Bên anh rồi lại dào dạt trào dâng
Buổi chiều nay anh bỗng thấy bâng khuâng
Nhớ về những tháng năm sông âm thầm bù đắp
Cho bãi bồi anh tình em đầy ắp
Xin cảm tạ dòng sông em tha thiết hiền hòa.
Nguyễn Tử Chương
Trong thơ ca
Việt Nam: Nói về tình yêu đôi lứa, ai cũng biết bài “Thuyền và biển” của nhà
thơ Xuân Quỳnh. Nói về sức mạnh tình yêu ai cũng ngân nga bài “Ca dao em và
tôi” của nhạc sĩ An Thuyên. Nhưng nói về vẻ đẹp “yêu thương”
của vế đối “người thương yêu”, thì ngoài
một số tác phẩm mang tính chất cá tính, nổi trội thì số còn lại đều ở mức “đồng
sàn, đồng dị”... Bài thơ “Có một dòng sông như thế” của tác
giả Nguyễn Tử Chương liệu có thoát khỏi
“mô típ” của những “vỏ kén” “hao hao, bình bình” đó không?. Để trả lời câu hỏi
này Tôi sẽ “chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ” để tìm và hiểu, để thấy và ghi
nhận giá trị bài thơ, mà hồi kết ta có thể “tin yêu” mà nói: có “DÒNG SÔNG HUYỀN THOẠI HAY BẾN ĐỖ BÌNH YÊN”.
Những bài
thơ viết về người vợ, người phụ nữ một đời son sắc, tần tảo vì chồng, vì con. Người phụ nữ đó giống mùi hương thơm
ngát vấn vít, thầm lặng, âm thầm và nền nã... làm cho người bên cạnh, người chồng
có được cảm giác dễ chịu, an tâm, an nhiên. Những bài thơ về mảng đề tài này số
lượng ít, mà viết, ca ngợi về người vợ đang sống, tồn tại bên cạnh lại càng
íthơn. Thật buồn khi phần lớn các bài thơ viết về vợ đều trong thời gian người
vợ đã quá cố, đã vào cõi thiên thu... Tôi gọi đó là những áng thăng hoa “buồn
và nhạt” màu nâu đen trong vườn địa hạt thi ca. Bên cạnh đó, vẫn có những “áng
thơ màu hồng ấm nồng”, những tác phẩm
không theo lối mòn “sáo rỗng, đãi đuôi”, những tác phẩm có hồn cốt thật và đẹp
của chuẩn mực “hợp thời” đã ca ngợi song hành, đúng lúc và triệt để khi người
được ca ngợi lĩnh nhận, cảm nhận tình cảm sự tin yêu trân trọng của người ca
ngợi ở “thế” đang sống, bằng xương bằng thịt... Tôi nghiêng mìnhtrước bài thơ
“Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương, nay Tôi trân trọng nói về vẻ đẹp thơ và tình
người trong bài “Có một dòng sông như
thế” của tác giả Nguyễn Tử Chương.
Có một dòng sông chưa đặt tên
Chảy suốt đời anh chẳng khi nào ngưng nghỉ
Sông uốn những đường cong yêu kiều hoàn mỹ
Lưu luyến thượng nguồn trước khi về với biển khơi
Dòng sông ấy cũng nhiều lúc chơi vơi
Mỗi buổi chiều không thấy thuyền về bến
Chỉ một ngọn sóng xô nghiêng, sông ngỡ anh vừa đến
Thủy triều lại dâng làm nỗi nhớ ngập đầy
Hai khổ trên và ba khổ thơ còn lại trong bài thơ Tôi không hề thấy “thân
xác” của chữ “vợ” nhưng hồn cốt của bài thơ lại nói tới người tri kỷ tâm giao,
người cận kề sớm tối, người phụ nữ hậu phương “chăm bẵm” vun bồi cho “suốt đời
anh”... dĩ nhiên người đó không phải người “phụ nữ làm công hưởng lương” hay
người “tình một đêm”, mà nếu là người tình thì là người “tình trăm năm” vậy
đích thị là người vợ thảo hiền thân thương rồi. Và chữ “vợ” mộc mạc kia đã được
“du lịch, hóa thân” vào “ngôi” yêu thương ẩn dụ “dòng sông em”.
Trong
tình yêu thời hiện đại “@, 4.0” của
“thiên tình sử” thuần túy màu hồng ân ái, luyến lưu hay tình yêu trong hôn
nhân, điều cơ bản rạch rõ nhất của sự khác biệt: khi yêu thì phóng đại ưu điểm
còn hôn nhân thì phóng đại nhược điểm. Khi yêu thì nhược điểm của đối phương
trở thành “điểm nhấn cá tính tình” còn trong hôn nhân giống như những lần “chơi
cổ phiếu” “lên giá, rớt giá đôi khi đối
tượng trở thành phế phẩm” của những lần
“giải ngân, bỏ giỏ” “nguyên thủy” của đối tượng có bản tính, bản chất được “hiện nguyên
hình” thật nhất, rõ nhất, nên suốt đời chỉ yêu một
người nghe thật đẹp nhưng thật hiếm, chính cái hiếm này làm cho giá trị của
tình yêu được nâng cao và phẩm chất, đạo đức của chữ “tình” thẫm đẫm ngọt ngào
lâu bền hơn… với cách chiêm nghiệm tình đời, tình người vần xoay của quy luật
nhân sinh, thi phẩm
của Nguyễn Tử Chương đã khoác chiếc áo màu sắc trong “cải tử, thế chỗ và duy chỉ” khi
“chảy dài” một dòng sông “chưa đặt tên” chẳng?! “Sông
uốn những đường cong yêu kiều hoàn mỹ / Lưu
luyến thượng nguồn trước khi về với biển khơi”. “Dòng sông” dĩ nhiên phải
“cong”, phải ngoằn nghèo, uốn khúc do tác động của dòng nước nở bồi, của địa
hình lưu thông. Còn người phụ nữ đẹp phải có những “đường cong yêu kiều, hoàn
mĩ” vẻ đẹp mà “thiên hạ dỉ tai nhau” “đồng hộ cát hay mê cung đồi núi nhấp
nhô”. Tác giả đã lấy những “mĩ từ” chỉ người phụ nữ đẹp để nói về một dòng sông
“chưa đặt tên”. Đây là một điều “phi lý” trong “dụ ý” “có lý” để dòng sông chưa
đặt tên kia từ “sơ khai nhất”, từ “điểm xuất phát thấp nhất, chưa có gì” thỏa
sức “phô diện” những gì “của mình” đẹp
nhất, đáng yêu nhất, tài năng giá
trị nhất để tiến tới cái “đẳng cấp” xứng đáng thụ hưởng cao nhất đạt được.
“Trăng khi tròn khi khuyết,tình người cũng khi
đầy khi vơi”. Nói vậy rất đúng nhưng chưa đi sâu tận cùng ngữ nghĩa, ngữ cảnh,
bởi Trăng là hiện tượng thiên nhiên nó khuyết, tròn đều theo một chu kì “như
đinh đóng cột”. Ở Việt Nam “trăng” có bị che
khuất bởi những đám mâythì ngày rằm hàng tháng nó vẫn tròn, còn ngoài rằm thì“méo, khuyết”theo kích cỡ khác nhau.
Trong khi đó, “tình người” là thứ không theo một quy luật nào, nó biến thiên “vô lối”, “bất thình lình”, tăng giảm theo sắc thái,
theo “cảm ứng, cảm hứng, hứng khởi”, nó không bị chi phối từ một hệ điều hành
nào, một “quyền áp chế” tối cao nào, nó phụ
thuộc vào “con tim yêu đương đóng, mở bất chợt”... nhưng “chẳng ai” biết con tim yêu đương đó “đóng mở
“ khi nào, cũng giống như “dòng sông chưa đặt tên”
kia: “Dòng
sông ấy cũng nhiều lúc chơi vơi../Thủy triều lại dâng làm nỗi nhớ ngập đầy”…
Dòng sông “nở bồi” khi “con nước lớn
quần thủy”, lúc hanh hao mùa cạn… Tình người, lòng người cùng đầy vơi của những
nỗi niềm thương nhớ, của sự sẻ chia, bù đắp, tin yêu. Tình yêu còn, lòng tin bền vững như “thép trong
lửa đỏ” thì trái tim yêu đương căng tràn
“ngập đầy” nhựa sống. Ngược lại, cái tình nguội lạnh như “nhiệt kế tụt” mà không biết lan tỏa, sưởi ấm cho độ “cuồng
say” ấm nồng lên “độ” thì
lúc đó cái tình sẽ “chơi vơi”, lưng chừng và mai một… sự ảnh hưởng của dòng
trôi, của mối quan hệ tình nhiều khi đơn giản chỉ là một “ngọn sóng”. “Ngọn
sóng” thực của dòng nước, “ngọn sóng” ví von của những ảnh hưởng, những “chất
xúc tác”, những “trao đổi” qua lại của đối phương gửi trao nhau… Bởi vậy “giữ
được thế cân bằng của “dòng trôi”, của “tình người” luôn ăp ắp không hao hụt trước
và sau quả là một điều khó, bởi:
“Kỳ thực, tình yêu nói chung và tình yêu trong hôn nhân vốn không cần những lời
thề non hẹn biển, càng không cần thể hiện bằng sự bi tráng của sinh ly tử biệt.
Nó chẳng qua chỉ là một cuộc sống yên bình như nước, nhưng để yên bình
như nước không phải là điều dễ” ( trích Ngôn tình của Diệp Lạc Vô Tâm )… có phải chăng chính
dụ ý sâu sắc, thâm trầm, “kín đáo” và rất “độc đá” này mà tác giả Nguyễn Tử
Chương đã khéo léo,
tài tình đã vận hóa “yểm bùa” vào “khế ước tình yêu” cho “cá tính thơ” của riêng mình trong bài “Có một
dòng sông như thế”. Đây là một cái nhìn tinh tế của tầm quan sát, trí tưởng
tượng và sóng sánh chiểu liên tưởng,
khuyếch đại những dụ ý “cần và đủ” cho một cuộc tình, cho một “chân lý”
tồn tại của sự vật hiện tượng.
Từ
“dòng sông chưa đặt tên” ở khổ đầu, “dòng sống ấy” ở khổ hai thì đến khổ ba
trong bài thơ “ Có một dòng sông như thế” Nguyễn Tử Chương đã“trả lại tên” cho
“dòng sông”, dòng sông đó có cái tên “chung chung mà rất đỗi riêng riêng” “Dòng
sông em”.
Dòng sông em mải miết chảy về đây
Tưới mát tâm hồn anh giữa dòng đời hối hả
Giữa tình đời bon chen vội vã
Sông dịu hiền như bóng mát dưới hàng cây
Và một phát hiện của sự chuyển đổi, đó là: Mối
quan hệ giữa “anh” với “biển khơi” với “thuyền” và “bãi bồi”. Hóa ra những tên
gọi, “xứng danh” này chỉ để nhắc gọi về
một cá thể, một người duy nhất là “anh”. Và để dòng sông có chảy về đâu, có “vươn”
trôi xa cũng nhằm “bồi đắp bờ anh”. Và
tình người thương cũng vậy, người ở đâu đi chăng nữa thì tâm trí, tâm hồn yêu
đương, mong ngóng cũng hướng một phương duy nhất là “anh”, chỉ “bờ anh” mà
thôi.
Sông tĩnh lặng yên bình, soi bóng cả trời mây
Bồi đắp bờ anh một đời cần mẫn
Những lúc xa anh, sông cuộn mình hờn giận
Bên anh rồi lại dào dạt trào dâng
... “Thuộc về
nhau đôi khi không biểu hiện bằng tình cảm mãnh liệt, lộ liễu mà chỉ đơn thuần
là một cảm giác bình yên, sự an tâm khi được cầm tay cùng nhau đi đến cuối con
đường, “lĩnh trọn” cảm giác khi nhắm mắt lại: đôi mắt ấy, nàn tóc ấy, mùi hướng
đó không lẫn, không đồng hóa, hòa tan vào đâu được, nó chiếm hữu và duy nhất để
khi ta thấy đi cả một vòng lớn đường đời, qua chông gai, thử thách nếu khi quay
trở lại điểm ban đầu xuất phát ta vẫn
thấy thật vui mừng vì có người đó kiên định chờ ta, cùng ta”... “Ngôn
tình” về tình yêu mang thiên hướng “duy nhất, duy chỉ” này đã được khắc đậm nét
trong cả bài thơ, đặc biệt tinh lọc rõ nét nhất ở khổ thơ cuối
Buổi chiều nay anh bỗng thấy bâng khuâng
Nhớ về những tháng năm sông âm thầm bù đắp
Cho bãi bồi anh tình em đầy ắp
Xin
cảm tạ dòng sông em tha thiết hiền hòa.
Khi đọc khổ
thơ trên, Tôi nhớ một “ngụ ngôn” tình yêu “Tình yêu mãnh liệt như một liều
thuốc kích thích, vừa dùng xong vô cùng kích động, nhưng lâu dần nó là một hố
nước đọng. Còn người vợ mãi mãi là một dòng suối ấm áp để miệng ta luôn khát. Khi
tim ta mỏi mệt, chân ta rã rời thì người vợ đầu gối tay ấp an ủi, vỗ về và
thương yêu ta hơn”. Như Tôi đã nói trước ở đầu bài bình: nhân vật “dòng sông
em” chỉ là cách nói “tránh” về người tình trăm năm, người vợ đầu ấp, vai kề. Do
vậy ta khẳng định “nhân vật trữ tình “anh” và nhân vật “em – dòng sông em” trong
bài thơ là những người hạnh phúc, hạnh
phúc viên mãn”, bởi trên bước đường đời đấu tranh để hạnh phúc, giữa ganh đua,
buông bỏ, thêm bớt trong các mối quan hệ là điều khó có thể tránh “giữa dòng đời hối hả/ Giữa tình đời bon chen
vội vã” nhưng nhân vật trữ tình “anh” và
“dòng sông em” đã không đánh mất bản ngã thiện lương, tâm tình, trí hướng của
mình, luôn son sắc, thủy chung... Nhìn qua “nếu có” cũng chỉ là một sự “sao
nhãng, bâng khuâng vô ý” của nhân vật trữ tình “anh” mà thôi. Chính câu thơ “Buổi chiều nay anh bỗng thấy
bâng khuâng”, chữ “bâng khuâng” rất nhiều nghĩa đã một phần “vạch tội” sự “sao nhãng”
của nhân vật trữ tình “anh”. Có “tội” nhưng cái “tội lỗi” đáng yêu đến lạ kì:
Cái tội khi biết “bâng khuâng” trước cuộc sống tình đời “bên ngoài, người
ngoài” đối đáp rồi để nhìn nhận so sánh bên trong con người mình và người luôn
bên cạnh mình. “Bâng khuâng” xao xuyến khi quá khứ và hiện tại “giăng mắc một
tình yêu son sắc, chăm bẵm bao phủ xung quanh mình để thấy thương yêu, trân quý
hơn giá trị thiêng liêng mà gần gũi ấm áp... Thế đấy, cái “bâng khuâng” đó đáng
yêu là vậy... Bất kỳ mối quan
hệ nào trong cuộc sống muốn lâu bền, dài lâu luôn phải chăm sóc lẫn nhau “có đi
có lại mới toại lòng nhau”, nếu một trong hai bên có “chênh lệch” về sự tương
thích, thì sự chênh lệch này ở mức “cho phép”. “Tình yêu đôi lứa” cũng chỉ là
một phạm trù của quy luật “qua lại” này. Trong bài thơ sự “bâng khuâng” của nhân
vật trữ tình không làm giảm độ đậm sâu tâm tình của nhân vật mà chính cách sử
dụng từ ngữ đa nghĩa, “đa nhân cách”này để người đọc phải “kiểm chứng” lại. Nói
theo ngôn ngữ “Luật pháp” là phải “lật
lại hồ sơ” tìm nguyên nhân, bằng chứng... Tôi cũng bất ngờ “dừng” lại trước từ
“bâng khuâng” này để một lần nữa ghi nhận và khẳng định: nhân vật trữ tình
“anh” không hề có “vết đen” nào, vì những câu thơ viết về “dòng sông em” chính
là sự nhìn nhận, ghi nhận rất trân trọng từ “anh”: “Dòng sông ấy rất đẹp: “đường cong yêu kiều hoàn mĩ”.Dòng sông ấy
cũng đời thường “nhiều
lúc chơi vơi”, “sông
cuộn mình hờn giận”, “dào dạt trào dâng”, “Sông tĩnh lặng yên bình”. Dòng sông rất
tình “Chảy suốt
đời anh chẳng khi nào ngưng nghỉ, “Tưới mát tâm hồn anh..”, “Sông dịu hiền như bóng mát
dưới hàng cây”, “tha thiết hiền hòa”... đây là kết quả tất yếu cho một
minh chứng: “anh” có dõi theo, có quan tâm quan sát, có yêu “em” nhiều mới hiểu
về “em” và để trân trọng em hơn. Và rồi một cái kết “có hậu” cho mối quan hệ
này là “Nhớ về những
tháng năm sông âm thầm bù đắp /Cho
bãi bồi anh tình em đầy ắp”. Phải, “bãi bồi có đầy, ắt tình cũng đầy”...
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do với ngôn từ chau
chuốt như được “KCS ngôn ngữ” trước khi vận hóa.
Bài thơ là
một chuyện tình đẹp, cái kết rất có hậu. Một chuyện tình có điểm nhấn “màu hồng” mà
xung quanh nó điểm tô, trang trí “màu ấm”. Những cao trào của diễn biến bi kịch, kịch tính không quá “gây cấn, ghẹt thở” nên “màu hồng, màu nóng” này dễ
trở thành đơn điệu đối với một số vị “thưởng ngoại” quá khó tính. Nhưng xét về một câu chuyện
trong một bài thơ có giá trị nhân văn và tính dăn dậy thì “Có một dòng sông như thế” đã “ghi điểm”.
Phân cảnh cuối trong bài thơ hơn
một tuyên ngôn, một “ngôn tình” về tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng. “Vợ chồng
đến với nhau bởi cái duyên nhưng sánh vai cùng nhau lại ở cái nợ, cái tình bồi
đắp, trân trọng và ghi nhận nhau”. Khái
niệm cổ hủ “chồng nhất, vợ nhì” đã không
có đất ươm mần, mà thay vào đó quan niệm “Người đàn ông chân chính là người đàn
ông tôn trọng vợ, tôn trọng vợ không phải sợ vợ mà là tôn trọng chính mình”.
Nhân vật trữ tình “anh” trong bài thơ đã làm được điều đó: “Xin cảm tạ dòng
sông em tha thiết hiền hòa”
Phải nói
thêm: Tôi có duyên bình bài thơ này khi ấn tượng ngay từ tiêu đề bài thơ. Một
tiêu đề ẩn chứa điều “ví diệu”, “huyền thoại”, một sự “vọng trọng” ẩn đằng sau
sự tôn trọng, đề cao. Nói “dòng sông em” mải miết “chảy suốt đời anh” để chỉ
người phụ nữ son sắc tin yêu, chỉ luôn hướng về một người, vì người, người duy
nhất đó trong cuộc đời. Dòng sông đó giống như “DÒNG SÔNG HUYỀN THOẠI” ở cuộc
sống thực - giữa “vơi, đầy con sóng”. Và khi đọc, hiểu dụ ý thông suốt bài thơ
Tôi bắt gặp “sợi chỉ đỏ” lóng lánh mà ấm
nồng của tình người, đức hi sinh, lòng tin yêu, yêu người và được yêu giữa hai
nhân vật trữ tình “dòng sông em và anh”, đặc biệt là nhân vật “dòng sông em”.
Cái tình, lòng thủy chung của người phụ nữ này được kiểm chứng trong một hành
trình dài “suốt đời anh”. Nói “bến bờ” là “bến đỗ” thì rất bình thường, chẳng
có gì đáng bàn. Nhưng Tôi lại nói “Dòng sông em” trong bài thơ “Có một dòng
sông như thế” của Nguyễn Tử Chương là một “BẾN ĐỖ BÌNH YÊN”. Tôi nói vậy, mâu
thuẫn lắm phải không? ... Đúng, rất mâu thuẫn và mang màu sắc phi lý vì thoạt
hiểu “Dòng sông là dòng chảy có đứng yên đâu mà gọi là bến đỗ”. Xin hãy nhìn kĩ
và hiểu “Dòng sông được kết cấu từ “bến bờ và con nước”. “Bến bờ” luôn đứng im
nhưng “con nước” thì luôn động, luôn chảy. Giống như con người. Con người đơn
thuần không thay đổi chỉ già đi nhưng dù có già đi bao nhiêu thì khi nhắc tới
người trong quá vãng - thì ở hiện tại người già đi đó chính là người trẻ trong
quá khứ. Người không thay đổi nhưng tâm tính có thể thay đổi. Tâm tính phụ
thuộc vào hoàn cảnh “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, thay đổi theo môi
trường và đối tác... Giống như dòng sông: “bến bờ không thay đổi, nhưng dòng
trôi đã thay đổi”. Nói dòng nước trôi để nó về tâm tình, tình yêu của người phụ
nữ, thì đương nhiên tâm tình đó phải như dòng nước “cũng trôi”, cũng thay đổi,
cũng “di động, biến chất” chứ?! Nhưng không!. Tình yêu son sắc của người phụ nữ
trong bài thơ luôn biết tự “làm mới” nhưng không hề bị biến chất, mất chất. Cái
cuộc sống “bộn bề, bon chen vội vã” không làm cho người phụ nữ, tình cảm của
người phụ nữ khuất phục mà được tăng thêm, sâu sắc, thẫm đẫm tình bền lâu sau
những thử thách... vì lẽ này Tôi mới bảo “Có một dòng sông như thế” là một “BẾN
ĐỖ BÌNH YÊN”. Vâng, nói “DÒNG
SÔNG HUYỀN THOẠI HAY BẾN ĐỖ BÌNH YÊN” trong bài thơ “Có một dòng sông như thế” của tác giả
Nguyễn Tử Chương đều đẹp, càng đẹp và giá trị hơn khi cái đẹp đó được bắt nguồn
từ suy nghĩ và nhận định đẹp từ mỗi cá nhân, từ những độc giả... còn riêng Tôi,
đứng ở góc cạnh nào: một độc giả hay một người bình thì chân ý bài thơ rất sáng
và rất đẹp.
Nguyễn
Thanh Huyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét