Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày
312 trang, khổ 13x19 cm, giá 100.000 đ. Mời quý bạn đọc ủng hộ!
Hằng năm, cứ đến mùng 9 - 10 và 11 tháng 5 âm lịch, đại lễ Kỳ yên đình thần Bình Thủy lại chào đón hàng vạn người từ khắp nơi về dự. Đặc biệt, hội thi đua thuyền và hoạt động hóa trang đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách, khiến lễ Kỳ yên đình Bình Thủy ngày càng vang danh cả về quy mô lẫn chất lượng, sánh vào một trong những lễ hội lớn hàng đầu ở tỉnh An Giang.
Đọc
qua tác phẩm, có thể nhận thấy những thông tin cần thiết đã được tác cung cấp
một cách cô đọng và khách quan, giúp người đọc dễ tiếp cận. Đặc biệt, tác giả còn
công bố nhiều phát hiện mới, có giá trị. Sách được chia thành 3 phần chính:
Phần 1 - Đình thần Bình Thủy: Giới thiệu lịch sử, kiến
trúc, nghệ thuật… của đình thần Bình Thủy. Ngôi đình được xây dựng lần đầu vào năm 1783, ngày nay trở
nên khang trang sau nhiều lần trùng tu, có sắc phong dưới triều vua Bảo Đại. Tác
giả đã giải thích nhiều vấn đề liên quan đến kiến trúc cổ, cách trang trí, các
câu đối…
Phần 2 - Lễ hội Kỳ yên: Giới thiệu các nghi thức truyền
thống trong lễ hội Kỳ yên hằng năm của đình. Qua đó, người đọc có thể hiểu thêm
về các nghi lễ cổ truyền ở Nam Bộ. Lễ hội nơi đây còn có nhiều nét độc đáo với
các cuộc thi tài hấp dẫn, sôi nổi nhất là hội thi đua thuyền truyền thống náo
nhiệt trên sông và hoạt động hóa trang lạ mắt.
Phần 3 - Đất và người Bình Thủy: Giới thiệu
về lịch sử hình thành và phát triển của làng cổ Bình Thủy, từ buổi đầu khai
khẩn vào năm 1783 đến cả một thời kỳ dài với những thăng trầm. Ngoài ra, phần
này còn cung cấp cho người đọc những nét tổng quan về địa danh Năng Gù, địa lý
tự nhiên, đời sống xã hội… của vùng đất này.
Nhà
báo Lương Minh nhận xét: “Vĩnh Thông nghĩ là mình làm việc nhỏ, tức viết giới
thiệu về một làng cổ xưa ở vùng đất Châu Phú, tỉnh An Giang. Nhưng tôi thấy đây
là việc làm công phu, tư liệu tham khảo ít, có chăng là tham vấn các vị bô lão,
cộng với một số sách viết về Nam Bộ trước đây của các học giả đi trước mà tác
giả ghi chép tài liệu tham khảo một cách cẩn trọng. Theo tôi, đây là quyển sách
nhỏ nhưng có những thông tin rộng rãi đến cả vùng Nam Bộ, cần đọc để biết.”
“Đình và làng Bình Thủy” là quyển sách thứ 9 của Vĩnh Thông và là quyển sách thứ 2 trong năm 2021, sau tập sách nghiên cứu “Dấu ấn thượng châu thổ” (Nxb Tổng hợp TP.HCM, 3/2021).
Qua tác phẩm này, tác giả đã đưa người đọc đi khắp ngôi cù lao Năng Gù - xã Bình Thủy, hiểu thêm về những di sản quý báu còn được gìn giữ đến ngày nay. Những làng cổ gắn với ngôi đình luôn là nét văn hóa đẹp khi chúng ta tìm đến. Có thể thấy, “Đình và làng Bình Thủy” là một nỗ lực đáng trân trọng của một tác giả trẻ.
THÀNH LUẬN
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét