Bốn đời vợ vẫn neo đơn
Là một nghệ sĩ gặp trắc trở trong tình duyên, cuộc đời Vinh Sử luôn là chỗ ẩn náu cho những cuộc tình không trọn vẹn. Mặc dù có đến 4 người vợ chính thức và hàng tá người tình nhưng ông luôn khẳng định: “Không ai chịu đựng nổi tính tự do, phóng khoáng của tôi. Trước khi cưới nhau, tôi luôn tỉ tê rằng, yêu nhau, cưới nhau nhưng tôi phải được tự do làm những việc mình yêu thích, miễn sao không thay lòng đổi dạ, phản bội gia đình là được. Thế mà cuối cùng cũng không ai chấp nhận được, những người đàn bà đến với tôi rồi rời xa tôi cũng chỉ vì không chấp nhận điều đó”.
Cách đây không lâu, khi đã nằm trên giường bệnh, “ông hoàng nhạc sến” vẫn còn phân bua về cái sự thủy chung của mình: “Tôi chưa bao giờ bỏ ai cả. Chỉ có người ta bỏ tôi mà đi và khi không còn ai bên cạnh, tôi mới yêu người khác”. Ai quen thân đều biết tính tình Vinh Sử vô cùng tự do, phóng khoáng. Đang ở nhà với vợ con, nhưng khi bạn bè gọi điện, bất kể khuya khoắt, bão bùng… ông lập tức khoác áo ra đi. Những chuyến đi có thể vài ngày hoặc kéo dài hàng tháng, tùy hứng. Nhiều người cho rằng chính vì lẽ đó mà tình duyên của Vinh Sử thăng trầm chẳng khác nào canh bạc.
Có lần, Vinh Sử cưu mang một người con gái trẻ bỡ ngỡ từ quê ra TPHCM, sau khi làm giấy kết hôn và nhập hộ khẩu thì “bóng hồng”này đột nhiên quay gót đâm đơn ly dị để chia nửa căn nhà. Ông giãi bày với bằng hữu: “Tôi biết người ta không yêu mình, tôi buồn và tổn thương. Nhưng họ thích nửa căn nhà thì tôi cũng chấp nhận. Tính tôi là thế, mỗi lần lấy vợ là tôi gom góp tiền mua nhà, chia tay vợ thì tôi để lại nhà và sẵn sàng ra đi tay trắng”. Những người vợ, người tình đến và đi, cuối cùng Vinh Sử chỉ còn lại một gia tài nhạc “sến”: “Hai bàn tay trắng”, “Nhẫn cỏ cho em”, “Trả nhẫn kim cương”, “Mưa bụi”, “Gõ cửa trái tim”… đã lay động niềm đồng cảm của người hát, người nghe nhiều thế hệ.
Sau bao lần đổ vỡ trong hôn nhân, Vinh Sử không một câu oán trách. Ai nói gì ông cũng chỉ thở dài: “Cái số tôi nó vậy!”. Ông có 6 người con với 3 người vợ. Trong mắt con cái, ông luôn là người cha trách nhiệm, cố gắng chu cấp, chăm lo cho các con sinh sống, học hành đến nơi đến chốn. Hiện nay, các con của ông đều đã có công ăn việc làm ổn định, nhưng Vinh Sử không muốn phiền con. Những năm tháng qua, căn phòng trọ tồi tàn của ông luôn “cửa đóng, then cài”. Một mình Vinh Sử đối diện với những bản nhạc ông rút ruột viết ra trong cô đơn, đắng cay và tận cùng đau khổ.
Khổ là do nhạc “sến” vận vào người?
Tiếc cho một tài năng
Trả lờiXóa