NHỮNG NGÀY Ở CAMPHUCHIA | HUY UYÊN
Đàn
bò chậm rãi bước sớm mai
Những
cánh đồng trên đồi ngập nắng
Ngọn
cỏ cũng bạc màu nhớ ai
Ánh
sáng xiên khoang màu trắng.
Từng
dãy nhà sàn bên đường im lặng
Siem Riep
mùa hè không trở về
Đâu
đây những bóng người thấp thoáng
Hàng
cây thốt nốt một mình trổ hoa.
Nơi
đó những đền tháp bạc màu
Angkor Thom
yên bình giấc ngủ
Lên
đồi Bakheng gọi gió về
Giá
mà có em
Chiều
đầy nhớ.
Ký
ức em những sáng Wat Phnom
Nơi
bóng Phật hiền từ nhân ái
Những
nụ cười dịu dàng
Ước
mong tình ta thắm mãi.
Đền
Ba Phuon kỳ bí
Sâu
thẳm cánh rừng già
Angkor Wat
ngã màu chàm tráng lệ
Đậm
khuôn mặt người
Năm
tháng đi qua.
Nỗi-buồn-chung
ngang qua Svay Rieng
Gởi
nụ hôn cho người cùng trời đất
Bỏ
lại quanh ai những nỗi buồn
Xa
rồi Camphuchia lung linh tiếng hát
“Người
ơi! Người ở đừng về”.
Bài thơ có không khí nửa hư nửa thực về
tâm trạng chủ thể và cảnh trí xứ người. Những địa danh nổi tiếng được gọi tên:
Siem Riep, Angkor Thom, Bakheng, Wat Phnom, Bayon, Angkor Wat, Svay Rieng,
Campuchia. Nhũng cảnh trí vừa gần gũi vừa xa lạ xứ người được miêu tả: đàn bò,
ngọn cỏ trên đồi, cây thốt nốt lặng lẽ trổ hoa, đền Bakheng trên đồi cao gọi
gió, những đền tháp hùng vĩ bạc màu năm tháng, những cánh rừng già sâu thẳm,
những Angkor ngã màu tráng lệ, thần Bayon đậm khuôn mặt người… Nhưng chìm khuất
trong những hình ảnh, chi tiết chọn lọc đặc sắc ấy, là tâm trạng, là tình cảm,
tình yêu của chàng trai dành cho người bạn tình yêu dấu.
Hai khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng đó, khi
trên đường về bắt gặp:
"Đàn bò chậm rãi bước sớm mai
Những cánh đồng trên đồi ngập
nắng
Ngọn cỏ cũng bạc màu nhớ ai
Ánh sáng xiên khoang màu
trắng.
Từng dảy nhà sàn bên đường im
lặng
Siem-Riep mùa hè không về
Đâu đây những bóng người thấp
thoáng
Hàng cây thốt nốt một mình
trổ hoa."
Nắng sớm, ngược chiếu trên ngọn cỏ (cỏ
lau chăng?)… hóa ra, cũng bạc màu nhớ ai! “Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”. Cảnh
vật hình như cũng cùng tâm trạng nhớ nhung thầm lặng ấy: nắng tràn ngập trên
đồi, ánh sáng trắng, những dảy nhà sàn bên đường im lặng, hàng cây thốt nốt một
mình trổ hoa, mùa hè không về ở Siem Riep, sự vắng vẻ! Tất cả gộp lại, gọi tên
là nỗi nhớ! Nỗi nhớ như đọng lại ở từng cảnh vật trên đường đi; da diết như tâm
trạng của một nhà thơ: “Anh nhớ em mỗi
bước đường anh bước / mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn” (Nhớ - Nguyễn Đình
Thi).
Ba khổ thơ kế tiếp là sự hồi tưởng, nối
tiếp tâm trạng, cảm xúc về những địa điểm đã tham quan ở Campuchia. Nơi ấy,
không có em, hình như cũng không còn sức sống. Cảnh vật im lìm, cũ kỹ, phai
nhạt, bạc màu trong bình yên giấc ngủ! Chỉ còn lại nỗi cô đơn xâm chiếm. Cô
đơn, lặng lẽ đến nỗi phải khẽ thốt lên, khi một mình trên đồi vắng:
"Lên đồi Bakheng gọi gió về
Giá mà có em
Chiều đầy nhớ"
Nỗi nhớ ủ đầy, tràn ngập cả trời chiều,
lan tỏa theo ngọn gió hú trên đỉnh Bakheng huyền dịu, xuống thấp dưới chân,
trải rộng ra khắp bốn phía, kia là đỉnh năm ngọn tháp đền Angkor Wat, kia là
đỉnh núi Kiulen và kia nữa là bình nguyên Xiem Riep… Phải chăng, cảnh sắc hoàng
hôn rực rỡ, tàn lụi, nhập nhoạng đã khiến lòng người ta đeo đẳng nỗi buồn.
“Chiều đầy nhớ” đủ sức nói lên điều đó. “Trên
đường về nhớ đầy / Chiều chậm đưa chân ngày / Tiếng buồn vang trong mây / Chim
rừng quên cất cánh Gió say tình ngây ngây… (Chiều, thơ Hồ Dzếnh).
Tìm
đến cảnh quan khác, ấm áp tình người hơn, linh thiêng hơn, vẫn thấy lung linh
hình bóng em qua ký ức và lời nguyện ước ước chân thành:
"Ký ức em những sáng Wat Phnom
Nơi bóng phật hiền từ nhân ái
Những nụ cười dịu dàng
Ước mong tình ta thắm mãi"
Không bi lụy, không đặt nặng tình yêu cũng
không dồn dã tình cảm; song, đứng giữa cảnh “bãi bể nương dâu”, cảnh phế tích, lụi
tàn của một đế chế… thì tình cảm ấy cũng được giản dị hóa, tối giản và nghiêng
về phía trầm buồn, có phần u uất, thẳm sâu:
"Đền Ba Phuon kỳ bí
Sâu thẳm cánh rừng già
Angkor Wat ngã màu chàm tráng
lệ
Đậm khuôn mặt người
Năm tháng đi qua"
Nỗi buồn ấy trải dài trong những ngày ở
Campuchia; in đậm tâm trạng nhớ nhung, mong ước trên từng phế tích kỳ bí, tráng
lệ nơi đã đến viếng thăm… và trên suốt chuyến xe rong ruổi qua các tỉnh thành,
làng mạc của xứ Chùa Tháp để trở về Việt Nam. Nỗi buồn nhân thế ấy, tình yêu
ấy và một chút luyến lưu, tiếc nhớ bùng lên, khi chuyến xe đã về đến gần biên
giới đất mẹ Việt Nam.
Tất cả được thể hiện cụ thể, đậm đặc ở khổ thơ cuối:
"Nỗi-buồn-chung ngang qua Svay
Rieng
Gởi nụ hôn cho người cùng
trời đất
Bỏ lại quanh ai những nỗi
buồn
Xa rồi Campuchia…"
Có thể coi đây là một bài thơ trữ tình
được không? Vì, ranh giới giữa tự sự và trữ tình như bị xóa nhòa, bởi nội dung
trữ tình có phần lấn át. Trong bài thơ, có đôi chỗ dùng sai khái niệm, Xiên
khoang (xiên khoai: nắng to và gay gắt, chiếu xói ngang, khoảng hai, ba giờ
chiều), sai địa danh đền Ba Phuon (Bayon) Nhưng thật ra, chúng ta cũng không
cần sự phân biệt những điều đó. Chỉ biết, “Những ngày ở Campuchia” bằng từ
ngữ, hình ảnh chân thật, giọng điệu thơ từ tốn, nhịp nhàng đã giúp ta cảm nhận
được hương hoa mật ngọt của tình yêu: giản dị, nhẹ nhàng, kín đáo, đằm thắm; nổi
lên trên phông nền của những đền tháp bạc màu, những tượng thần Bayon bốn mặt,
những cánh rừng già sâu thẳm… đang còn ẩn chứa biết bao điều bí ẩn, bao mong ước
của hồn người thiên cổ… Và, của cả một nền văn minh rực rỡ đã suy tàn, để lại
cho thế gian nhiều luyến tiếc.
HỮU DU
____________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét