Hơn 200 năm qua, Chùa Non - Thần Đinh đã “ngủ say” với những những sự ưu đãi của thiên nhiên, sự ban tặng của người xưa với những di tích lịch sử, văn hóa còn lại. Mới đây, dự án “Bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích núi Thần Đinh” được thực hiện và núi thần đang tỉnh giấc hứa hẹn sẻ là điểm đến lí thú
Trước đây, ít ai biết đến núi Thần Đinh ngọn núi độc đáo ở Quảng Bình, nơi hẹp nhất của Tổ quốc, một tiềm năng du lịch được đánh thức sau giấc ngủ dài của lịch sử.
Đến Thần Đinh du khách sẻ thấy được nét hoang sơ, kì bí trong màu xanh vĩnh cữu giữa núi rừng bạt ngàn Trường Sơn. Đỉnh Thần Đinh thuộc thôn Quyết Thắng, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh cách TP. Đồng Hới 25km về phía Tây Nam và cách đường Hồ Chí Minh Đông tại cầu Long Đại 3km. Núi có độ cao 405m so với mực nước biển với 1300 bậc thềm là lên đến đỉnh Thần Đinh. Để đến Thần Đinh du khách có thể theo hai con đường, theo con đường bộ cắt ngang đường Hồ chí Minh Đông men theo con đường qua đèo Truông, rồi băng qua cây cầu bê tông nhỏ, rẽ trái khoảng 1.5km là ta đã đến vời Thần Đinh hùng vĩ.Theo đường thuỷ bằng xuồng máy, ngược dòng Nhật Lệ thơ mộng, len qua cầu Long Đại là đến bến Rào Đá. Rời bến thả bộ khoảng 20 phút là đến đỉnh Thần Đinh ngọn núi đá vôi ở chính giữa sừng sững, bệ vệ và oai nghiêm giữa muôn trùng màu xanh…
Cái tên Thần Đinh gắn liền với bao sự tích li kỳ và hấp dẫn, đó là ngọn núi “đa Phật” với thế chữ “Đinh nằm”. Theo mạch đá vôi, Thần Đinh cũng có hệ thống hang động, trong đó có hai thiên động độc đáo kì vĩ thông vào nhau. Một động đá khi vào đó gõ vào vách đá thì nghe như tiếng trống được gọi là “động Trống” và động kia gõ vào đá thì nghe giống tiếng chiêng nên người ta gọi là “động Chiêng”. Cả hai âm thanh hợp lại như tiềng rung rền của đất trời, như lời hiệu triệu non sông. Trong động có thạch nhũ hình đức Phật chơi cờ. Từ xa xưa, nhân dân đã lưu truyền “ Đầu Mâu đa tiên, Thần Đinh đa phật”. Tên núi có rất nhiều điển tích, truyện xưa kể lại rằng: “Trong một lần đi chinh chiến dẹp loạn vua Minh Mạng đi qua đây thấy tất cả các ngọn núi đều theo một hường, chỉ có ngọn núi này là chắn ngang với các ngọn núi khác nên đã cho các tráng sĩ lấy roi quật vào rồi gọi là núi “Bất Nghĩa” nên có tên gọi là “Bất Nghĩa sơn”. Núi còn có tên khác là núi “Chùa Non” vì trước đây trên núi có xây một ngôi chùa có tên là “Kim Phong tự”. Tương truyền rằng: Thầy Ân Khả đã tu ở chùa này (chùa Kim Phong) từ năm 1694 (đời Lê Huy Tông, niên hiệu Chính Hòa, ứng với triều Khang Hy bên Trung Quốc), thầy là người đức độ tài trí, được tăng ni phật tử trong vùng yêu mến. Trước khi viên tịch, thầy cắt một ngón tay út bỏ vào tráp để lại cho chùa. Lạ thay ngón tay tươi mãi không hề bị thối rửa. Và “ Tiền kiếp tử Thần Đinh tự/ Hậu kiếp sinh Càn Long Vương”, sau này thầy đầu thai vào một gia đình bên Trung Quốc và tái sinh trong hình hài vua Càn Long (1736-1796) (tương truyền vua Càn Long cũng bị thiếu mất một ngón tay út). Vua Càn Long linh cảm tiền kiếp có duyên nợ với chùa non trên núi Thần Đinh bên Đại Việt nên đã gửi một quả chuông sang tặng, chuông có khắc mấy chữ “Thần Đinh chung”. Thuyền chở chuông vào đến cửa sông Nhật Lệ thì không may bị bão tố nhấn chìm.. (Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Theo thời gian, rồi do chiến tranh loạn lạc nên chùa bị phá, bỏ hỏng. Đến thời vua Nguyễn được xây dựng lại với sự quyên góp của nhân dân và cũng rất may mắn và tình cờ một ngư dân trong một lần thả lưới ở cửa Nhật Lệ đã bắt được quả chuông Thần Đinh và đem cúng vào chùa Non nên cái tên Thần Đinh có từ thưở đó. Từ chùa men theo con đường nhỏ vòng theo sườn dóc về hường Đông Bắc là ta đến với giếng Tiên, giếng quanh năm đầy ắp trong veo, ngọt ngào và tươi mát. Đây là mạch nước ngầm vô tận trong lòng núi, không bao giờ cạn,. Phong cảnh núi đẹp và tráng lệ với những vẻ đẹp mĩ miều. Thần Đinh vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có với sự đa dạng sinh thái tự nhiên với những chủng loại động thực vật như hoa phong lan, gỗ lim, táu, huệng và có nhiều loại cây thuốc quý. Đến Thần Đinh ta có thể leo lên ba đỉnh núi cao nhất của ngọn núi và ngắm nhìn bức tranh sông núi hữu tình c ủa Qu ảng Ninh với những sắc tươi mới của đất trời. Màu xanh dung dị của dòng Lệ giang hiền hoà, thi vị giữa tĩnh và động của cảnh sắc. Có lẽ đặc biệt nhất vẫn là sắc tím đậm đà của những cành phong lan toả sắc rợp một gốc trời mỗi khi xuân về. Thần đinh vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có với sự đa dạng sinh thái tự nhiên với những chủng loại động thực vật như hoa phong lan gỗ lim, táu, huệng và nhiều vị dược liệu quý… Núi còn là nơi để loại vượn, rắn hổ, chim đại bàng và nhiều loại chim quý trú ngụ. Phía sau núi là hồ Rào Đá nước trong vắt quanh năm soi bóng đỉnh Thần Đinh hào hùng, dòng Lệ Giang xanh thắm uốn mình ôm “Bất Nghĩa sơn” vào lòng, soi bóng những thăng trầm của lịch sử. Thần Đinh còn là sự kết hợp tinh tuý, hài hoà của không gian vì thế cho nên không phải ngẩu nhiên mà Thần Đinh là những ngọn núi đẹp và nổi tiếng của Việt Nam. Bên ngọn Thần Đinh, hồ thuỷ lợi Rào Đá soi bóng những thăng trầm của lịch sử của mảnh đất trẻ tuổi 30 đang trên con đường phát triển.
Thần Đinh là niềm tự hào không chỉ riêng người dân Quảng Bình, mà còn là niềm tự hào của Tổ quồc gắn liền với những chứng tích l ịch sử oanh liệt với bản anh hùng ca đang được viết tiếp của một thời Cần Vương của Thượng thư Tôn Thất Thuyết căn cứ cách mạng của chiến khu xưa trong hai cuộc kháng chiến trường kì vĩ đại đ ầy oai h ùng c ủa d ân t ộc trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, cũng như một điểm du lịch sinh thái tâm linh thu hút khách thập phương. Ai đến đây cũng đều mang trong mình tình cảm thiêng liêng và ước mong được một lần trở lại.
VÕ HỒNG ĐĂNG (tác giả giữ bản quyền)
__________________________________
MỜI ĐỌC BÔNG TRÀM CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT
>> Vui lòng nhấp vào hình ảnh phía dưới để về trang chuyên đề <<
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét