Dòng sông nghẽn mạch của nhà văn, Bs Ngô Thế Vinh là cuốn tiểu thuyết ký sự
khá kỳ công, ly kỳ và hấp dẫn mà tác giả đã tận mắt đến chứng kiến như chuyến
du khảo bắt đầu từ cuộc thâm nhập con đập Mạn Loan (Manwan) thuộc Vân Nam,
Trung Quốc cho đến kỳ cùng của con sông Hậu, Việt Nam, cũng như vùng Tràm chim,
Tam Nông thuộc Đồng Tháp Mười khu sinh thái của các loài dã hạc quý còn lại của
miền Nam, sự gặp gỡ giáo sư Võ Tòng Xuân ở đại học An Giang, đến về Bến Tre và
thay lời kết Cho một dòng sông, cùng với nhiều suy nghĩ của các bậc thức giả
viết về nó. Với sự trang trãi nổi lòng mình từ sự yêu mến con sông Mê Kong nói
riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung nhằm cảnh tĩnh và khuyến cáo với dân tộc và
quốc gia Việt Nam hãy làm điều gì có thể trước khi sự cuồng nộ của thiên nhiên
nhận chìm cả đồng bằng phì nhiêu châu thổ sông Cửu Long, với tham vọng quá dữ
dội của chính quyền Bắc Kinh, chắn dòng chính Mekong làm các con đập bậc thềm
trên thượng nguồn, họ chỉ muốn làm lợi cho chính quốc gia Trung Cọng bất chấp
các dân tộc khác tan hoang và điêu linh, nhất là những dân tộc cuối nguồn như
Cam Bốt và Việt Nam chúng ta.
Câu chuyện ông kể lại suốt hành trình khá mạch lạc và lý thú bởi nhiều
chúng cứ và dữ liệu trung thực từ thực tế chuyến đi, rất may là ông cũng là nhà
nhiếp ảnh nên đến đâu là có hình ảnh minh họa đến đó làm cuốn hút hơn cho người
đọc, rất may là tôi đọc vài lần thấy rằng đây là quyển sách quý và dữ liệu rất
đáng để độc giả Việt Nam biết càng nhiều càng tốt hầu sau nầy nếu may mắn được
góp sức vào sự cải thiện dòng sông Mêkong to lớn đã đi qua 6 quốc gia: Trung
Hoa, Miến Điện, Thái, Lào, Cambodia và Việt Nam. Nó nuôi sống cho hơn 60 triệu
dân của các nước của dòng Mekong đi qua, đặc biệt hơn là hệ sinh thái cùng hàng
ngàn loài cá nước ngọt khá phong phú.
Ví dụ như cá quậy (Bow fish) thường sống ở phụ lưu Mêkong là sông Xi‘er gần
Hồ Nhĩ Hãi thuộc Đại Lý, có đặc tính ngậm đuôi vào miệng và bung nhảy, vì vậy
dân làng đặt là cá quậy. Những ngư dân ở gần hồ Nhĩ Hải, cũng như dọc dông
Xi’er có nuôi loài chim Cốc (Coromorants) rồi huấn luyện bắt các chú cá Bow
fish, ông kể lại với giọng văn điềm tĩnh khá lý thú, tôi nghĩ ai đọc cũng thấy
thích thú.
Hay là loài cá Pla Beuk, tương truyền hàng năm và khoảng tháng 4, đoàn cá
Pla Beuk ngược dòng từ thung lũng Luang Prabang phía bắc Vạn Tượng, Lào về hồ
Nhĩ Hải, Đại Lý hơn 2000 km để đẻ trứng, sinh sản. Nếu như ở Đại Tây dương có
loài cá Hồi rất đặc biệt ngược dòng hơn 20.000 cây số rất khổ sở nhiều hiểm
nguy tìm về cội nguồn nơi sinh ra để đẻ trứng duy trì nòi giống và kết thúc
vòng đời, thì loài cá Pla Beuk ở MêKong cũng vậy. Thế giới sinh vật trong thiên
nhiên biết bao điều kỳ thú.
Dĩ nhiên trong cuộc di chuyển trở về của loài cá Pla Beuk, ngư dân hai bên
bờ sông bội thu về thực phẩm, “ngư dân Lào, Thái cho rằng cá Pla Beuk là linh
ngư, đem đến vận may cho ngư dân, nó có thể dài 3m nặng đến 300kg là loài cá
nước ngọt đặc biệt chỉ có ở sông Mêkong”. (Trang 64)
Từ mười năm nay, khi con đập
Mạn loan(Manwan) chắn dòng 1993, người ta không còn thấy loài cá đặc biệt Pla
Beuk/ Pangas Sianodon nầy lên hồ Nhĩ Hải sinh sản!!!
“Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây một sự kiện đáng ghi nhớ
và gây nhiều tranh cãi là vào giữa Năm 1993 xảy ra một hiện tượng được coi là
bất thường: Mực nước con Sông Mê-Kông phía hạ lưu đột ngột hạ thấp xuống mà không
vào mùa khô, chỉ lúc đó người ta mới được biết lfa Trung Quốc đã xây xong con
đập Mạn Loan (Manwan) và đó là thời
điểm bắt đầu lấy nước từ con Sông Mê-Kông vào hồ chứa. Và họ cũng chẳng thèm
thông báo gì cho các quốc gia dưới nguồn. Chỉ riêng với con đập Mạn Loan mà đã
giữ tới 20% nguồn nước trên dòng chính, khúc Sông Mê-Kông chảy qua Vân Nam. Sau
biến cố đó, phải nói là càng ngày càng có mối lo âu về ảnh hưởng
của chuỗi đập bậc thềm Vân Nam. Mối quan tâm đó càng ngày càng gia
tăng do nguyên nhân thiếu hẳn nguồn thông tin cung cấp bởi Trung Quốc." (Ct.Ly)
Cũng trong chuyến đi thực tế
ấy, tình cờ nhưng may mắn ông gặp Giáo sư tiến sĩ
Mika, người Nhật đang làm việc
ở đại học Anh tại trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (Centerfor South East Asian
studies) dù không phải là chuyên môn của tác giả Ngô Thế Vinh nhưng ông cũng
trao đổi về các sắc dân thiểu số, đặc biệt là các sắc dân thiểu số người Thượng
ở Tây nguyên, Việt Nam. Hy vọng sau nầy ông cùng Ts Mika ấy mở rộng đề tài nầy.
Trong chuyến hành trình bằng
thuyền xuôi dòng từ cảng Tư Mao (Simao) xuống tận bắc Thái Lan và Lào, ông mới
thấy hết sự tàn phá dòng chảy của dòng sông MêKong mà Trung Hoa là thủ phạm:
“Vào tháng 4/2001Trung quốc đã
ký một thỏa ước về thủy vận trên sông Mekong nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến,
Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông cả dùng cốt mìn, chất nổ phá tung những
khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng
dòng sông cho tàu lớn với trọng tải 500 đến 700 tấn để có thể di chuyển từ cảng
Tư Mao, Vân Nam xuống Chiang Khong, Chiang Sean Thái Lan tận đến thủ đô Vạn
Tượng, Lào. Trong khi Cam bốt và Việt Nam là 2 quốc gia trực tiếp chịu ảnh
hưởng của kế hoạch ấy lại gạt ra ngoài. Hậu quả ra sao chẳng ai lượng giá
được, nhưng chắc chắn nhịp độ thiên nhiên điều hòa của dòng chảy sẽ rối loạn,
ảnh hưởng dây chuyền lên hệ sinh thái sông Mê kong”.
Đọc đến đây tôi mới hiểu rằng
chính quyền Trung Quốc họ thích đàm phán song phương, bởi họ dễ bề khuynh đảo
được những “ông chủ” quốc gia nhỏ bé đó để làm lợi cho chính họ bất chấp những
ràng buộc của quốc tế, và tàn hại mội trường sinh thái thiên nhiên khi chuyện
đã rồi thì chỉ có trời mới cứu vãn được mà thôi.
Đường lên Tư Mao (Simao), cách
thị trấn Cảnh Hồng 165 Km về hướng đông bắc được coi là cửa ngõ xuống phương
nam ta, cũng có con đập Cảnh Hồng khởi công nắm 1998.
Hồ Điền Trì/ Dian Côn Minh và
Con sông Hồng thì thế nào? chính phủ Việt Nam có lẽ chưa biết được những gì về
kế hoạch “Giải quyết môi sinh” của họ theo lối “ Ném bùn sang ao” của Côn Minh
nói riêng và Trung Quốc nói chung. Tác giả viết:
“Những chuỗi hồ lớn nhỏ chạy
dài đến tận Hà Khẩu (Hekou) biên giới phía bắc Việt Nam, một địa hình đặc biệt
của cao nguyên Vân Nam. Hồ Điền Trì/ Dian là biển hồ lớn nhất Vân Nam…Hồ có
diện tích 300 Km2, phía tây là núi đồi, phía đông hồ địa hình bằng phẳng,
nguyên là khu chài lưới thịnh vượng , nhưng vì ô nhiễm từ các khu kỹ nghệ bờ
đông nam nên không còn nhiều cá và thực sự không còn một nền ngư nghiệp, không
sao xử lý được khối nước quá ô nhiễm trong Hồ lớn Điền Trì” (nghĩa là khu
công nghiệp xả nước vô tội vạ xuống hồ) và “một kế hoạch táo bạo của chính
quyền Vân Nam: dự trù chi phí 2 tỷ Yuan để khai thông một đường dẫn ra sông
Hồng chảy qua Việt Nam rồi đỗ ra biển Đông, sau đó thay thế bằng nước sông
Dương Tử dẫn vào hồ”. Tuy chưa có kiểm chứng được bao nhiêu phần trăm kế hoạch
đầy sáng tạo và độc ác của các “công trình sư Đại Hán” ấy. Làm sao ta có thể
kiểm chứng khi các kế hoạch luôn bị bưng bít, dấu nhẹm” bởi chính quyền Trung
Quốc.
Và điều gì sẽ xãy ra, phải
chăng cả dòng sông Hồng sẽ ô nhiễm trầm trọng và cư dân Việt Nam lãnh đủ cả,
nguy hiểm và tàn độc như thế nhưng biết làm sao hơn?!
Một nổi uất nghẹn tràn dâng
trong cả cộng đồng dân tộc Việt chứ nào phải chỉ có người dân dọc sông Hồng,
con sông lớn nhất phía Bắc tưới tiêu cho cả đồng bằng sông Hồng trù phú nuôi
sống cả hang triệu người dân miền Bắc. Trung Quốc muốn xẻ vụn, xâm thực từng
mảnh với dân ta, liệu rằng điều nầy chính phủ và dân tộc Việt có thấy?
Lào và giấc mơ Kuwait
Có lẽ ở Đông Nam Á, Lào là đất
nước hiền lành, con sông Mekong ngang qua quốc gia nầy tạo nên sự trù phú cho
cư dân và nuôi sống hàng triệu ngư dân dọc con sông, nhưng bây giờ ra sao?
Thực ra từ năm 1975 Lào đã có
3 đập thủy điện với quy mô nhỏ, nhằm phục vụ cho các thành phố. “Nam Ngum 30MW,
thuộc tỉnh Vạn Tượng. Nam Dong 1MW thuộc tỉnh Luang Prabang và Sélabam 2 MW
thuộc Champassak.
Chính phủ Lào đã vay thêm
ngoại tệ để tăng công suất cho các nhà máy có sẳn đồng thời xây thêm 2 con đập.
Cho tới năm 2000, điện lực công cộng Lào lên tổng sản lượng 270 MW”.
Như vậy là sản lượng điện của
Lào ngoài cho nội quốc còn xuất khẩu sang các quốc gia lân cận như Việt , Thái,
giấc mơ Kuwait đã thực hiện, nhưng dòng sông Mẹ (Mae Nam Khong) kiệt sức và hầu
như phía dưới các con đập làm ra điện kia tan hoang, nước cạn dòng, cá tôm cũng
cạn kiệt, bờ bãi trống huơ, ngư dân thưa thớt thỉnh thoảng cả ngày chỉ lưới
được tí cá độ nhật, bởi trên họ cả một số con đập bậc thềm của Trung Quốc đã
chặn dòng chính.
Hãy nghe tác giả viết về hồ
chứa đập Nam Ngum của Lào:
“Hồ chứa đập Nam Ngum trải
rộng trên một diện tích 250km2 (lớn hơn 1/3 đảo quốc Singapore) như một thắng
cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp hung vĩ với cảnh trí núi non và hàng trăm hòn đảo
lớn nhỏ, tuy không còn thú lớn vẫn là nơi trú ngụ của khỉ, chút, các loài chim
và rắn”
Có điều thú vị là chuyến đi ấy
ông tìm đến ngôi mộ của nhà thám hiểm người Pháp là Henri Mouhot (1826-1861)
với các thông tin còn rất rõ ràng qua 3 lần trùng tu với cảm xúc “khó mà tưởng
tượng nổi cách đây 140 năm trong cảnh hoang sơ của rừng rậm, cùng dòng sông
chảy xiết, nổi hiu quạnh và can trường của H. Mouhot lớn đến dường nào”
Và điều đặc biệt nhất của xứ
sở hiền hòa nầy có cánh đồng chum còn khá nhiều bí ẩn thách thức các nhà khảo
cổ Lào và thế giới. “Cánh đồng Chum (Tiếng Lào: ທົ່ງໄຫຫິນ [tʰōŋ hǎj hǐn]) là
một cảnh quan khảo cổ cự thạch ở Lào. Nó bao gồm hàng ngàn chum đá nằm rải rác
dọc theo thung lũng và cánh đồng thấp của đồng bằng trung tâm thuộc Cao nguyên Xiengkhuang. Hầu hết chúng nằm
thành từng cụm với số lượng từ một cho đến vài trăm cái chum
Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã
Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào”(2)
Một thoáng Thailand
Cũng trong ký sự nầy, ông ghé thăm Thái Lan, đã cho chúng ta nhiều thông
tin rất thú vị nếu không đọc chắc gì biết, ví dụ trong thời chiến tranh qua các
thời kỳ một số người Việt ta sang ấy tỵ nạn rồi định cư, những thăng trầm của
họ đến nay đã qua 3, 4 thế hệ là dân Thái chính thức nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
với dân Thái bản xứ và những sinh hoạt của dân Việt trên đất Thái. Cũng
nhân lưu lại đất Thái ít ngày ông biết khá rõ việc nhà thám hiểm Pháp Henri
Mouhot từ Thái sang Lào và được vua Lào trân trọng tiếp đón, ông viết:
“Phải hơn 7 tháng trời lặn lội từ kinh đô Bangkok đến kinh dô Luang Prabang
là một thị trấn quyến rũ như Genève và tại đây Mouhot được vua Tiantha đón tiếp
trọng hậu”… “và chỉ hơn 3 tháng sau ông bị cơn sốt rét rừng/forest fever – có
lẽ cơn sốt rét ác tính và chết ở cái tuổi 35, mộ ông đuộc chon bên bờ song Nam
Khan, một phụ lưu của con sông Mekong, con chó Tin Tin của ông hằng ngày bên mộ
chủ tru lên” những tiếng thống thiết.
Dịp nầy ông cũng đến được hang Phật bản Pak Ou, nằm êm đềm ở tả ngạn sông
Mekong, Pak Ou caves là tên chỉ chung 2 hang Phật Tam Ting (Hang dưới) và Tam
Phum (Hang trên), ông cũng chẳng ngờ được rằng nơi đây dung chứa đến 4000 tượng
Phật cổ từ hơn 300 năm trước, được biết nơi đây cũng nổi tiếng linh thiêng
người dân thường đến dâng lời cầu nguyện.
Hay là cũng từ nơi đây ông được thấy tận mắt và trao đổi với ngư dân cũng
như chụp được con cá Pla Beuk, tuy con cá chỉ 45kg và cá Irrawady. Cả 2
loại cá nầy đứng trước sự tuyệt chủng vì môi trường ô nhiễm trầm trong và
khai thác cạn kiệt.
Có một điều kinh ngạc nữa mà rất ít người biết, nhân chuyến đi của nhà văn
Ngô Thế Vinh đã tiếp xúc “Làng tiền sử Ban Chiang”.
Ban Chiang (tiếng Thái: บ้านเชียง, phát âm tiếng Thái: [bâːn
tɕʰīa̯ŋ]) là một địa điểm khảo cổ học nổi tiếng nằm
ở huyện Nong Han, tỉnh Udon Thani, Thái Lan. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới từ năm 1992(1) mà theo tác giả có lẽ văn minh cổ xưa
nhất là thời kỳ đồ đồng của con sông Mekong bị vùi lấp, được coi là sự phát
hiện quan trọng của vùng Đông Nam Á từ sau thế chiến II, tác giả viết :
“Như một giai thoại cách đây 44 năm, năm 1966 một sinh viên khảo cổ học
người Mỹ khi đi vào cánh đồng của khu làng Ban Chiang anh đã bị vấp ngã trên
một gốc cây bông gạo kapok và chẳng thể ngờ rằng anh đã ngã vào một kho tàng cổ
sử.
Quanh anh là vô số mảnh sành nhô ra từ mặt đất. Anh thu thập những mảnh vỡ
ấy
Gửi về Bankok, sau đó đại học Pannsylvania để nghiên cứu”...” khá trễ sau 4
năm, các nhà khoa học khảo cổ Mỹ + Thái mới khai quật có hệ thống. Chỉ trong 2
năm họ đã đào được 18 tấn di chỉ gồm các dụng cụ bằng đồng, bình chậu sứ, cả đồ
dệt và hài cốt trong ngôi mộ cổ. Nghiên cứu cho biết đây là ngôi mộ cổ hơn 5000
năm, và có lẽ thú vị nhất là các vật dụng bằng đồng được đúc cách đây hơn 3600
năm TCN- nghĩa là sớm hơn các đồ đồng cổ xưa nhất của Trung Đông 500 năm. Phát
hiện nầy đã phủ nhận luận cứ cho rằng kỹ thuật luyện đồng khởi đầu từ lưu vực
song Tigris và Euphrates năm 3000 TCN, cũng phủ nhận luôn rằng giả thiết đồ
đồng từ Trung Quốc du nhập về phương Nam (Đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa chỉ
2000 nămTCN)
Như vậy có thể nói rằng kỹ
thuật luyện đồng từ Đông Nam Á du nhập sang Trung Hoa thay vì ngược lại. Đó
chưa kể với những trang sức bằng đồng rất mỹ thuật phản ảnh một xã hội thái hòa
có văn hóa cao chứ không man di như Trung Hoa nhận định”.
Như vậy, trên dòng sông Mekong
có 2 quốc gia: Lào, Thái Lan nhỏ hẹp nhưng có hai điều bí ẩn là: Cánh đồng Chum
và làng Ban Chiang, không hiểu thế nào lại đồng loạt biến mất và nhân loại hầu
như quên lãng.
Cambodia, Tonlé Sap và Biển Hồ
Xứ sở chùa Tháp với quần thể kiến
trúc Ankor khá đồ sộ nhưng đã suy tàn từ rất xưa xa thế kỷ XIII, tác giả đến xứ
sở nầy chỉ là ghé tham quan đúng nghĩa, chứ không có mục đích lớn hơn, cái quan
tâm của ông là con sông Mekong, biển Hồ. Tuy vậy đứng trước Ankor Wat buổi bình
minh ông cũng cảm nhận được điều mình nhận ra từ kiến trúc nầy. Ông viết:
“Bước lên những bậc thang, đi
vào khu đền đài với hàng ngàn thước đá chạm trổ như pho sử đá cảnh trần
gian,vươn lên là các tượng đá hùng vĩ gây cảm giác choáng ngợp để tưởng như
thời gian ngưng lại cho phút trầm tư phù du về một triều đại, kiếp người”
Từ Siem Reap bằng thuyền máy
về hướng nam ra đến khu Chong Khnea còn gọi khu làng nổi của người Việt, lòng
chùng xuống với biết bao nổi thống khổ của người Việt nghèo, cuộc sống quanh
quẩn với Biển Hồ làm sao cho thế hệ phía sau khá hơn, không thể khá được bởi
hoàn cảnh con đông kiếm cái ăn đã rã rời và họ sống như công dân hạng hai ở xứ
sở ấy.
Ông viết:
“Nguồn tài nguyên phong phú
của Biển Hồ đã thu hút các sắc dân từ các nơi đỗ tới, và hình thành khu làng
nổi trên Biển Hồ, nếp sống ấy hầu như không thay đổi hàng trăm năm nay”… ”Tới
khu làng nổi là tới với vẻ đẹp của một sinh cảnh thiên nhiên đồng lầy còn hoang
dã, những khu làng nổi cũng di chuyển theo mùa tùy theo nước lên xuống. Bình
minh hay hoàng hôn trên khu làng nổi là một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của
Biển Hồ”.
Tới Tràm chim vùng sinh thái
Prek Toal:
Thuyền máy băng băng qua Biển
Hồ hướng về nam để tới Prek Toal, thuộc tỉnh Battambang lại là khu làng nổi
khác của người Khmer, nơi có văn phòng Sở Bảo tồn Biển Hồ (Environmental
Reseach Station for Tonlé Sap Biosphere Resever), diện tích Biển Hồ tùy theo mùa
nước, khi hồ cạn có thể 2500km2, nhưng mùa mưa nước dâng, nước chảy ngược từ
Tonlé Sap vào Biển Hồ, có thể nước dâng cao từ 8-10 met, diện tích có thể lên
12.500km2 tức gấp 5 lần so với mùa khô, thực phẩm và cá ở đây rất phong phú
quyến rũ nhiều loài chim về sinh sống, vì vậy sắc lệnh Hoàng gia tháng 11/1993
qui định Biển Hồ Tonlé Sap là khu Đa dạng bảo tồn (Multiple Use Protected
Areas), tới tháng 10/1997 Biển Hồ mới được Unesco công nhận là Khu bảo tồn sinh
thái (Biosphere Reserve).
“Để quản lý, Khu bảo tồn sinh
thái được chia làm 3 khu: Khu trung tâm (Core), Khu Đệm (Buffer zones). Mục
đích lâu dài là bảo vệ các khu trung tâm để tương lai trở thành công viên Quốc
gia.
Ba khu trung tâm bảo tồn là:
1. Prek Toal rộng 31.282 ha
2. Boeng Tole Chhmar hay Moat
Kla rồng.969 ha
3. Stung Sen 6.586 ha.
Khu sinh thái nầy hơn 190
chủng loại sống dưới nước, riêng loài cá có hơn 200 loài, khảo sát sơ khởi còn
cho biết hàng trăm loài chim, trong đó có 12 loài được cho là quý hiếm đối với
thế giới.
Rừng lũ Biển Hồ còn là sinh
cảnh các loài bò sát, loài có vú, 23 loài rắn, 13 loại rùa, 1 loài cá sấu,
vượn, khỉ, mèo, báo, rái cá v.v”…
Cũng may tác giả điện thoại
trước cho người quản lý khu bảo tồn tên là Meas nên anh hổ trợ phương tiện
trong công việc quan sát, ghi lại hình ảnh cũng như trao đổi khá trôi chảy, nhà
văn còn biết thêm “thời gian lý tưởng để thăm Tràm chim từ tháng giêng đến
tháng ba, cũng là mùa nước cạn (cùng thời gian với Tràm chim Tam Nông, Đồng
Tháp Mười). Được biết những loài chim cần được bảo vệ như: Spot Billed Pelican/
Chim Bồ nông mỏ đốm, Oriental Darter/ Bồ nông cổ rằn Đông Phương, Lesser
Adjutant, Black Necked Stork/ Sếu cổ đen, Painted Stork/ Sếu vằn, Milky Stork/
Sếu sữa, Glossy Ibis/ Cò quăm, Grey-headed Fish Eagle/ Chim ưng đầu xám”…
Khi lưu lại ở Cam Bốt nhà văn
có dịp thăm vài bệnh viện và có gặp bác sĩ Beat Richner gốc Thụy Sĩ là giám đốc
3 bệnh viện: - Bệnh viện Jayavaman, bệnh viện Katha Bopha 1 và 2. Beat Richner
cũng là nhạc sĩ cello, một khuôn mặt huyền thoại của Cambodia dù bận rộn về
công việc chuyên môn ông cũng không quên mỗi tối thứ bảy bao giờ cũng có buổi
hòa nhạc Back ở bệnh viện để gây quỹ nhưng vào cửa tự do khá thú vị, người nghe
nhạc phần đông là du khách ngoại quốc tới thăm khu đền Ankor.
Về Miền tây Nam bộ và Đại học
An Giang
Khi trở về Tây nam bộ ông phải
gặp bằng được giáo sư Võ Tòng Xuân đang là “viện trưởng viện đại học An Giang”,
một đại học non trẻ mới “thôi nôi” bởi đã trao đổi với nhau nhiều lần (kỳ
thinh) nhưng chưa tận mặt mày bởi ông biết rõ vị giáo sư nầy có cả tấm lòng
“khai dân trí, chấn dân khí” cho sinh viên trường và “hậu dân sinh” với người
dân đồng bằng miền tây nầy khi ông theo dõi dòng chảy của con sông Mekong từ
khi Trung Quốc bắt đầu chắn dòng cho con đập Mạn Loan cho đến nay, nhà văn Ngô
Thế Vinh viết:
“Phải nói rằng số lượng giảng
viên của nhà trường còn rất hạn chế, với sĩ số 600 chỉ 50% có bằng thạc sĩ
(Master) và tiến sĩ (Ph.D). Qua các em tôi được biết các giảng viên trẻ của Đại
học An Giang đi ngoại quốc học thêm để tăng cường chất và lượng cho ban giảng
huấn.
Ngoài ra “Gs Xuân còn còn
những dự án dỡ dang khác:
1. Tìm gène giống lúa mới chịu
được nước lợ do Cửu Long cạn dòng và thêm nhiễm mặn
2. Vận động nông dân ĐBSCL áp
dụng kế hoạch “3 giảm, 3 tăng” trong đó giảm thuốc trừ sâu nhiễm độc tới mức độ
nguy hiểm cho môi trường sống
3. Lập khu bảo tàng cây lúa
ĐBSCL với sưu tập các nông cụ mà tiền nhân sử dụng từ thưở khai hoang”
Ngoài ra nhà văn, Bs Ngô Thế
Vinh cũng quay về thăm nhiều vùng nữa trên miền tây Nam bộ thân yêu chịu ảnh
hưởng trực tiếp với sự nghẽn mạch của dòng sông Mekong bởi các con đập bậc thềm
của dòng chính mà thủ phạm là Trung Quốc cọng với những đập thủy điện khác của
Thái, Lào…, hầu như họ chỉ thấy cái lợi trước mắt cho quốc gia họ và bất biết
những quốc gia phía hạ nguồn thế nào và hệ lụy đến nay các độc giả đã rõ.
Tiếng thở dài ngao ngán của
ông với nỗ lực cá nhân thâm nhập có thể nguy hiểm cả tính mạng, để có dữ liệu
đầy đủ hầu đóng góp cho đất nước, cũng có thể là tiếng thở dài của toàn dân
tộc, không biết rồi đây chính phủ đương thời có giải pháp nào khả dĩ giải quyết
yên bình đời sống để thần dân của miền tây Nam bộ nói riêng và cả đồng bằng Cửu
Long - vựa lúa châu thổ ấy còn tiếp tục cung cấp lương thực nuôi sống cả toàn
dân tộc Việt Nam, chứ đùng nói đến xuất cảng.
Để kết thúc bài nầy tôi trích
một đoạn của Long Ân-Người Việt (12/2001)
“Con người phương Đông đang
gặp đại nạn khoa học kỹ thuật mà con người phương Tây đã từng thọ nạn ở đầu thế
kỷ 18. Ô nhiễm chính trị, ô nhiễm nhân văn và thê thảm nhất là ô nhiễm môi sinh…chỉ
mới hôm qua, Enstein đã hốt hoảng tìm một lương tri cho khoa học qua con đường
của đạo học. Ông cho rằng “Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không
khoa học thì mù lòa”
Còn nhiều điều nữa rất bổ ích
và thú vị, hy vọng các độc giả sẽ đọc được để thấy sự thật trong chừng mực đã
có trong 320 trang sách: Mekong Dòng sông nghẽn mạch của bác sĩ, nhà văn Ngô
Thế Vinh đã dày công cũng từ lòng yêu mến con sông và trên hết là tổ quốc và
dân tộc.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét