TÌM
ĐÂU - thơ Phố Vắng
Phải đi đến đâu để tìm thấy cuộc đời.
Đường cong vênh, gập ghềnh toàn con dốc.
Chẳng biết phải học những gì cho cuộc đời không nước mắt.
Bước chân chiều chập choạng nhón chênh vênh.
Phải đi đến đâu để thấy Biển rộng hơn.
Để thấu chiều sâu sóng bạc lòng cơn khát.
Phải đi đến đâu để biết rằng mình lặng.
Cho câu thơ vơi bớt chút nhọc nhằn…
Phải đi đến đâu để tìm được chính mình.
Để chẳng phải nguệch ngoạc kí đời mình vào con chữ.
Đi đến đâu, đến đâu để thay đổi quá khứ…?
Không phải giả đò, mặc cả gió ngây ngô…
Và đến đâu nữa để tìm thấy tuổi thơ.
Ta cứ hỏi như chưa từng được hỏi.
Lặng lẽ xô giữa những mùa gió máy.
Tháng năm cười – ta ngốc quá trời ơi.
Phải đi đến đâu để tìm thấy cuộc đời.
Tôi
thường nghĩ: Thơ hay không phải chỉ đọc xong cười “rung rúc” mà phải có cốt
chất phả “rưng rức” và tĩnh lặng ngẩn người bất động giây lát để lắng thấu giọt
trầm phấn hoa của miền dự vi đời trần chảy từ rãnh lá non tơ thô chất được ướp
chín tầng mưa nắng, rơi vào vùng hun hút nan quạt thổi ngược khi thăng hoa và
chưng cất được thứ dư âm tinh túy cốt tủy chiếu sao định mệnh… Bài thơ “TÌM
ĐÂU” của tác giả Phố vắng là một trong những bài thơ để lại những cảm xúc nghèn
nghẹn, đau đáu và chất chồng những câu hỏi mang mũi tên vót nhọn đâm thấu trái
tim những con người mẫn cảm hay vô cảm, nhạt nhòa tình cảm để rỉ máu, “oxi hóa”
thứ máu đông cục vo tròn, chết yểu của
vùng cảm thấu, bản chất vốn nhạy cảm và hứng cảm nhưng đã bị một thế lực ma
mãnh “vật, duy” độc tàn khống chế… để tâm hồn, bản chất thiện lương bị méo mó,
biến chất và mất chất, nó ám vào miền thánh thiện, lương thiện vốn dĩ cần khí
thở, khao khát vùng ánh sáng chân, thiện, mĩ. Hay hiểu một cách đơn giản rằng:
Bài thơ “TÌM ĐÂU” ta thấy “ tình đời và số phận nhân vật trong đó giống như một
vại dưa muối bị khú nhưng “ tình người và khát vọng mở” lại giống mùi của một
loài hoa nở đêm ngậm sương thanh mát và có sức gợi bao ẩn ý hình nụ , hình hoa
thơm thảo!
Xưa
kia nữ sĩ Hồ Xuân Hương và đại thi hào Nguyễn Du có rất nhiều tác phẩm “tạc
hình khắc dạ, đóng đinh” thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói
riêng cái thời vận hóa đổ hết cho số phận, cái thời mà nham nhở dọc ngang tím
tái, bầm dập trên thân thể mà bảo cười không những cười nhăn nhở mà còn phải
cười sao cho “đắt tiền” nhất, hạnh phúc nhất thế là phải đồn hết sức, gom hết
“duyên bình sinh giả tạo” để “chiều” ông hoàng có cái tên rất “ỡm ờ” là “số
phận” trong khi đó trái tim thì đã tóp teo hồng cầu, mà cửa sổ tâm hồn đã ngả ố
từ lâu… Bài thơ “TÌM ĐÂU” của Phố vắng cũng viết về thân phận con người nhưng ở
vế sau cái vế mà như cô gái bước qua cầu
muốn trở lại bên kia nhưng tìm chẳng thấy cầu cũ để ngẩn ngơ tiếc nuối xót xa…
cũng giống như một vại dưa được mối nhưng thiếu những nguyên liệu gia vị để
nhào trộn chêm vị, lót vị cũng có thể “quá tay” quá thừa một chất liệu
nên men, hay để quá lâu, quá nhiều thời gian đến khi cần sử dụng thì “ôi thôi” đã là vại dưa hỏng, bị chua
loét, bị khú không sử dụng được, không
ăn được vại dưa đó thành phế phẩm… nhưng không hề mâu thuẫn khi Tôi nói “ tình
đời và số phận của nhân vật không tên, không tuổi trong bài thơ như một vại dưa
muối khú mà mùi của nó lại giống mùi của
một loài hoa nở đêm ngậm sương thanh mát và có sức gợi bao ẩn ý: hình nụ , hình
hoa thơm thảo” bởi ai cũng biết cái quy
luật bất biến lẽ đời “muốn hạnh phúc thì phải đấu tranh” và đời người dù muốn
hay không muốn, nhìn thấy hay bị che đậy thì luôn đau thầm lặng để dựng xây âm
thầm niềm hạnh phúc từ những niềm vui mỏng manh… để bình minh về: sáng bừng bức
tranh trong câu thơ đẹp như dòng suối chảy từ cao và gió bay từ biển cả khi
khát vọng trong ngôi nhà trống luôn niềm nở gọi mời “Cảm ơn đời mỗi sớm mai
thức dậy. Ta có thêm ngày mới để yêu thương”… Đi sâu vào Thơ Phố vắng ta thấy ngổn ngang chữ thật: thơ thực tế rất
thật về ý và tứ thơ, như một gáo nước lạnh hắt vào giấc mơ ngất ngưởng mộng tưởng, diễm lệ, đài các mà
các phân tử là những hạt ảo tưởng liên kết với nhau bằng chất kết dính không
tưởng… rồi hệ quả là điều “ tưởng không đau mà đau không tưởng”
Phải đi đến đâu để tìm thấy
cuộc đời
Đường cong vênh, gập ghềnh
toàn con dốc
Chẳng biết phải học những gì
cho cuộc đời không nước mắt
Bước chân chiều chập choạng
nhón chênh vênh
Đọc,
ngấm từng câu chữ: chỉ muốn giận… sẽ vừa khóc rũ người và đánh mỏi tay tới nhân
vật được khắc họa, được ngầm chỉ định, muốn thóa mạc , mạt xác … nhưng cũng vô
cùng mủi lòng thương xót không phải giận cái “dốt lát” của chính thể mà thương
“cái duyên bong bóng xà phòng”, xót sự đời hối lỗi muộn màng … cũng đúng thôi :
Đường tình cũng giống như đường đời như con đường bùn non hay đất sét dưới mặt
nước khi chới với giữa lòng sông, ngòi - chỉ định hình, chủ định rằng sẽ bước
đến bờ bên kia đối diện khi đang dưới nước thì cái nhãn quan, con mắt để nhìn
đã bị che, bưng bít rồi còn đâu nên không thể biết chỗ nông sâu để mà dè chừng,
để bước hay không bước, tiến thẳng hay đi hình vòng cung… để khỏi ngã, khỏi
chìm nghỉm khỏi đi lòng vòng… nhưng rồi đã bị ngã, đã bị chìm và dĩ nhiên còn
sống: chỉ lạnh hay “sun” hết thịt da vì bị ngâm mình nhiều trong nước hay phải
uống nước bẩn mòng bụng , tía đỏ con mắt … để hối lỗi “hỏi vặn”, chất vấn chính
mình: sao không bước bên phải hay bên trái, sao không đi đường vòng hay đường
thẳng chứ?! Sẽ không bị vậy… nhưng ngầm hỏi và cũng tự trả lời liệu đường mới
có tốt hơn không – hay còn “cong vênh, gập ghềnh, dốc trơn” hơn để ngã đau hơn,
khổ, nhục hơn?
…Ở
cái cõi đời kiếp làm người đa số cá thể người đều “mở mắt hay nhắm mắt” đều đã
đi tất hoặc đi dưới ba con đường: Đường tình, Đường sức khỏe, Đường công danh
mà ba con đường này theo Thuyết giáo Duy tâm biện chứng được ứng biến trên lòng
bàn tay của mỗi người : bằng ba đường thẳng cá tính trong ba con đường này:
Đường công danh một phần nào đã đoán được tương lai phía trước sẽ ra sao, thế
nào khi dựa vào nền tảng kiến thức am sâu vốn có ở thì hiện tại và những “ mơm
tởn” bề thế cảnh gia có sức mạnh cắt tỉa, nâng cấp hay vo tròn… còn hai con
đường kia nghiễm nhiên con người sẽ “ mắt nhắm, mắt mở” để đổ cho cái số phận
an bài kệch cỡm, trơ trẽn mà sức công phá, tàn phá của nó thật không lường cũng như sự ngọt ngào của nó thì cũng không tưởng!
Vì là người ngoài cuộc đứng trên lập
trường của một người bình Tôi sẽ không trả lời ngay … “ đi đâu để tìm thấy cuộc
đời”, hay phải học những gì cho cuộc đời không nước mắt… để bước chân chiều
không chập choạng nhón chênh vênh”… mà tôi sẽ thấu hiểu, đồng hành cùng những
khúc quanh co, loanh quanh đầy ám ảnh, ngạt túng bấn và vô số câu hỏi tu từ đẫm
lệ không hồi đáp.
Có
người đã nói: Bài thơ là chiếc bánh và người bình thơ là người ăn bánh điều này
Tôi nói đúng, nhưng chưa đủ mà phải nói
rõ trên lương chi của kẻ khách thể : “Bài thơ là chiếc bánh và người bình thơ
là người ăn bánh CÓ TÂM” khi có tâm thì sự thấu hiểu mới đạt đến trình độ “max”
, mới nhìn thấy và đồng cảm thuần khít được những dung ý biểu đạt của bài thơ mà
đôi lúc người làm thơ khi viết không nghĩ và ngờ tới được như vậy!
…
Những câu hỏi ngỡ của một người ngờ nghệch nhưng không phải mà của một người
cười hềnh hệch khi đi qua, thấm hết những nỗi đau và thất bại trước những gian
khó trở ngại mặc dù biết những cản trở trên đường đời, đường tình đó dù muốn
hay không muốn, dù duy tâm hay có cơ sở duy vật thì tố chất chèo lái con thuyền
qua dòng sông cản trở đó không đủ mạnh, không đủ sự dẻo dai, bền trí để vượt
qua hay dù có vượt qua đi chăng nữa thì người trong cuộc đó cũng không thể cải
hóa những thứ, những điều, sự vật hiện tượng mang tính khách quan tất yếu để
cho tiếng lòng, cho áng thơ khai sinh sau tiếng cười đó đầy chua xót, man dại
đó là một sản phẩm buồn da diết “ Phải đi đến đâu để thấy Biển rộng hơn, để
thấy mình lặng” - đây vẫn là sự hối lỗi muộn màng khi đã " dính" phải
cái số phận hẩm hiu nghẹt thở, túng bấn nhỏ bé, hạn chế, và nữa “ Phải đi đến
đâu để tìm được chính mình, tìm được quá khứ, tìm được tuổi thơ ” Những câu hỏi
đã biết lời giải đáp trước khi nó hình thành câu hỏi nhưng tác giả vẫn viết để
cho nhân vật trong tác phẩm đã hóa thân không chỉ một lần trong đường đời của
mình mà đã hóa thân thành rất nhiều người đại diện cho quần chúng số đông rất
mong mỏi về điều có thật rất đẹp, rất đáng trân trọng, nâng niu nhưng không bao
giờ chạm tới, sờ tới – chỉ sống được trong ảo tưởng, trong những giấc mơ mộng
mị, hoang đường… thật vô lí mà lại rất có lí đúng như Nhà văn Ma Văn Kháng từng
nói “Vô lí là cái lí có chân”
Bài
thơ mang cốt cách thể thơ tự do đương đại, là hơi thở đa đáu, xót xa thấm nhuần
tư tưởng “hối quá” đầy nuối tiếc cho một quá khứ tốt đẹp hơn hẳn, cho một miền
xa ngái không bao giờ tìm lại được… Tôi định trả lời cho nhân vật được khắc họa
vô ảnh, vô hình trong bài thơ tất cả câu hỏi bị bỏ ngỏ đó nhưng thật khiếm nhã
và không phải hơn nữa sẽ là không đúng khi biết rõ rằng Tác giả cũng như nhân
vật trong bài thơ đã : mượn gió bẻ măng, mượn sự say để nói điều tỉnh, mượn cái
động để phỏng mô cái tĩnh… đây là sự “cao tay có văn hóa” trong phân cảnh tầng
lớp bối cảnh kết cấu thơ
Bài
thơ có những từ ngữ rất ngọt, rất đắt lấy được cảm tình của độc giả, lấy được “sợi
tơ tình” của người đọc: “Để thấu chiều sâu sóng bạc lòng cơn khát” Nghe hay
lắm, miên man vô tận lắm. Cái cơn khát đó được ví von với chiều sâu của sóng mà
với sự bạc lòng từ “bạc lòng” đa nghĩa: con sóng biển thực tại có màu trắng, và
nghĩa con sóng lòng tức tấm lòng của nhân thế bạc bẽo, bội bạc, phản bội sự
nhân cách hóa, ẩn dụ hóa khoa học để câu thơ rất nhẹ nhàng về dung từ mà nặng
trĩu suy tư trắc ẩn. Hay “Không phải giả đò, mặc cả gió ngây ngô”… từ “ mặc cả”
xưa kia chỉ dành cho quy luật trao đổi mua bán những giá trị ngang giá bằng
tiền ngoài nhân phẩm, nhưng nay người đời và đời thực, cái đời thực "trần
truồng": cái xã hội xô bồ và đầy nghiệt ngã đó tác giả đã ngầm vần hóa nó
vào thơ tuy người đọc không thấy “lồ lộ” rõ câu chữ nói toạch, nói thẳng nhưng
rõ ràng sự "mặc cả" này về cái tình đời và tình người bạc phếch nhân
phẩm, đạo đức và phẩm hạnh, nhân cách và tình yêu … mà thôi! Tôi đặc biệt thích
câu “Lặng lẽ xô giữa những mùa gió máy”, “gió máy” là loại gió không tưởng, ở
thực tế không có loại gió này đây là loại gió nghệ thuật sắc màu muốn đả nghĩ
cái vần xoay, đảo điên rất nhanh, rất vội của đời sống, của số phận về cuộc
sống của con người, của nhân vật trong tác phẩm…
Cái
chưa được của bài thơ cũng nằm trong cái đã được, đã hay đó là sự trùng lặp
mong muốn nó như một sự liệt kê, gạch đầu dòng… nhưng chính điều đó lại tạo
thành điệp khúc dồn dập của cái mong mỏi, muốn có đồng thời đó cũng là những
thất bại buồn đau trong quá khứ…
Người
đời nhất là những người trong cuộc đều biết: phần lớn thơ được thoát xác khi
cuộc sống đã quá đầy tràn, “đầy tràn” trong nghĩa đen và cả nghĩa bóng cũng có
thể nhân vật trong thơ quá đau buồn hay tác giả thương xót cho những con người
bị hẩm hiu vậy… dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì sự “tròn vai” này đã rất
thành công với một bài thơ có tựa đề ý tứ rất loanh quanh, luẩn quẩn nhưng
nghĩa , dụng công thì rất nhân văn, rất đời và rất tình !
…Hãy
đọc và nhắm mắt lại để cho tình đời, tình người trong thế giới của “TÌM ĐÂU”
không như vại dưa muối khú mà nhẹ nhàng và đầy tinh tế chỉ còn thứ mùi thơm mát
của một loài hoa nở trong đêm thanh khiết ngọt dịu biết bao để tình đời, tình
người trong thế giới xô bồ, nghiệt ngã, bạc nhược, giả tạo, phản bội đó sẽ bị
lu mờ tẩy chay và đào thải… Người ơi! có làm được điều đó để ta TÌM THẤY cuộc
đời!
Nguyễn Thanh Huyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét