|
Nhà thơ Hồng Mão (phải)
và tác giả bài viết |
Nhà
thơ Hồng Mão sinh năm 1930, tại Quảng Ngãi, nguyên Giám đốc Đài Tiếng nói Việt
Nam 2 tại thành phố Hồ Chí Minh (Nay là cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt
Nam ở phía Nam), là hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi. Ông sáng tác thơ rất sớm
nhưng vì công việc quản lý nên phải tạm gác. Đến khi nghỉ hưu hồn thơ Hồng Mão
mới nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước.
Hàng
loạt bài thơ như “Khúc ruột miền Trung”, “Bến Tam Thương”, “Về lại với sông Trà”,
“Về quê”, “Về Quảng Ngãi”, “Thành phố Quảng Ngãi trong tôi”… đều ghi lại dấu ấn
của một trái tim nhân hậu, yêu quê hương thắm thiết.
Có
người đã từng nói: “Thơ chỉ trào ra khi trong trái tim anh mọi thứ đã thật ứ
đầy”. Chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động
mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Hồng Mão, một người con của Quảng Ngãi
sống trên đất Bắc, đã viết nên những thi phẩm hay. Đọc những bài thơ ông viết
trong những ngày đầu xa quê, ta mới thấy ông nhớ quê da diết đến chừng nào:
Xa quê nhớ đĩa mắm mòi
Khát đường Quảng Ngãi, men hơi
rượu cần.
(Nhớ
Khu Năm)
Bài
thơ “Nhớ Khu Năm” được Hồng Mão viết vào năm 1957, những năm đầu tập kết ra
Bắc, theo dạng hô bài chòi là những kỷ niệm của ông về Quảng Ngãi những năm
tháng khói lửa đau thương. Nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh tâm thức ông, theo ông suốt
cuộc đời:
Quê
anh đó! Cá thài bai ẩn hiện
Bát
nước chè hai ngọt lịm tâm hồn
Con
bống, con don, hương đồng gió quyện
Xao
xuyến lòng người những chuyến đi xa.
…Đất
anh hùng từng thấm máu cha ông
Lê
Trung Đình - Nguyễn Nghiêm - Nguyễn Chánh
Niềm
tự hào trên con đường cất cánh
Đất
của thơ ca, thắng cảnh, hoa hồng.
(Quê anh
- Quảng Ngãi)
Bài thơ “Quê
anh - Quảng Ngãi”
đã khơi lại cả một dòng lịch sử và truyền thống đấu tranh dài theo năm tháng mà
Quảng Ngãi đi qua. Để có cuộc sống như ngày hôm nay, nhân dân cả nước nói
chung, nhân dân Quảng Ngãi nói riêng đã phải chịu nhiều đau khổ, đã phải đánh đổi
bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của hàng triệu con người. Bài thơ đã ca ngợi
đất và người Quảng Ngãi. Nó nhắc nhở người đọc phải biết làm gì cho quê hương
hôm nay và mai sau.
Đọc thơ Hồng Mão ta không thể
không nôn nao một nỗi nhớ cố hương khởi lên từ hồn thơ của ông. Nỗi nhớ ấy như
được chưng cất từ tâm cảm của ông, tan chảy vào thơ ông. Đọc bài thơ “Về quê”,
ta thấy tâm trạng trở lại quê hương của ông quyện chặt
với những kỷ niệm khôn nguôi về một thời quá khứ nghèo khổ:
Con về cha khuất núi rồi
Mẹ thân yêu đã về nơi vĩnh hằng
Chị - Anh rời bỏ trần gian
Mang theo bao nỗi nhọc nhằn khổ đau.
Buồn vương - một cánh chim trời
Về quê - nhưng phải tìm nơi ngủ nhờ
(Về quê)
Đất nước thống nhất, nhà thơ Hồng Mão về với quê hương,
nhưng mẹ cha, chị, anh đã về nơi vĩnh hằng, ngôi nhà cũ cũng không còn, ông
phải tìm nơi ngủ nhờ trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những câu
thơ này, tôi lại liên tưởng đến bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của nhà thơ Hạ Tri
Chương (659- 744), đời Đường, Trung Quốc.
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương - Hồi hương ngẫu thư)
Dịch:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Hơn nửa thế kỷ, Hạ Tri Chương làm quan tại kinh đô Tràng
An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son, thế mà tình cố
hương trong ông vẫn không thay đổi. Hồng Mão cũng vậy. Hơn nửa thế kỷ, công tác
ở Hà Nội, Sài Gòn, khi về hưu, ông trở về quê. Đó là điều đáng kính phục.
Về quê, ngoài nỗi buồn thiếu vắng người thân, Hồng Mão còn
cảm nhận một cách đớn đau cảnh xác xơ của quê hương sau cuộc chiến. Những thắng
cảnh kỳ vĩ, thơ mộng của một thời, nay phủ ngập một màu tang:
Gần sáu mươi năm cách biệt
Cuối đời - về với quê hương
… Sơn Mỹ phủ trắng màu tang
Sông Trà cạn dòng nước bạc
Thiên Bút phê vân ngơ ngác
Thiên Ấn niêm hà - ưu tư.
Đâu còn câu hát hố, bài chòi
Khúc ca buồn vương phố thị
Tan nát “La Hà” kỳ vĩ
Rào gai khóa chặt con tim.
(Thành phố Quảng Ngãi trong tôi)
Mảnh đất quê hương bị giày xéo khiến trái tim Hồng Mão không khỏi
xót đau. Phải là một người yêu quê hương, gắn bó với quê hương sâu sắc mới thấu
hiểu được nỗi đau ấy.
Bao năm tháng đi qua trong hơn nửa đời
người, hình ảnh quê hương thân thương cứ hiện lên lung linh trong thơ Hồng Mão.
Quê hương là chiều triền đê bên sông miên man những làn gió, đêm trăng sáng
thênh thang kéo vó bè với những khúc hát hố, bài chòi. Quê hương là những con
đường rợp bóng lũy tre, là thuyền về trước bến… Tất cả đọng mãi trong máu thịt
của Hồng Mão.
Phiêu dạt
mười phương
Cuối đời -
con lại về bến Tam Thương quê mẹ
Trà Giang
cạn dòng
Nước thẫn
thờ buồn trôi ra bể
Một thoáng
se lòng
Ba chiều
không gian quạnh quẽ… vấn vương
Tam
Thương… Tam Thương
Đọng mãi
trong tôi một giọt máu quê hương.
(Bến
Tam Thương)
Tình yêu quê hương đất nước của Hồng Mão không gói gọn
nơi quê hương Quảng Ngãi, mà mở rộng ra trên mọi miền của đất nước. Từ Hà
Giang, mảnh đất địa đầu đến Mũi Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc. Đến đâu
hồn thơ Hồng Mão cũng chan chứa tình yêu thương.
Đến “đỉnh Pansipan lộng gió”, tình yêu Tổ quốc trong ông
cuồn cuộn trào dâng:
Tôi đứng đây
Trên đỉnh Pansipan -
lộng gió
Dưới chân tôi, nắng
nhỏ giọt sương tan.
Bủa vây quanh, óng
ánh biển mây ngàn.
…Từ đỉnh Pansipan
Tình yêu Tổ quốc
trong tôi cuồn cuộn trào dâng.
Dáng đứng tự hào.
Dáng đứng Việt Nam.
(Từ đỉnh
Pansipan)
Khi lên Hà Giang,
ông đã vết:
Lên Hà Giang
Vượt qua “Cổng trời”
Tôi lặn trong mây
trôi
Choàng ôm cột cờ
Lũng Cú
(Lên Hà Giang)
Đến với Ban Mê, ông
“tìm về cây kơ-nia vùng ngã 6” để tìm lại ký ức của ngày đầu giải phóng.
Lên Ban Mê
Tôi tìm về cây kơ-nia
vùng ngã 6
Nơi đã lưu dấu
Mười một tháng ba -
bảy lăm (11/3/1975)
Tiếng pháo gầm - Tiếng
quân reo đạn nổ
Giăng thành bão lửa
Giải phóng thành phố
đầu tiên trên vùng đất đỏ ba zan.
(Đến với Ban Mê)
Ghé thăm thành phố Đà
Lạt, ông không kìm nỗi xúc động:
Đà Lạt tôi yêu
Thành phố của ngàn hoa
Sáng phơ phất hương xuân
Trưa nắng hè óng ả
Chiều nghiêng giọt mưa thu
Đêm - sương giá giăng màn.
(Đà Lạt tôi
yêu)
Xuôi về Mũi Cà Mau
ông cảm nhận sự đổi thay của vùng đất bãi bồi:
Mảnh đất cuối cùng
của Tổ quốc tôi
Sáng sáng biếc
xanh, chiều chiều ửng đỏ
Đất bãi bồi ngày
đêm rộng mở
Mũi Cà Mau đón gió
Thái Bình Dương.
(Mũi Cà Mau)
Ra với biển, ông
ghi lại niềm tự hào:
Ngọn gió nồm nam
vươn lên phía trước
Thoang thoảng mùi
hương của những đảo xa
Hương trái bàng
vuông của đảo Trường Sa
Nắng ấm cát vàng
Hoàng Sa ta đó
Ba ngàn hòn đảo -
Ba ngàn chảo lửa
Sẵn sàng thiêu đốt
lũ xâm lăng
Trường Sa - Hoàng
Sa
Đảo anh hùng - đảo
ngọc Việt Nam.
(Biển ta đó)
Và đặc biệt ra Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật, nơi
ông gắn bó suốt thời gian làm biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh
giải phóng A, ông cũng đã ghi lại cảm xúc:
Một
bản tình ca Hà Nội ơi!
Nước
Hồ Gươm xanh thẳm mắt người
Tả
trời xanh… đẹp sao ngôi Tháp Bút
Thăng
Long thành - viên ngọc sáng ngàn thu.
(Hà Nội trong tôi)
Đọc
bài thơ “Hà Nội trong tôi” ta không chỉ bắt gặp cảm xúc của ông trong không
gian văn hóa phố cổ Hà Nội, mà còn cảm nhận được trong thơ ông hình ảnh đất
nước, con người mang chiều sâu tâm thức văn hóa, cái nôi của văn hóa Việt mà
ông hằng yêu quý.
Và
còn rất nhiều bài thơ nữa, tôi không thể viết ra hết, dành riêng cho bạn đọc
tìm hiểu và phẩm bình.
Nhà thơ Hồng Mão năm nay đã bước vào tuổi chín mươi, vẫn
“tiếp nối nghiệp văn thơ”, “dâng mật ngọt cho đời”. Hồn thơ ông vẫn cứ nặng
tình với quê hương đất nước.
Quảng Ngãi, cuối xuân 2019
Phạm Văn Hoanh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét