Con
sông quê/ gắn bó/ với tuổi thơ đời tôi."
Chỉ là một con sông quê thôi! Nhỏ bé,
hiền hòa, không có tên mà cũng chẳng có tuổi! Nhưng được tác giả nâng tầm vóc
thành con sông của mọi nhà, gắn bó sâu đậm với nhiều thế hệ người dân, trong đó
có quảng đời ấu thơ đầy kỷ niệm của nhạc sỹ.
"Trong
tim/ ai cũng có/ một dòng sông riêng mình
Tim
tôi/ luôn gắn bó/ với dòng sông tuổi thơ
Con
sông/ tôi tắm mát
Con
sông/ tôi đã hát
Con
sông/ cho tôi đậm/ một tình yêu nước non quê nhà."
Chính tình yêu nước non quê nhà mà
chàng trai trẻ ấy, năm mười bảy tuổi (1945) đã thoát ly gia đình đi theo Văn
công kháng chiến.
Năm 1954, tạm biệt quê nhà An Giang, ông
tập kết ra Bắc. Từ năm 1955 đến 1975, ở Hà Nội, ông đã
thành danh với hơn 100 ca khúc; nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ ấy: “Câu Hò Bên Bờ
Hiền Lương” (1957), “Ngọn Đèn Đứng Gác” (1966, thơ Chính Hữu), “Trường Sơn
Đông, Trường Sơn Tây” (1971, thơ Phạm Tiến Duật), “Đất quê Ta Mênh Mông” (thơ
Dương Hương Ly), “Lá Đỏ” ( 1975, thơ Nguyễn Đình Thi)..
Sau năm 1975 Hoàng Hiệp trở về miền Nam,
công tác tại Nhà Xuất bản Âm nhạc thành
phố Hồ Chí Minh, sau đó sang Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh. Dấu ấn âm nhạc
của ông thời kỳ này là những ca khúc: “Con Đường Có Lá Me Bay” (1977), “Trở về
Dòng Sông Tuổi Thơ”, “Em Vẫn Đợi Anh Về” (1980, thơ Lê Giang), “Mùa Chim Én
Bay” (thơ Diệp Minh Tuyền)...
Vậy là, ông đã trở về miền Nam, trở về với
dòng sông tuổi thơ nơi ông đã chia xa hai mươi năm trời, với bao nhớ nhung dạt
dào cảm xúc:
"Bao
năm/ xa quê ấy/ Trong mơ/ tôi vẫn thấy
Hôm
nay/ tôi trở về/ lòng chợt vui/ thấy sông không già"
Tình yêu ấy thật sâu đậm, kín đáo và
bền vững, đủ độ rung cảm để nhận ra được sự sinh động tươi mới, đầy sức sống
của dòng sông:
"Sông/
Vẫn
in màu mây/ vẫn khi vơi đầy
Vẫn
mang phù sa/ làm đẹp thêm làng quê yêu dấu
Sông/
Vẫn
như thưở ấy/ vẫn con đò ngang/ đón đưa người sang
Và
từng đêm/ hát ru đôi bờ.
Sông/
Cũng
như người ấy/ có khi vui buồn/ có khi hờn ghen
Chỉ
tình yêu tuổi thơ/ mới thấy"
Trong mắt, trong tim Hoàng Hiệp, sông được
nhân cách hóa sinh động như một con người: người bạn, người tình vừa xinh đẹp,
vừa mạnh mẽ lại hết sức thủy chung.
Và cũng chỉ bằng tình yêu sâu đậm vô tư
ấy, mới khiến cho giai điệu, ca từ ở đoạn nhạc này trở nên mềm mại, chân thật
mà lại lung linh, lôi cuốn người nghe. Đó là nét đẹp của sự chân chất, nét đẹp
của tâm hồn người nghệ sỹ, nhạc sỹ Hoàng Hiệp. Điều này khiến ta liên tưởng
hình ảnh con sông quê, trong thơ của một thi sỹ, chiến sỹ miền Nam
tập kết ở đất Bắc - con sông tươi đẹp, và cũng đầy thôi thúc tìm về:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng
tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng"
(Nhớ Con Sông Quê Hương - Tế Hanh)
Cuối bài nhạc đọng lại là hình ảnh tiêu
biểu, chọn lọc, thể hiện tình cảm, tâm trạng da diết được gửi đi qua âm thanh cao
vút, rồi nhẹ nhàng chuyển dịch xuống thấp trong nhớ nhung, tiếc nuối đã gieo
vào lòng người nghe một mối cảm hoài, thấp thoáng, ẩn hiện dư ba của những con sóng
thời xa xưa êm ái vỗ bờ.
"Ôi/
những con thuyền giấy/ những năm tuổi thơ/ đã đi về đâu/
Để
mình tôi/ nhớ nhung bây giờ."
HỮU DU (tác giả giữ bản quyền)
____________________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét