nay má nấu bánh đúc đổi bữa.
Thành
chợt nhớ lại má luôn nhớ mọi lời Thành nói, bữa đặng úp được mớ cua, Thành đem
về bỏ đầy lu, lại vòi vĩnh má nấu bánh đúc riêu, ấy thế mà má nhớ… Lại nhìn chiếc
bánh mì ngọt trên tay lòng không khỏi bồi hồi, tự nhiên nhớ lại những năm tháng
dưới quê, vị ngọt trở nên mặn chát và đắng nghét nơi khóe miệng.
***
- Sao mày lại tự dưng bỏ học?
Ba
đánh Thành khi Thành quyết định bỏ học ở quê lên phố tìm đường lập nghiệp. Mọi
thứ cứ trở về trong ký ức của anh rõ mồn một ngày ba anh từ mặt anh. Vì dù vất
vả khó khăn đến mấy nhưng ba Thành luôn muốn Thành học hỏi đến nơi đến chốn đặng
đổi đời. Nhưng nhiều biến cố xảy đến, và nghe theo nhiều người trẻ lên phố kiếm
kế sinh nhai, Thành muốn thử liều một lần. Vậy mà đã hơn năm năm trôi qua…
Thành
đã bươn chải đủ mọi nghề trên phố thị trước khi gặp được một cơ hội làm việc ở
một công ty nhỏ. Vì tính năng động tháo vát anh rất được cấp trên tin tưởng,
trong thời gian làm anh tranh thủ học thêm bằng đại học song song và nhờ thế
cũng cất nhắc được thăng tiến và ít ra là có mức lương đủ sống nơi phố hoa lệ
này. Đến năm thứ tư Thành đã bắt đầu dành dụm được chút ít hàng tháng gửi về quê
nhưng chưa khi nào anh gọi về hoặc gửi thư, đơn giản vì anh sợ, anh sợ sự giận
dỗi của ba và sự buồn bã của má.
-
Chiều nay đi ăn lẩu đi. Đãi trả cái bánh mì ngọt hồi trưa.
-
Đang ăn chay ông ơi, biết tháng này tháng gì không?
-
Tháng cô hồn.
-
Đúng là mấy cái người không có lối sống tích cực. Nay là tháng Vu Lan, là tháng
báo hiếu đó, nên bình thường tui sống dở với ba mẹ rồi, tháng này phải tích cực
ăn chay báo hiếu.
Câu
nói đùa của Qui vốn vô tư nhưng lại khiến lòng của đứa con xa nhà chợt chạnh lại.
Qui
dường như cũng biết được nên cũng khựng lại và cũng chợt nhìn về khoảng không phía
trước xa xăm:
- Không định về nhà à? Đã năm năm rồi
đấy.
Qui
gần như là người bạn thân duy nhất của Thành ở đất Sài thành này, hai người
cũng có thể nói là có duyên tình cờ khi cùng chân ướt chân ráo lên phố thị và gặp
nhau tại một bến xe, chào hỏi rồi đẩy đưa thế nào lại cùng vào làm trong một
công ty. Rõ ràng trước đó không hề quen biết nhau nhưng lại cứ như quen nhau từ
bấy và cùng quan tâm, bảo vệ nhau và cùng thăng tiến ở công ty này. Cứ như một
đôi bạn thân trái dấu đương che chở cho nhau. Qui như một người an ủi cho Thành
mỗi khi anh thấy cô đơn, như những lúc anh cần sự an ủi trong tâm hồn Qui hay
cùng anh đi chùa. Làm anh nhớ lại thời bé, ngôi chùa nhỏ trong xóm cứ mỗi rằm
hay mùng một là các cô bác bận bộ áo nâu sòng lại cùng lên chùa, cùng ăn chay,
đám trẻ cũng như lặng im trước tiếng chuông chùa.
Một
mùa Vu Lan nữa lại về, những năm tháng Thành đi xa nhà cũng chỉ mong được đổi lại
có những bữa cơm no đủ cho đấng sinh thành dưới quê nhưng ngày ra đi đã là cuộc
cãi vã, lúc ba nói sẽ từ mặt Thành, Thành cảm thấy ông đã không chừa cho Thành
một con đường để về nữa. Thành không dám hỏi thăm ai dưới quê, cũng không cho
ai thân quen phương thức liên lạc vì anh sợ, sợ mình sẽ bị mang tiếng trách
móc, sợ bị xem là bất hiếu. Dù ngày anh ra đi hoàn toàn chỉ vì muốn báo hiếu mẹ
cha.
-
Thử về một lần đi, trước xem ba má như thế nào, sau có bị đuổi đi nữa thì cũng
an tâm. Tui về với ông…
Ngày
ấy trên chiếc xe đò nhỏ từ phố thị về với miền quê, chàng trai cảm thấy mình trở
nên nhỏ lại, chặng đường xa lạ lắm vì đã rất lâu rồi đặng chưa đi. Lòng Thành
miên man suy nghĩ, năm năm trước ba anh đã rất giận, liệu năm năm sau ông có
còn muốn thừa nhận đứa con đã ra đi biền biệt không một tin tức như này không? Chiếc
xe dần dần đi qua cổng làng quen thuộc, mọi thứ dường như trở nên quá đỗi thân
quen đến độ cả không khí cũng trở nên ngọt ngào. Qui nắm chặt tay Thành khi chiếc
xe bắt đầu dừng lại trước chiếc cổng màu rêu và tiếng người trong nhà xôn xao
khi thấy bóng Thành đổ dài xuống khoảng sân nhỏ.
Thành
dễ dàng nhận ra bóng má đứng trong khoảng sân đầy nắng đương bưng bát canh chay
ra phía trước cúng rằm. Ba cũng đang thắp nhang và cũng tranh thủ bày biện lại
mâm cơm nhỏ có đầy đủ các món ăn đã được chuẩn bị tỉ mẩn cẩn thận, dù toàn là
món chay, như mọi năm Thành vẫn thấy khi bé. Vừa nhác thấy bóng Thành má đã đứng
sững, Thành vội chạy vào đỡ lấy bát canh bưng đến cho ba, dường như dù cao lớn
bao nhiêu anh vẫn sợ khi đứng trước ba mình. Nhưng sợ nãy là sợ không được thừa
nhận. Ba Thành nhìn thấy anh đang từ từ tiến tới, bằng sự dịu dàng nhất mà mình
có ông khẽ hắng giọng:
-
Lại đây thắp nhang cho các cụ với ba.
Nước
mắt Thành chợt rưng rưng rơi vì điều gì đó không rõ, thứ bền chặt nhất trên đời
mãi mãi là tình thân.
Lê Hứa Huyền TrânMùa Vu lan ấy - truyện của Lê Hứa Huyền Trân
Thành
nặng nhọc lê bước lên cầu thang rồi đẩy cửa kính văn phòng bước vào chỗ ngồi
quen thuộc mỗi ngày của mình. Tiếng máy lạnh trong văn phòng vẫn kêu o o cứ như
đang báo hiệu giờ làm đã bắt đầu và cơn nắng bên ngoài dù từ sớm đã vươn lên mạnh
mẽ như táp vào những người bên dưới chúng. Chỉ mới sáng thôi nhưng dường như
cơn đau đầu kinh niên suốt cả tháng qua vẫn đang dằn vặt Thành mỗi ngày, anh với
lấy vài viên thuốc trong cặp táp ra uống đại.
-
Ăn sáng chưa mà đã uống đấy? – Qui nhoài người ra sau để nói với qua hỏi thăm
Thành.
-
Chưa kịp, nhưng đau đầu quá. Nếu không uống sợ làm không nổi.
-
Ăn đỡ cái bánh mì ngọt này.
-
Thôi, mắc công bay mùi trong phòng máy lạnh. Để bận trưa ăn.
Thành
chỉ kịp nghe vài tiếng càu nhàu của Qui ước chừng cô nàng vẫn lo cho anh lắm.
Anh
mở laptop lên bắt đầu một ngày với guồng quay công việc quen thuộc, văn phòng đầy
những người cũng bắt đầu trở nên im lặng, chỉ còn tiếng gõ lốc cốc trên máy
tính; vài tiếng thở dài khi gặp một kế hoạch khó và tiếng đồng hồ nhích dần từng
giây khó nhọc…
Nếu
giờ này còn ở quê chắc hẳn má đã bắt Thành nằm dài trên cái phản gỗ để mà xoa
bóp đầu. Từ bận nhỏ Thành vẫn hay có những cơn đau đầu vặt, mỗi lần như thế má
lại để Thành nằm gọn trong lòng và lấy hai bàn tay xoa lấy đầu như một kiểu để
mát xa. Ba đi cộ về khi thấy cảnh đó thể nào cũng nói :
-
Nó đi chơi nắng cả ngày nên thế đó, bà coi tui phải đi làm cả ngày, tui mới là
người cần được xoa bóp này.
Cả
hai má con nó sẽ cười khì khi nghe ba chọc như vậy. Gia đình nhỏ hạnh phúc lúc
nào cũng ngập tràn tiếng cười dù gánh nặng cơm áo gạo tiền không thôi khi nào
ngừng đè trên vai những con người nhỏ.
-
Trưa rồi đấy, không chịu đi ăn thì ăn hộ cái bánh mì ngọt đó đi. Chắc giờ nó cứng
còn hơn đá.
-
Bà giống má tui rồi đấy.
Tuy
miễn cưỡng thế nhưng Thành cũng với tay qua lấy, Qui miễn cưỡng đứng dậy ngoái nhìn
như mong Thành đổi ý đi ăn cơm chung nhưng anh vẫn cắm cúi vào chiếc laptop vì
công việc còn đương dang dở. Văn phòng trở nên thưa thớt người vì bước vào giờ
cơm trưa, chỉ mỗi Thành vẫn đang cắm cúi với công việc. Từ khi lên phố anh trở
nên thu mình lại, ít giao tiếp với đồng nghiệp, cũng không hay nói chuyện với
anh, lúc nào cũng tách ra riêng lẻ. Cuộc sống xô bồ nơi phố thị dường như cũng
hoàn toàn phù hợp với anh, đó là một xã hội thu nhỏ nơi người và người tạo cho
nhau một ranh giới. Cả cái văn phòng của anh cũng vậy, mỗi góc làm việc là một
cái ô thu nhỏ, với cái vách cao ngang ngực nhưng khi ngồi xuống không mấy ai được
nhìn thấy mặt ai.
- Má đang đãi lạc rồi, con coi nhặt
vừng, chiều nay má nấu bánh đúc đổi bữa.
Thành
chợt nhớ lại má luôn nhớ mọi lời Thành nói, bữa đặng úp được mớ cua, Thành đem
về bỏ đầy lu, lại vòi vĩnh má nấu bánh đúc riêu, ấy thế mà má nhớ… Lại nhìn chiếc
bánh mì ngọt trên tay lòng không khỏi bồi hồi, tự nhiên nhớ lại những năm tháng
dưới quê, vị ngọt trở nên mặn chát và đắng nghét nơi khóe miệng.
***
- Sao mày lại tự dưng bỏ học?
Ba
đánh Thành khi Thành quyết định bỏ học ở quê lên phố tìm đường lập nghiệp. Mọi
thứ cứ trở về trong ký ức của anh rõ mồn một ngày ba anh từ mặt anh. Vì dù vất
vả khó khăn đến mấy nhưng ba Thành luôn muốn Thành học hỏi đến nơi đến chốn đặng
đổi đời. Nhưng nhiều biến cố xảy đến, và nghe theo nhiều người trẻ lên phố kiếm
kế sinh nhai, Thành muốn thử liều một lần. Vậy mà đã hơn năm năm trôi qua…
Thành
đã bươn chải đủ mọi nghề trên phố thị trước khi gặp được một cơ hội làm việc ở
một công ty nhỏ. Vì tính năng động tháo vát anh rất được cấp trên tin tưởng,
trong thời gian làm anh tranh thủ học thêm bằng đại học song song và nhờ thế
cũng cất nhắc được thăng tiến và ít ra là có mức lương đủ sống nơi phố hoa lệ
này. Đến năm thứ tư Thành đã bắt đầu dành dụm được chút ít hàng tháng gửi về quê
nhưng chưa khi nào anh gọi về hoặc gửi thư, đơn giản vì anh sợ, anh sợ sự giận
dỗi của ba và sự buồn bã của má.
-
Chiều nay đi ăn lẩu đi. Đãi trả cái bánh mì ngọt hồi trưa.
-
Đang ăn chay ông ơi, biết tháng này tháng gì không?
-
Tháng cô hồn.
-
Đúng là mấy cái người không có lối sống tích cực. Nay là tháng Vu Lan, là tháng
báo hiếu đó, nên bình thường tui sống dở với ba mẹ rồi, tháng này phải tích cực
ăn chay báo hiếu.
Câu
nói đùa của Qui vốn vô tư nhưng lại khiến lòng của đứa con xa nhà chợt chạnh lại.
Qui
dường như cũng biết được nên cũng khựng lại và cũng chợt nhìn về khoảng không phía
trước xa xăm:
- Không định về nhà à? Đã năm năm rồi
đấy.
Qui
gần như là người bạn thân duy nhất của Thành ở đất Sài thành này, hai người
cũng có thể nói là có duyên tình cờ khi cùng chân ướt chân ráo lên phố thị và gặp
nhau tại một bến xe, chào hỏi rồi đẩy đưa thế nào lại cùng vào làm trong một
công ty. Rõ ràng trước đó không hề quen biết nhau nhưng lại cứ như quen nhau từ
bấy và cùng quan tâm, bảo vệ nhau và cùng thăng tiến ở công ty này. Cứ như một
đôi bạn thân trái dấu đương che chở cho nhau. Qui như một người an ủi cho Thành
mỗi khi anh thấy cô đơn, như những lúc anh cần sự an ủi trong tâm hồn Qui hay
cùng anh đi chùa. Làm anh nhớ lại thời bé, ngôi chùa nhỏ trong xóm cứ mỗi rằm
hay mùng một là các cô bác bận bộ áo nâu sòng lại cùng lên chùa, cùng ăn chay,
đám trẻ cũng như lặng im trước tiếng chuông chùa.
Một
mùa Vu Lan nữa lại về, những năm tháng Thành đi xa nhà cũng chỉ mong được đổi lại
có những bữa cơm no đủ cho đấng sinh thành dưới quê nhưng ngày ra đi đã là cuộc
cãi vã, lúc ba nói sẽ từ mặt Thành, Thành cảm thấy ông đã không chừa cho Thành
một con đường để về nữa. Thành không dám hỏi thăm ai dưới quê, cũng không cho
ai thân quen phương thức liên lạc vì anh sợ, sợ mình sẽ bị mang tiếng trách
móc, sợ bị xem là bất hiếu. Dù ngày anh ra đi hoàn toàn chỉ vì muốn báo hiếu mẹ
cha.
-
Thử về một lần đi, trước xem ba má như thế nào, sau có bị đuổi đi nữa thì cũng
an tâm. Tui về với ông…
Ngày
ấy trên chiếc xe đò nhỏ từ phố thị về với miền quê, chàng trai cảm thấy mình trở
nên nhỏ lại, chặng đường xa lạ lắm vì đã rất lâu rồi đặng chưa đi. Lòng Thành
miên man suy nghĩ, năm năm trước ba anh đã rất giận, liệu năm năm sau ông có
còn muốn thừa nhận đứa con đã ra đi biền biệt không một tin tức như này không? Chiếc
xe dần dần đi qua cổng làng quen thuộc, mọi thứ dường như trở nên quá đỗi thân
quen đến độ cả không khí cũng trở nên ngọt ngào. Qui nắm chặt tay Thành khi chiếc
xe bắt đầu dừng lại trước chiếc cổng màu rêu và tiếng người trong nhà xôn xao
khi thấy bóng Thành đổ dài xuống khoảng sân nhỏ.
Thành
dễ dàng nhận ra bóng má đứng trong khoảng sân đầy nắng đương bưng bát canh chay
ra phía trước cúng rằm. Ba cũng đang thắp nhang và cũng tranh thủ bày biện lại
mâm cơm nhỏ có đầy đủ các món ăn đã được chuẩn bị tỉ mẩn cẩn thận, dù toàn là
món chay, như mọi năm Thành vẫn thấy khi bé. Vừa nhác thấy bóng Thành má đã đứng
sững, Thành vội chạy vào đỡ lấy bát canh bưng đến cho ba, dường như dù cao lớn
bao nhiêu anh vẫn sợ khi đứng trước ba mình. Nhưng sợ nãy là sợ không được thừa
nhận. Ba Thành nhìn thấy anh đang từ từ tiến tới, bằng sự dịu dàng nhất mà mình
có ông khẽ hắng giọng:
-
Lại đây thắp nhang cho các cụ với ba.
Nước
mắt Thành chợt rưng rưng rơi vì điều gì đó không rõ, thứ bền chặt nhất trên đời
mãi mãi là tình thân.
Lê Hứa Huyền TrânMùa Vu lan ấy - truyện của Lê Hứa Huyền Trân
Thành
nặng nhọc lê bước lên cầu thang rồi đẩy cửa kính văn phòng bước vào chỗ ngồi
quen thuộc mỗi ngày của mình. Tiếng máy lạnh trong văn phòng vẫn kêu o o cứ như
đang báo hiệu giờ làm đã bắt đầu và cơn nắng bên ngoài dù từ sớm đã vươn lên mạnh
mẽ như táp vào những người bên dưới chúng. Chỉ mới sáng thôi nhưng dường như
cơn đau đầu kinh niên suốt cả tháng qua vẫn đang dằn vặt Thành mỗi ngày, anh với
lấy vài viên thuốc trong cặp táp ra uống đại.
-
Ăn sáng chưa mà đã uống đấy? – Qui nhoài người ra sau để nói với qua hỏi thăm
Thành.
-
Chưa kịp, nhưng đau đầu quá. Nếu không uống sợ làm không nổi.
-
Ăn đỡ cái bánh mì ngọt này.
-
Thôi, mắc công bay mùi trong phòng máy lạnh. Để bận trưa ăn.
Thành
chỉ kịp nghe vài tiếng càu nhàu của Qui ước chừng cô nàng vẫn lo cho anh lắm.
Anh
mở laptop lên bắt đầu một ngày với guồng quay công việc quen thuộc, văn phòng đầy
những người cũng bắt đầu trở nên im lặng, chỉ còn tiếng gõ lốc cốc trên máy
tính; vài tiếng thở dài khi gặp một kế hoạch khó và tiếng đồng hồ nhích dần từng
giây khó nhọc…
Nếu
giờ này còn ở quê chắc hẳn má đã bắt Thành nằm dài trên cái phản gỗ để mà xoa
bóp đầu. Từ bận nhỏ Thành vẫn hay có những cơn đau đầu vặt, mỗi lần như thế má
lại để Thành nằm gọn trong lòng và lấy hai bàn tay xoa lấy đầu như một kiểu để
mát xa. Ba đi cộ về khi thấy cảnh đó thể nào cũng nói :
-
Nó đi chơi nắng cả ngày nên thế đó, bà coi tui phải đi làm cả ngày, tui mới là
người cần được xoa bóp này.
Cả
hai má con nó sẽ cười khì khi nghe ba chọc như vậy. Gia đình nhỏ hạnh phúc lúc
nào cũng ngập tràn tiếng cười dù gánh nặng cơm áo gạo tiền không thôi khi nào
ngừng đè trên vai những con người nhỏ.
-
Trưa rồi đấy, không chịu đi ăn thì ăn hộ cái bánh mì ngọt đó đi. Chắc giờ nó cứng
còn hơn đá.
-
Bà giống má tui rồi đấy.
Tuy
miễn cưỡng thế nhưng Thành cũng với tay qua lấy, Qui miễn cưỡng đứng dậy ngoái nhìn
như mong Thành đổi ý đi ăn cơm chung nhưng anh vẫn cắm cúi vào chiếc laptop vì
công việc còn đương dang dở. Văn phòng trở nên thưa thớt người vì bước vào giờ
cơm trưa, chỉ mỗi Thành vẫn đang cắm cúi với công việc. Từ khi lên phố anh trở
nên thu mình lại, ít giao tiếp với đồng nghiệp, cũng không hay nói chuyện với
anh, lúc nào cũng tách ra riêng lẻ. Cuộc sống xô bồ nơi phố thị dường như cũng
hoàn toàn phù hợp với anh, đó là một xã hội thu nhỏ nơi người và người tạo cho
nhau một ranh giới. Cả cái văn phòng của anh cũng vậy, mỗi góc làm việc là một
cái ô thu nhỏ, với cái vách cao ngang ngực nhưng khi ngồi xuống không mấy ai được
nhìn thấy mặt ai.
- Má đang đãi lạc rồi, con coi nhặt
vừng, chiều nay má nấu bánh đúc đổi bữa.
Thành
chợt nhớ lại má luôn nhớ mọi lời Thành nói, bữa đặng úp được mớ cua, Thành đem
về bỏ đầy lu, lại vòi vĩnh má nấu bánh đúc riêu, ấy thế mà má nhớ… Lại nhìn chiếc
bánh mì ngọt trên tay lòng không khỏi bồi hồi, tự nhiên nhớ lại những năm tháng
dưới quê, vị ngọt trở nên mặn chát và đắng nghét nơi khóe miệng.
***
- Sao mày lại tự dưng bỏ học?
Ba
đánh Thành khi Thành quyết định bỏ học ở quê lên phố tìm đường lập nghiệp. Mọi
thứ cứ trở về trong ký ức của anh rõ mồn một ngày ba anh từ mặt anh. Vì dù vất
vả khó khăn đến mấy nhưng ba Thành luôn muốn Thành học hỏi đến nơi đến chốn đặng
đổi đời. Nhưng nhiều biến cố xảy đến, và nghe theo nhiều người trẻ lên phố kiếm
kế sinh nhai, Thành muốn thử liều một lần. Vậy mà đã hơn năm năm trôi qua…
Thành
đã bươn chải đủ mọi nghề trên phố thị trước khi gặp được một cơ hội làm việc ở
một công ty nhỏ. Vì tính năng động tháo vát anh rất được cấp trên tin tưởng,
trong thời gian làm anh tranh thủ học thêm bằng đại học song song và nhờ thế
cũng cất nhắc được thăng tiến và ít ra là có mức lương đủ sống nơi phố hoa lệ
này. Đến năm thứ tư Thành đã bắt đầu dành dụm được chút ít hàng tháng gửi về quê
nhưng chưa khi nào anh gọi về hoặc gửi thư, đơn giản vì anh sợ, anh sợ sự giận
dỗi của ba và sự buồn bã của má.
-
Chiều nay đi ăn lẩu đi. Đãi trả cái bánh mì ngọt hồi trưa.
-
Đang ăn chay ông ơi, biết tháng này tháng gì không?
-
Tháng cô hồn.
-
Đúng là mấy cái người không có lối sống tích cực. Nay là tháng Vu Lan, là tháng
báo hiếu đó, nên bình thường tui sống dở với ba mẹ rồi, tháng này phải tích cực
ăn chay báo hiếu.
Câu
nói đùa của Qui vốn vô tư nhưng lại khiến lòng của đứa con xa nhà chợt chạnh lại.
Qui
dường như cũng biết được nên cũng khựng lại và cũng chợt nhìn về khoảng không phía
trước xa xăm:
- Không định về nhà à? Đã năm năm rồi
đấy.
Qui
gần như là người bạn thân duy nhất của Thành ở đất Sài thành này, hai người
cũng có thể nói là có duyên tình cờ khi cùng chân ướt chân ráo lên phố thị và gặp
nhau tại một bến xe, chào hỏi rồi đẩy đưa thế nào lại cùng vào làm trong một
công ty. Rõ ràng trước đó không hề quen biết nhau nhưng lại cứ như quen nhau từ
bấy và cùng quan tâm, bảo vệ nhau và cùng thăng tiến ở công ty này. Cứ như một
đôi bạn thân trái dấu đương che chở cho nhau. Qui như một người an ủi cho Thành
mỗi khi anh thấy cô đơn, như những lúc anh cần sự an ủi trong tâm hồn Qui hay
cùng anh đi chùa. Làm anh nhớ lại thời bé, ngôi chùa nhỏ trong xóm cứ mỗi rằm
hay mùng một là các cô bác bận bộ áo nâu sòng lại cùng lên chùa, cùng ăn chay,
đám trẻ cũng như lặng im trước tiếng chuông chùa.
Một
mùa Vu Lan nữa lại về, những năm tháng Thành đi xa nhà cũng chỉ mong được đổi lại
có những bữa cơm no đủ cho đấng sinh thành dưới quê nhưng ngày ra đi đã là cuộc
cãi vã, lúc ba nói sẽ từ mặt Thành, Thành cảm thấy ông đã không chừa cho Thành
một con đường để về nữa. Thành không dám hỏi thăm ai dưới quê, cũng không cho
ai thân quen phương thức liên lạc vì anh sợ, sợ mình sẽ bị mang tiếng trách
móc, sợ bị xem là bất hiếu. Dù ngày anh ra đi hoàn toàn chỉ vì muốn báo hiếu mẹ
cha.
-
Thử về một lần đi, trước xem ba má như thế nào, sau có bị đuổi đi nữa thì cũng
an tâm. Tui về với ông…
Ngày
ấy trên chiếc xe đò nhỏ từ phố thị về với miền quê, chàng trai cảm thấy mình trở
nên nhỏ lại, chặng đường xa lạ lắm vì đã rất lâu rồi đặng chưa đi. Lòng Thành
miên man suy nghĩ, năm năm trước ba anh đã rất giận, liệu năm năm sau ông có
còn muốn thừa nhận đứa con đã ra đi biền biệt không một tin tức như này không? Chiếc
xe dần dần đi qua cổng làng quen thuộc, mọi thứ dường như trở nên quá đỗi thân
quen đến độ cả không khí cũng trở nên ngọt ngào. Qui nắm chặt tay Thành khi chiếc
xe bắt đầu dừng lại trước chiếc cổng màu rêu và tiếng người trong nhà xôn xao
khi thấy bóng Thành đổ dài xuống khoảng sân nhỏ.
Thành
dễ dàng nhận ra bóng má đứng trong khoảng sân đầy nắng đương bưng bát canh chay
ra phía trước cúng rằm. Ba cũng đang thắp nhang và cũng tranh thủ bày biện lại
mâm cơm nhỏ có đầy đủ các món ăn đã được chuẩn bị tỉ mẩn cẩn thận, dù toàn là
món chay, như mọi năm Thành vẫn thấy khi bé. Vừa nhác thấy bóng Thành má đã đứng
sững, Thành vội chạy vào đỡ lấy bát canh bưng đến cho ba, dường như dù cao lớn
bao nhiêu anh vẫn sợ khi đứng trước ba mình. Nhưng sợ nãy là sợ không được thừa
nhận. Ba Thành nhìn thấy anh đang từ từ tiến tới, bằng sự dịu dàng nhất mà mình
có ông khẽ hắng giọng:
-
Lại đây thắp nhang cho các cụ với ba.
Nước
mắt Thành chợt rưng rưng rơi vì điều gì đó không rõ, thứ bền chặt nhất trên đời
mãi mãi là tình thân.
Lê Hứa Huyền TrânMùa Vu lan ấy - truyện của Lê Hứa Huyền Trân
Thành
nặng nhọc lê bước lên cầu thang rồi đẩy cửa kính văn phòng bước vào chỗ ngồi
quen thuộc mỗi ngày của mình. Tiếng máy lạnh trong văn phòng vẫn kêu o o cứ như
đang báo hiệu giờ làm đã bắt đầu và cơn nắng bên ngoài dù từ sớm đã vươn lên mạnh
mẽ như táp vào những người bên dưới chúng. Chỉ mới sáng thôi nhưng dường như
cơn đau đầu kinh niên suốt cả tháng qua vẫn đang dằn vặt Thành mỗi ngày, anh với
lấy vài viên thuốc trong cặp táp ra uống đại.
-
Ăn sáng chưa mà đã uống đấy? – Qui nhoài người ra sau để nói với qua hỏi thăm
Thành.
-
Chưa kịp, nhưng đau đầu quá. Nếu không uống sợ làm không nổi.
-
Ăn đỡ cái bánh mì ngọt này.
-
Thôi, mắc công bay mùi trong phòng máy lạnh. Để bận trưa ăn.
Thành
chỉ kịp nghe vài tiếng càu nhàu của Qui ước chừng cô nàng vẫn lo cho anh lắm.
Anh
mở laptop lên bắt đầu một ngày với guồng quay công việc quen thuộc, văn phòng đầy
những người cũng bắt đầu trở nên im lặng, chỉ còn tiếng gõ lốc cốc trên máy
tính; vài tiếng thở dài khi gặp một kế hoạch khó và tiếng đồng hồ nhích dần từng
giây khó nhọc…
Nếu
giờ này còn ở quê chắc hẳn má đã bắt Thành nằm dài trên cái phản gỗ để mà xoa
bóp đầu. Từ bận nhỏ Thành vẫn hay có những cơn đau đầu vặt, mỗi lần như thế má
lại để Thành nằm gọn trong lòng và lấy hai bàn tay xoa lấy đầu như một kiểu để
mát xa. Ba đi cộ về khi thấy cảnh đó thể nào cũng nói :
-
Nó đi chơi nắng cả ngày nên thế đó, bà coi tui phải đi làm cả ngày, tui mới là
người cần được xoa bóp này.
Cả
hai má con nó sẽ cười khì khi nghe ba chọc như vậy. Gia đình nhỏ hạnh phúc lúc
nào cũng ngập tràn tiếng cười dù gánh nặng cơm áo gạo tiền không thôi khi nào
ngừng đè trên vai những con người nhỏ.
-
Trưa rồi đấy, không chịu đi ăn thì ăn hộ cái bánh mì ngọt đó đi. Chắc giờ nó cứng
còn hơn đá.
-
Bà giống má tui rồi đấy.
Tuy
miễn cưỡng thế nhưng Thành cũng với tay qua lấy, Qui miễn cưỡng đứng dậy ngoái nhìn
như mong Thành đổi ý đi ăn cơm chung nhưng anh vẫn cắm cúi vào chiếc laptop vì
công việc còn đương dang dở. Văn phòng trở nên thưa thớt người vì bước vào giờ
cơm trưa, chỉ mỗi Thành vẫn đang cắm cúi với công việc. Từ khi lên phố anh trở
nên thu mình lại, ít giao tiếp với đồng nghiệp, cũng không hay nói chuyện với
anh, lúc nào cũng tách ra riêng lẻ. Cuộc sống xô bồ nơi phố thị dường như cũng
hoàn toàn phù hợp với anh, đó là một xã hội thu nhỏ nơi người và người tạo cho
nhau một ranh giới. Cả cái văn phòng của anh cũng vậy, mỗi góc làm việc là một
cái ô thu nhỏ, với cái vách cao ngang ngực nhưng khi ngồi xuống không mấy ai được
nhìn thấy mặt ai.
- Má đang đãi lạc rồi, con coi nhặt
vừng, chiều nay má nấu bánh đúc đổi bữa.
Thành
chợt nhớ lại má luôn nhớ mọi lời Thành nói, bữa đặng úp được mớ cua, Thành đem
về bỏ đầy lu, lại vòi vĩnh má nấu bánh đúc riêu, ấy thế mà má nhớ… Lại nhìn chiếc
bánh mì ngọt trên tay lòng không khỏi bồi hồi, tự nhiên nhớ lại những năm tháng
dưới quê, vị ngọt trở nên mặn chát và đắng nghét nơi khóe miệng.
***
- Sao mày lại tự dưng bỏ học?
Ba
đánh Thành khi Thành quyết định bỏ học ở quê lên phố tìm đường lập nghiệp. Mọi
thứ cứ trở về trong ký ức của anh rõ mồn một ngày ba anh từ mặt anh. Vì dù vất
vả khó khăn đến mấy nhưng ba Thành luôn muốn Thành học hỏi đến nơi đến chốn đặng
đổi đời. Nhưng nhiều biến cố xảy đến, và nghe theo nhiều người trẻ lên phố kiếm
kế sinh nhai, Thành muốn thử liều một lần. Vậy mà đã hơn năm năm trôi qua…
Thành
đã bươn chải đủ mọi nghề trên phố thị trước khi gặp được một cơ hội làm việc ở
một công ty nhỏ. Vì tính năng động tháo vát anh rất được cấp trên tin tưởng,
trong thời gian làm anh tranh thủ học thêm bằng đại học song song và nhờ thế
cũng cất nhắc được thăng tiến và ít ra là có mức lương đủ sống nơi phố hoa lệ
này. Đến năm thứ tư Thành đã bắt đầu dành dụm được chút ít hàng tháng gửi về quê
nhưng chưa khi nào anh gọi về hoặc gửi thư, đơn giản vì anh sợ, anh sợ sự giận
dỗi của ba và sự buồn bã của má.
-
Chiều nay đi ăn lẩu đi. Đãi trả cái bánh mì ngọt hồi trưa.
-
Đang ăn chay ông ơi, biết tháng này tháng gì không?
-
Tháng cô hồn.
-
Đúng là mấy cái người không có lối sống tích cực. Nay là tháng Vu Lan, là tháng
báo hiếu đó, nên bình thường tui sống dở với ba mẹ rồi, tháng này phải tích cực
ăn chay báo hiếu.
Câu
nói đùa của Qui vốn vô tư nhưng lại khiến lòng của đứa con xa nhà chợt chạnh lại.
Qui
dường như cũng biết được nên cũng khựng lại và cũng chợt nhìn về khoảng không phía
trước xa xăm:
- Không định về nhà à? Đã năm năm rồi
đấy.
Qui
gần như là người bạn thân duy nhất của Thành ở đất Sài thành này, hai người
cũng có thể nói là có duyên tình cờ khi cùng chân ướt chân ráo lên phố thị và gặp
nhau tại một bến xe, chào hỏi rồi đẩy đưa thế nào lại cùng vào làm trong một
công ty. Rõ ràng trước đó không hề quen biết nhau nhưng lại cứ như quen nhau từ
bấy và cùng quan tâm, bảo vệ nhau và cùng thăng tiến ở công ty này. Cứ như một
đôi bạn thân trái dấu đương che chở cho nhau. Qui như một người an ủi cho Thành
mỗi khi anh thấy cô đơn, như những lúc anh cần sự an ủi trong tâm hồn Qui hay
cùng anh đi chùa. Làm anh nhớ lại thời bé, ngôi chùa nhỏ trong xóm cứ mỗi rằm
hay mùng một là các cô bác bận bộ áo nâu sòng lại cùng lên chùa, cùng ăn chay,
đám trẻ cũng như lặng im trước tiếng chuông chùa.
Một
mùa Vu Lan nữa lại về, những năm tháng Thành đi xa nhà cũng chỉ mong được đổi lại
có những bữa cơm no đủ cho đấng sinh thành dưới quê nhưng ngày ra đi đã là cuộc
cãi vã, lúc ba nói sẽ từ mặt Thành, Thành cảm thấy ông đã không chừa cho Thành
một con đường để về nữa. Thành không dám hỏi thăm ai dưới quê, cũng không cho
ai thân quen phương thức liên lạc vì anh sợ, sợ mình sẽ bị mang tiếng trách
móc, sợ bị xem là bất hiếu. Dù ngày anh ra đi hoàn toàn chỉ vì muốn báo hiếu mẹ
cha.
-
Thử về một lần đi, trước xem ba má như thế nào, sau có bị đuổi đi nữa thì cũng
an tâm. Tui về với ông…
Ngày
ấy trên chiếc xe đò nhỏ từ phố thị về với miền quê, chàng trai cảm thấy mình trở
nên nhỏ lại, chặng đường xa lạ lắm vì đã rất lâu rồi đặng chưa đi. Lòng Thành
miên man suy nghĩ, năm năm trước ba anh đã rất giận, liệu năm năm sau ông có
còn muốn thừa nhận đứa con đã ra đi biền biệt không một tin tức như này không? Chiếc
xe dần dần đi qua cổng làng quen thuộc, mọi thứ dường như trở nên quá đỗi thân
quen đến độ cả không khí cũng trở nên ngọt ngào. Qui nắm chặt tay Thành khi chiếc
xe bắt đầu dừng lại trước chiếc cổng màu rêu và tiếng người trong nhà xôn xao
khi thấy bóng Thành đổ dài xuống khoảng sân nhỏ.
Thành
dễ dàng nhận ra bóng má đứng trong khoảng sân đầy nắng đương bưng bát canh chay
ra phía trước cúng rằm. Ba cũng đang thắp nhang và cũng tranh thủ bày biện lại
mâm cơm nhỏ có đầy đủ các món ăn đã được chuẩn bị tỉ mẩn cẩn thận, dù toàn là
món chay, như mọi năm Thành vẫn thấy khi bé. Vừa nhác thấy bóng Thành má đã đứng
sững, Thành vội chạy vào đỡ lấy bát canh bưng đến cho ba, dường như dù cao lớn
bao nhiêu anh vẫn sợ khi đứng trước ba mình. Nhưng sợ nãy là sợ không được thừa
nhận. Ba Thành nhìn thấy anh đang từ từ tiến tới, bằng sự dịu dàng nhất mà mình
có ông khẽ hắng giọng:
-
Lại đây thắp nhang cho các cụ với ba.
Nước
mắt Thành chợt rưng rưng rơi vì điều gì đó không rõ, thứ bền chặt nhất trên đời
mãi mãi là tình thân.
Lê Hứa Huyền Trân
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét