NXB Văn học vừa ấn hành tập thơ Con đường tự trôi của chàng trai sinh năm 1987 Nguyễn Đăng Khoa. Cái tên Nguyễn Đăng Khoa dễ trùng với thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, song tác phẩm của hai người tên Đăng Khoa thì không thể nào trùng nhau.
Khác với những năm 1990, khi ấy báo chí còn ít và mạng xã hội chưa nở rộ như hiện nay, các tác giả trẻ dễ dàng biết đến và nhớ tên nhau khi có tác phẩm đăng báo. Giờ thì, mỗi tài khoản mạng xã hội đều có thể tự xuất bản tác phẩm của mình một cách ồ ạt. Do vậy, Nguyễn Đăng Khoa cũng nằm trong số các nhà thơ đó, dù tôi có đọc thơ chàng trai này một vài lần tình cờ trên facebook.
Một hôm, tôi nhận được tin nhắn của Nguyễn Đăng Khoa rủ uống cà phê. Anh tặng tôi tập thơ Con đường tự trôi vừa xuất bản. Qua nói chuyện, biết Khoa đang làm cho một ngân hàng nhà nước, tôi đùa: “Làm ngân hàng dư tiền in thơ rồi”. Khoa nói ngay: “Em sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn. Lúc nhỏ mê văn chương viết lách nhưng mẹ không muốn em theo vì nhà nghèo. Em đi học ngân hàng và làm ngân hàng vì thương mẹ”. À ra thế, áo cơm không phải chuyện đùa với tất cả mọi nỗi đam mê.
In Con đường tự trôi, ngoài tặng bạn bè, Nguyễn Đăng Khoa quyết định bán tập thơ này. Lý do bán, theo Khoa: “Khi móc hầu bao mua sách thì tỷ lệ người ta đọc sẽ cao hơn là sách biếu, tặng. Em muốn người đọc sách của mình. Thêm nữa, tại sao cứ mặc định là thơ phải biếu, tặng? Nhà thơ xưa nay có mấy người giàu có về vật chất. Nếu yêu thơ thì hãy mua sách của các nhà thơ. Mua thơ thể hiện sự tôn trọng thơ và người làm ra các bài thơ đó, chứ có mấy ai bán thơ mà lo nổi cơm áo đâu”.
Suy nghĩ này của Nguyễn Đăng Khoa thể hiện góc nhìn “sòng phẳng” của người trẻ. Nhiều nhà thơ ở ta hiện nay, tốn tiền in thơ xong lại tốn thêm một khoảng gửi bưu điện tặng sách hoặc mời bạn bè uống nước để tặng thơ. Nếu cuộc sống có đầy bất công, thì có lẽ các nhà thơ là người chịu bất công nhiều nhất khi in thơ.
Một hôm, tôi nhận được tin nhắn của Nguyễn Đăng Khoa rủ uống cà phê. Anh tặng tôi tập thơ Con đường tự trôi vừa xuất bản. Qua nói chuyện, biết Khoa đang làm cho một ngân hàng nhà nước, tôi đùa: “Làm ngân hàng dư tiền in thơ rồi”. Khoa nói ngay: “Em sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn. Lúc nhỏ mê văn chương viết lách nhưng mẹ không muốn em theo vì nhà nghèo. Em đi học ngân hàng và làm ngân hàng vì thương mẹ”. À ra thế, áo cơm không phải chuyện đùa với tất cả mọi nỗi đam mê.
In Con đường tự trôi, ngoài tặng bạn bè, Nguyễn Đăng Khoa quyết định bán tập thơ này. Lý do bán, theo Khoa: “Khi móc hầu bao mua sách thì tỷ lệ người ta đọc sẽ cao hơn là sách biếu, tặng. Em muốn người đọc sách của mình. Thêm nữa, tại sao cứ mặc định là thơ phải biếu, tặng? Nhà thơ xưa nay có mấy người giàu có về vật chất. Nếu yêu thơ thì hãy mua sách của các nhà thơ. Mua thơ thể hiện sự tôn trọng thơ và người làm ra các bài thơ đó, chứ có mấy ai bán thơ mà lo nổi cơm áo đâu”.
Suy nghĩ này của Nguyễn Đăng Khoa thể hiện góc nhìn “sòng phẳng” của người trẻ. Nhiều nhà thơ ở ta hiện nay, tốn tiền in thơ xong lại tốn thêm một khoảng gửi bưu điện tặng sách hoặc mời bạn bè uống nước để tặng thơ. Nếu cuộc sống có đầy bất công, thì có lẽ các nhà thơ là người chịu bất công nhiều nhất khi in thơ.
HOÀNG NHÂN
_______________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét