Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày
312 trang, khổ 13x19 cm, giá 100.000 đ. Mời quý bạn đọc ủng hộ!
Từ lâu, chiếc rổ tre là vật dụng quen thuộc của nhiều người.
Trong góc bếp nhỏ của mỗi gia đình thuở xưa luôn có một vài chiếc rổ tre, để
rồi những buổi chiều yên ả trong lúc chuẩn bị buổi cơm chiều bên chiếc rổ tre
bình dị ấy đã gợi lên những ký ức ngọt ngào cho biết bao người về một miền quê
thanh bình.Ảnh Internet
Ở miền quê đất rộng nhà thưa cây cối tre trúc đua nhau mọc thành những bụi lớn. Từ thuở khai hoang lập làng người nông dân đã biết tận dụng nguồn liệu từ trong thiên nhiên để làm vật dụng trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt thường ngày. Các đồ dùng được làm từ những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên: thúng, mủng, nia, bội, rổ… Ông cố, ông nội, ba tôi đều biết làm hết từ khi còn nhỏ. Ông nói ông biết làm từ thuở nhỏ: người trước truyền cho người sau, người sau truyền cho người sau nữa nên việc đang rổ đã nối tiếp bao đời ông cũng không còn nhớ rõ.
Tưởng công việc dễ làm nên tôi cũng cầm cái đòn kê lẽo đẽo ra sau hè xin ông cho làm thử. Ông dùng miếng mo cau quấn vào ngón trỏ để khỏi bị nan cắt đứt. Nội bảo dù là người thợ làm nghề vẫn bị khứa vào tay một vài lần khi vót nan, nên cẩn thận vẫn hơn. Nội nói khâu vót nan là khâu quan trọng nhất, mất nhiều thời gian nhất vì phải vót hết pần ruột tre mà vẫn giữ cho phần vỏ tre không bị gãy mà có độ dẻo để khi đan nan tre dễ luồn vào vỉ.
Ngày xưa việc mua bán trao đổi chưa nhiều công việc đan rổ tre của xóm làng chưa phải là một làng nghề nhưng lại gắn bó được nhiều thế hệ của những gia đình trong xóm. Tuổi thơ của lũ trẻ cũng vì thế mà được ươm mầm, gắn kết với nhau. Ngôi quây quần cùng các ông, các bác, ba để xem cách đan để học hỏi và thực hành trong tiết học kỹ thuật ngày xưa. Nan tre sau khi đan thành tấm sẽ được đem đi phơi nắng đến khi héo vỏ xanh của nan để nan dẻo, bền, chắc hơn. Không có một thước đo, khuôn khổ nào cả nhưng những chiếc nan đan vào nhau có khoảng cách thành những ô vuông đều nhau, đẹp mắt. Công việc này tập cho tôi tính kiên nhẫn và hiểu được giá trị đoàn kết trong một tập thể. Một nan tre thì yếu đuối mỏng manh nhưng khi được đan vào những nan tre khác kết chặt lại thì tạo ra một sản phẩm có độ bền chắc, dẻo dai.
Chiếc rổ tre rất thông dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân quê tôi. Một thời gian dài chiếc rổ tre hiện diện trong đời sống của người dân nên hình ảnh của nó đã trở thành hình ảnh thân quen và in sâu trong kí ức của bao người. Kí ức về chiếc rổ tre trong tôi không chỉ là một đồ dùng trong góc bếp mà là một món đồ đã đi theo ông tôi hơn nữa cuộc đời. Từ khi ông còn trẻ đã biết tự tay đan những chiếc rổ xinh xinh, cái nhỏ dùng để đựng rau, cái lớn dùng để đựng chén bát, cái tí hon bà dùng đựng kim chỉ. Những lúc nông nhàn ông còn đan để lại cho những người hàng xóm, thêm nguồn thu nhập.
Với tôi chiếc rổ trẻ còn gắn với những kỉ niệm hồn nhiên trong kí ức khi cùng chúng bạn đi bắt cá, xúc hến, hái rau, mót đậu phụng, Những hôm xúc cá, người lấm lem bùn đất, đầm mình trong nước, giật tung những đám cỏ, khuấy động cả một góc trời quê. Tiếng nói cười rộn rã khi cả bọn bắt những con cá lia thia đủ màu sắc bỏ vào ao, hồ cá. Bọn trẻ làng quê cũng hay thiệt lặn ngụp, nghịch ngợm cả ngày cũng chẳng sao cả. Dương như cơ thể đã quen dần với mùi bùn non, dòng nước mát của đồng ruộng, con mương quê nhà mà trở nên rắn rỏi. Những bữa cơm chiều vì thế cũng mặn mà theo.
Theo nhịp độ phát triển của xã hội hiện nay, hàng hóa sản xuất bằng máy móc hiện đại. Nhiều mặt hàng nhựa ra đời, người tiêu dùng dễ dàng mua một chiếc rổ với màu sắc kiểu dáng mà mình thích. Cửa hàng bán rổ tre ít dần và hiếm hoi giữa lòng thành phó nhộn nhịp.
Dẫu chiếc rổ tre chỉ còn là một phần nhỏ trong cuộc sống của mọi người nhưng những làng nghề truyền thống vẫn còn tồn tại vực dậy, bên cạnh những mặt hàng khác chiếc rổ tre vẫn có một chỗ riêng của mình. Có lẽ trong góc nhỏ của tâm thức mỗi người chiếc rổ tre vẫn mang nét bình dị của quê hương mà không có gì có thể thay thế được và đâu đó trong những góc bếp của quê nhà chiếc rổ tre vẫn hiện hữu như kỉ vật để gợi lên trong mỗi chúng ta về một miền quê yêu dấu.
Phạm Thị Mỹ Liên
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét