Bỗng
tôi nghe có người gọi tên mình:
- Minh!
Phải Minh không vậy?
Tôi
nhìn sang, trước mắt mình là một gương mặt rất quên. Nhưng phải đợi nhìn một
lúc tôi mới nhận ra là Tuấn - thằng bạn học chung thời trung học. Tôi mừng rỡ
trả lời:
- Ủa,
Tuấn! Sao mầy lạy ở đây?
Tuấn
nhìn tôi cười cái cười gượng gạo.
Ngày
đó, khi chúng tôi còn học chung, Tuấn là một chàng học trò điển trai, có vẻ
lãng tử, lại học giỏi nên được nhiều cô gái trong trường ngưỡng mộ. Vậy mà nhìn
Tuấn giờ đây tôi không khỏi xót xa. Gương mặt Tuấn gầy gò, làng da chai sạn màu
nắng, đôi mắt xanh xao. Vì thế mà lúc nảy ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã
không nhận ra Tuấn.
- Hồi
đó sao mầy bỗng dưng bỏ học và bặt vô âm tính đến nay vậy?
Bên
ly cà phê đen, Tuấn lại mỉm cười đầy chua xót, ánh mắt u buồn nhìn về phía xa,
như đang tìm về ký ức của mình.
*
* *
Vậy
đó, ký ức lại trở về với những vườn cà phê bạt ngàn, những đồi đất đỏ cằn khô
và gió bụi cao nguyên… tất cả như còn in đậm trong mắt tôi.
Năm đó,
tôi ra đi khi đang học lớp mười, sau một thời gian dài gia đình sa sút. Tôi đã
phải bỏ lại tất cả sau lưng, bạn bè, trường lớp, quê hương… Và, cả tương lai của
mình.
Cả
gia đình tôi dắt nhau lên thành phố tìm việc làm. Tuy mỗi ngày làm việc vất vả
nhưng buổi tối lại được sum vầy bên nhau. Vậy mà cuộc sống bình dị đó không được
bao lâu. Hoàn cảnh nợ nần còn chồng chất, lại thêm công việc mới quá vất vả so
với những người quen buôn bán như ba mẹ tôi, nên hai người dần trở nên buồn bực,
cáu gắt. Cuối cùng đỉnh điểm là sự đỗ vỡ. Ba mẹ tôi chia tay nhau, mỗi người một
ngã đi tìm cuộc sống mới cho riêng mình. Còn tôi lên cao nguyên sống với người
cậu ruột và phụ giúp chăm sóc vườn cà phê của gia đình cậu. Những năm tháng trưởng
thành của cuộc đời tôi đã gắn liền với gió bụi cao nguyên, với màu đất đỏ bazan
và với những khu vườn cà phê đó.
Căn
nhà của cậu nằm gữa khu đồi rộng lớn, lẻ loi, cô độc. Măc dù có thể đó là bức
tranh lãn mạn giữa đại ngàn cô tịch trong mắt nhiều người, nhưng đối với tôi,
cuộc sống cách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài và khác hoàn toàn so với
gia đình mình trước đây thì làm sao chàng trai trẻ như tôi có thể dễ dàng thích
nghi được.
Gia
đình cậu rất quý vườn cà phê, vì đó là nguồn sống chính của cả gia đình. Hằng
ngày chúng tôi len lỏi giữa khu vườn để chăm sóc và thu hoạch. Những cánh hoa cà
phê trắng muốt cuối mùa rơi xuống đẹp thanh khiết, nhưng trong mắt tôi, màu trắng
đó toát lên vẻ u buồn như tuổi trẻ của mình đang buồn bã trôi qua trên vùng đất
gió bụi này.
Đâu
chỉ có khung cảnh hiu hắt, mà nỗi buồn trong tôi càng thấm sâu hơn qua từng
ngày khi tôi phải đối diện với những lời cay nghiệt từ người mợ. Gia đình cậu
chỉ có cậu, mợ và đứa con trai - nhỏ hơn tôi bốn tuổi. Cậu thì đối xử với tôi
như một đứa cháu bình thường. Em họ thì đi học ở ngoài thị xã nên ở trọ với một
người họ hàng bên ngoại, đến cuối tuần mới về nhà. Còn mợ thì luôn xem tôi như
“cục nợ đời”, là gánh nặng mà gia đình cậu mợ phải cưu mang.
Hằng
ngày, ngoài thời gian chăm sóc cà phê, những lúc còn lại tôi thường phụ cậu mợ
trong những công việc nhà. Nhưng hầu như mọi chuyện tôi làm đều không vừa ý mợ,
bởi trong lòng mợ đã chứa sẵn những ác cảm với tôi. Những câu nói bóng gió đầy
ác ý luôn phát ra mỗi ngày nhắm vào tôi, nhưng những lời nói ấy chưa đáng sợ bằng
những cái liếc xéo, những ánh mắt lườm nguýt. Mỗi bữa cơm, cậu mợ vừa ăn vừa
chuyện trò, còn tôi chỉ lặng lẽ cúi mặt chỉ mong ăn cho xong, vậy mà cũng không
thoát khỏi những lời mỉa mai cay đắng.
Tôi
cũng thừa biết thân phận của mình - một thằng không có cha mẹ bên cạnh, phải ăn
nhờ ở đậu nhà người, nên tôi tự nhủ lòng cố gắng chịu đựngn để không làm phật
lòng cậu mợ. Tôi tủi thân biết bao nhiêu, ước gì có ba mẹ ở bên bảo vệ, ước gì
mình còn sống những ngày tháng vui vẻ với bạn bè dưới mái trường năm xưa. Phải
chi tôi đủ lớn hơn để có thể tự tìm việc, tự nuôi sống bản thân mình.
Sóng vỗ
lâu ngày cũng có lúc tràn bờ. Mùa thu hoạch năm đó, vườn cà phê của cậu tôi
trúng mùa, thu được lợi nhuận khá cao. Mấy ngày sau, mợ ra thị xã từ sáng để
mua một số vật dụng gia đình và dặn tôi trông chừng nhà. Chiều đó về nhà, mợ
tôi phát hiện bị mất mười triệu đồng. Không hỏi rõ đầu đuôi, mợ cứ khư khư cho
là tôi lấy số tiền đó. Mặc dù tôi đã cố giải thích nhưng mợ nào có tin, liên tục
dùng những lời lẽ cay độc để chửi mắng bắt tôi phải trả số tiền lại. Mợ lấy hết
tất cả ba lô và quần áo của tôi ra, lục tung chúng lên để tìm nhưng cũng không
phát hiện gì. Cậu tôi dù bán không chắc lắm, nhưng cũng nghi là tôi lấy. Ông nói
nhẹ nhàng hơn: “Nếu con có lấy thì đưa ra đi, cậu sẽ bỏ qua cho con”, mặc cho
tôi giải thích với cậu rằng mình không phải người như thế.
Đến tối,
em họ của tôi về, nó vừa đi vừa hớn hở cầm trên tay chiếc điện thoại mới, trông
có vẻ hiện đại và chắc là khá đắc tiền. Cậu mợ dò hỏi nó ở đâu có tiền mua điện
thoại, thì nó ấp úng nói là mua từ số tiền mà mình dành dụm. Nhưng cậu mợ thừa
biết chiếc điện thoại đó từ đâu mà có. Cậu nhìn tôi với ánh mắt ngại ngần, còn
mợ thì im lặng bỏ vào trong phòng. Tôi ngồi lặng lẽ, thu xếp lại đống quần áo vừa
bị lục tung cho vào ba lô mà nước mắt cứ chảy dài.
Sáng
hôm sau, khi trời còn nhá nhem, tôi lặng lẽ ra đi. Lại một lần nữa tôi bỏ một
quãng ký ức của mình lại phía sau lưng. Màu đất cao nguyên đỏ như ứa màu, màu
hoa cà phê trắng hắt hiu, và căn nhà lọt thỏm giữa ngọn đồi ấy đã chìm trong
màn sương bàng bạc của núi rừng ban mai.
Và
thanh xuân của tôi, có lẽ cũng chỉ là những cái bóng ảo mờ chìm giữa màn sương
cuộc đời bàng bạc như thế.
*
* *
Tôi
thừ người ra trước câu chuyện của Tuấn, không ngờ cuộc đời của bạn lại sóng gió
đến vậy. Tôi lặng người một lúc lâu, rồi hỏi tiếp - như hỏi về cái kết của một
câu chuyện:
- Vậy
rồi bây giờ mày ở đâu, làm gì?
- Tao
làm viên ở quán cà phê này đây, lương cũng ổn định rồi. Tao mướn phòng trọ ở
cách đây mấy cây số.
Tôi nở
nụ cười nhẹ nhỏm như đang xem một bộ phim kết thúc có hậu.
- Mày
có về quê tiếp không?
- Ba
mẹ mỗi người một ngã, nhà cũng không còn, thì quê ở đâu?
Tuấn
khẽ cười, rồi nói tiếp:
- Nói
vậy thôi, thật ra là có những lúc tao từng nghĩ vậy. Nhưng sau này nghĩ lại,
tao vẫn còn có ông bà nội ngoại, vẫn còn có cả một tuổi thơ vô tư ở đó, thì sao
tao phải quay lưng? Đời tao quay lưng nhiều rồi…
Tuấn
thở dài:
- Thật
ra vài năm nay tao có về đôi lần để thăm ông bà, nhưng cũng không ở lại lâu.
Tao không muốn liên lạc với bạn bè cũ vì mặc cảm, và vì… biết tụi bây còn nhớ tao
không?
- Có chứ
sau không! Mỗi lần hợp lớp ai cũng nhắc mầy. Sắp tới mầy có về quê thì liên lạc
với tụi tao…
Tôi rời
khỏi quán sau khi màng đêm đã phủ đầy thành phố, mang theo tâm trạng của một
người vừa xem xong một cuốn phim với kết thúc có hậu, mặc dù để đó cái kết thúc
đó thì bộ phim đã trải qua nhiều đoạn đau lòng. Cuộc đời không ai có thể biết
trước được chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, và như thế thì mới thật sự là “sống”.
Cả tôi và Tuấn cũng không biết gần sau này mình sẽ ra sao, hạnh phúc có hay mất,
thôi thì hãy tin vào ngày mai - một ngày nào đó bình yên.
NGUYỄN NGỌC ĐẶNG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét