KHẬP KHỄNH...
Anh đi trên
hai chiếc dép khác nhau
Đến thăm em bằng bước chân khập khễnh
Tấu khúc mùa Đông - một màu xam xám
Buổi trưa buồn - nắng cũng phải trốn mau...
Anh đến thăm
em bằng hai chiếc dép khác màu
Có phải... trong cơn say chúng lạnh lùng thất lạc
Có phải... trong cơn say anh mới là người sống thật
Theo trái tim mình - theo nhịp thở lặng thinh .
Em thông
minh. Em nổi tiếng thông minh
Nhưng lại dốt trước mối tình cay đắng
Mắt buồn, cổ cao ba ngấn...
Anh lạc đường đi - hai chiếc dép khóc thầm...
Chia cùng anh một mối tình câm
Ba mươi mấy năm... Cầm bằng như không vậy!
Đôi dép được văn thơ miền Bắc Việt
Nam nhắc đến nhiều trong cuộc chiến tranh vừa qua. Ngày nay những đôi dép tiêu
biểu của thời ấy được trưng bày trong các nhà bảo tàng cho khách du lịch đến
ngắm. Thế nhưng đôi dép không liên quan đến máu và lửa thì trong văn thơ Việt Nam
rất ít. Tôi tìm trên google chỉ thấy một bài thơ “Đôi Dép” của Nguyễn Trung
Kiên được khen ngợi nhiều. Bài thơ nầy dùng đôi dép để nói ân tình chồng vợ.
Tôi từng nhận xét bài thơ ấy như sau: Bài thơ chỉ tả đôi dép mà không khô khan, ý
nghĩa xúc tích, âm điệu hài hòa, giọng văn nhỏ nhẹ. Đúng bài thơ là lời tình tự
trang nghiêm mà âu yếm. Quả “Đôi Dép” là một bài thơ tình khác lạ.
Hôm nay tôi lại rất vui khi được đọc
thêm một bài thơ tình khác lạ. Bài thơ “Khập Khểnh…” của Trần Mai Ngân cũng nói
về đôi dép. Thế nhưng, khác với Nguyễn Trung Kiên, Trần Mai Ngân viết về đôi
dép của một người con trai mang đến thăm nàng trong cơn say bằng bước chân khập
khểnh. Câu chuyện người con trai mang hai chiếc dép khác nhau đến thăm nhà bạn
gái sau cơn túy lúy thật ra chẳng có gì là đẹp để nói. Cái đáng nói là nó lại
thành thơ. Điều đó chứng tỏ tâm hồn người con gái lãng mạn biết bao. Phải thấy
rằng trong bài thơ nầy, trái tim người con gái có muôn ngàn sợi dây quyến luyến
nên mới dễ dàng rung động trước một hành động của chàng trai mà nhiều người
biểu môi khinh bỉ. Trái tim nầy rộng vô biên, nhạy cảm biết bao và vị tha biết
bao nên mới giữ tình trong suốt 30 năm:
Anh lạc đường đi - hai chiếc dép
khóc thầm...
Chia cùng anh một mối tình câm
Ba mươi mấy năm... Cầm bằng như
không vậy!
Bài thơ có câu “Chia cùng anh một
mối tình câm” có thể hiểu họ âm thầm xa nhau chẳng ai bày tỏ con tim mình,
nhưng biết đâu chữ “chia” có ý nghĩa họ đã thành vợ thành chồng nhưng chia nhau
cuộc tình so le như đôi dép ấy. Câu thơ “Anh lạc đường đi – hai chiếc dép khóc
thầm” có thể hiểu là không phải lạc đường đời mà lạc con đường tình ái. Đáng ra
họ đi chung một con đường tình với hai
chiếc dép giống nhau. Nếu mối tình xảy ra như ý tưởng sau thì vô vàn đau khổ
cho nàng.
Dầu câu chuyện tình chía tay để nhớ nhau
trong câm lặng hay đối diện cùng nhau như hai chiếc dép khác nhau thì bài thơ
vẫn cho ta những cảm xúc nghẹn ngào. Đôi dép tầm thường kia vào thơ lại cho ta một
chút hụt hẩng, một chút nhớ nhung xa vời, một chút hờn giận vu vơ và một tình
yêu không đáng gì hóa ra lại đẹp. Ngoài ra bài thơ cũng bắt ta suy gẫm những
ngang trái của cuộc đời.
Đọc những bình luận trên dòng thơ
gian faycebook của tác giả dưới bài thơ trên, tôi bắt gặp một nhận xét thật
hay. Xin phép bạn Đặng Công Tạo cho tôi chép lời ấy vào đây: “Anh không ngờ chỉ
có 2 chiếc dép, chiếc Châu Phi chiếc Châu Úc trong cơn
lè nhè say của ai đó, mà trên đời có được bài thơ đẹp. Hình như trong một tác
phẩm của mình, thiền sư Nhất Hạnh đã viết...: "trong hoa có rác, trong rác có hoa. Nhìn hoa thấy rác, nhìn rác thấy hoa" Bài thơ
KHẬP KHỂNH của Khúc Thuy Du đã phô diễn triết lý đó. KTD đã nhìn thấy hoa trong rác. 2 câu cuối
như ngoáy vào tim anh bằng cây gắp nước đá! Vừa lạnh vừa tái tê!”.
Đúng vậy, con mắt thấy hoa trong rác phải đâu con mắt
của người thường, nếu không uyên thâm đạo pháp thì cũng sâu nhiệm lẽ huyền vi của
tạo hóa.
Châu Thạch
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét