Xuân về. Năm "Ngọ" lan man chuyện thơ
ca... ngựa, như một lời bảy tỏ lòng tri ân đối với loài vật có ích gắn bó cùng
với Tổ tiên và con người hiện đại trải qua không biết bao nhiêu đời nay rồi.
Không
rõ từ khi nào, ngựa gắn bó với người cả trong đời sống và trong tâm hồn. Sống bên
cạnh con người, lại là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp, sự hào hùng và lòng
trung thực nên con ngựa bước từ đời sống thực vào thơ ca bình dân, kể cả thơ ca
bác học một cách đàng hoàng và trang trọng.
Khi
ca ngợi bản lĩnh của những con người tài năng, ca dao bình dân không ngại mượn
hình ảnh con ngựa để ví:
"Ngựa hay chẳng quản đường dài
Nước
kiệu mới biết tài trai anh hùng."
Tình yêu, sự thủy chung, lòng tin tưởng của những đôi trai gái cũng có
bóng dáng con ngựa hiền hòa, chăm chỉ "chen" vào:
"Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người
thương có nghĩa trăm năm cũng về".
(Ca dao)
Tình
yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn. Đời sống tuy còn nhiều gian nan, vất vả,
nàng đã vì chàng mà lặn lội sớm hôm, chịu thương chịu khó vậy mà chàng cứ
ngoảnh mặt bước đi. Nàng mượn nỗi nhọc nhằn của... ngựa, cũng chính là nỗi nhọc
nhằn của lòng mình để nêu lên lời cảnh tỉnh:
"Sông sâu ngựa lội ngập kiều
Dầu
anh có phụ còn nhiều người thương."
(Ca dao)
Khi xa nhau trong niềm thương nỗi nhớ bạn
lòng, cả hai đều cảm thấy tâm tư khắc khoải trong khoảng cách bao la dịu vợi,
hình ảnh ngựa lại hiện lên như biểu trưng của chia lìa và thiết tha niềm mong
nhớ:
Bây
giờ kẻ Bắc người Nam
Ngựa
Hồ, chim Việt biết làm sao đây."
(Ca
dao)
Kiệt
tác Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã có đến vài chục lần mượn bóng dáng...
ngựa để mô tả những trạng thái khác nhau của sự vật, sự kiện và con người. Do
giới hạn của bài viết nên chỉ xin nêu vài câu tiêu biểu, đọc lên dễ khiến cho người
nghe ngơ ngẩn, bồi hồi:
"Buồng
không lặng ngắt như tờ
Dấu
xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh."
Hoặc: "Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng
phong thu đã nhuộm màu quan san."
Hoặc: Được lời như mở tấc son
Vó
câu thẳng ruổi nước non quê người.
Long lanh đáy nước in trời
Thành
xây khói biếc non phơi bóng vàng...
Hình ảnh "vó
câu thẳng ruổi" giữa vùng trời nước long lanh, mênh mang khói biếc
giữa thu vàng trút lá là một bức tranh
đẹp, được tạo ra từ những câu thơ đẹp của một tâm hồn ở bậc kỳ tài.
Từ
cổ chí kim, từ đông sang tây nhiều tác giả tên tuổi cũng đã đưa... ngựa vào
trong những bài thơ của mình. Hãy lắng nghe thánh thi Lý Bạch "dụng"
ngựa trong bài thơ "Trên đường tặng người đẹp":
"Vó ngựa giày lên những cánh hoa
Đầu roi lướt chạm cỗ xe
ngà
Vén rèm người đẹp cười tươi
trỏ
Nhà thiếp làn hồng cách
phía xa."
Danh
thần Nguyễn Công Trứ sống thời vua Tự Đức, khi làm tướng, lúc bị giáng chức
xuống hàng thứ dân vẫn cứ là con người tài cao, đức trọng. Khi từ bỏ chốn quan
trường nhũng nhiễu về quê, trên đường đã đề thơ "ngông" trên chiếc mo
cau treo ở đuôi con bò cái kéo xe. Lạ, vì câu thơ lại bắt đầu từ...ngựa:
Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn
Lợm mùi giáng chức với
thăng quan
Điền viên dạo chiếc xe
bò cái
Sẵn tấm mo che miêng thế
gian."
Với nhiều người, hình ảnh ngựa gây ám ảnh
nhất, qua đó gợi lên sự hưng phế của một thời là ngựa của Bà Huyện Thanh Quan
trong bài thơ tuyệt bút "Thăng Long thành hoài cổ":
"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch
dương."
Mùa
xuân năm 1948, trong bài thơ gởi tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, Hồ Chí Minh cũng đã một
lần nói đến ngựa trong niềm vui báo tin chiến thắng:
"Tiệp báo tần lai lao dịch mã
Tư công tức cảnh tặng
tân thi."
(Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ thơ xuân tặng một
bài.)
Trong bài thơ "Thư mùa nước
lũ", Chế Lan Viên tỏ lòng tri ân một con ngựa "bưu tá", đọc lên,
nghe đến nao lòng:
"Nhớ xuôi trông mãi mảnh tin nhà
Nay được phong thư nước suối nhòa
Chẳng dám giận nhiều con thác lũ
Thương tình chú ngựa khổ đường xa."
Trách thay, con lũ quét bất ngờ đã làm cho "mảnh tin nhòa" không thể nào
đọc được. Tuy vậy, cầm được tin nhà trong tay vẫn cứ ấm lòng. Sống ở núi rừng
làm sao chẳng có lúc phải đối mặt với những cơn lũ quét. Trách cũng bằng thừa.
Chỉ thương chú ngựa vượt qua sự nhọc nhằn làm tròn phận sự đưa thư của mình.
Tấm lòng người đối với ngựa trong bài thơ mới có tính nhân văn làm sao.
MAI HỮU PHƯỚC (tác giả giữ bản quyền)
____________________________________
ĐÓN ĐỌC BÔNG TRÀM CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT
CHÀO XUÂN GIÁP NGỌ 2014 & NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN XII
>> Vui lòng nhấp chuột vào hình ảnh phía dưới để vào mục lục số đặc biệt <<
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét