Ấn tượng đầu tiên với văn chương Nguyễn
Nguyên Phượng là thuộc tính của một nhà giáo, nối tiếp dòng thơ văn của người
trí thức trong nhiều thế kỷ trước đây của dân tộc Việt Nam. Tôi kết giao với
anh đã trên 40 năm, lúc anh còn học thi lấy bằng tú tài I và II. Tôi quý
mến và tin cậy anh vì bản tính thông minh mà điềm đạm, nhiệt tình mà không cực
đoan, biết lý luận mà không ngụy biện, ý thức luôn chế ngự cảm xúc…
Theo tôi, anh hoàn hảo để làm nhà giáo, vì vậy tính nhân bản bẩm sinh ấy dẫn anh đến với
văn chương không có gì lạ.Cũng cần nói thêm, anh còn có người bạn đời là cô
giáo dạy Văn gắn kết hơn ba mươi năm là chỗ dựa vững chãi cho bước đường sáng
tạo của anh.
“Còn đó buổi ban đầu”, không chỉ là “cái thuở ban đầu lưu luyến
ấy” mà còn là thuở ban đầu vào lớp vỡ lòng; thuở ban đầu vào đại học văn khoa;
buổi ban đầu tham gia phong trào học sinh sinh viên, buổi ban đầu đứng lớp,
thuở ban đầu rung động trước những bài thơ hay….
Anh viết chân thành, thật thà, thấm đẩm tình
người,tình quê hương, kề cả bộc lộ cái ấu trỉ của mình và của người. Những
trang viết luôn gắn liền với gia đình, trường học, cộng đồng dân cư trong
bổi cảnh cuối thế kỷ 20 và đầu thề kỷ 21 đầy biến động và biến cố xã hội, lịch
sử. Anh không sướt mướt với thân phận, cũng không tô hồng hay bôi đen một
trích đoạn nào của bối cảnh lịch sử.
Vì vậy anh không ưa sự tung hê ca ngợi ồn ào
của lề trái hay lề phải, bên này hay bên nọ, cái gọi là bên thắng cuộc hay bên
thua cuộc… Anh trung thực với cảm xúc và trí tuệ của chính mình, đặc trưng này
minh chứng cho tâm thức hài hoà không cực đoan, cho tương tác nhân sinh toàn
thể không thiên lêch theo môt lực nào, đây chính là tính nhân bản nguyên sinh.
Bên dưới
những câu chữ mộc mạc của anh là cả tảng băng chìm của luận thuyết nhân bản mới: tình yêu – bao dung – sáng tạo – công bằng – tiến bộ.
Nguyễn Nguyên Phương nhắc đến tên người hay
tên đất không phải để ăn theo danh vọng, mà vì nỗi ám ảnh trong tâm thức không
thể xóa nhòa ký ức. Từ người mẹ của mình cũng chính là cô giáo vỡ lòng, cho tới
một nhà thơ kiêm thủ lãnh phong trào là cậu họ của mình, đến nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà thơ Hữu Loan, nhà thơ Quang Dũng… Hơn thế nữa anh
không quên những người đồng nghiệp, người bạn sinh viên nghèo thường dẫn anh về
nhà để mẹ bạn nuôi cơm.
Với tập tùy bút - tản văn này, tôi không muốn
nêu ra những câu chữ hay vừa tri thức vừa tâm thức của nhà văn Nguyễn Nguyên
Phượng, chỉ mong rằng độc giả tự thưởng thức và phát hiện trong sự phẳng lặng
lạ thường mà dữ dội bề sâu của
tập sách.
Đạ
B’lao Am, 19-8-2016
Triệu Từ Truyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét