- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Nét đẹp của Bông Tràm là ở tư duy mở,
mở để góp nhặt tinh túy văn hóa cộng đồng. Vì, ở mỗi con người đêu có góc nhìn
về nhân văn khác nhau, do đó cũng đa dạng về nhận thức và quan điểm, thành thử
thú vi. Văn học luôn hàm súc tính nhân văn nên không thể bó hẹp với mỗi cá
nhân, vì mỗi nhân sinh có mỗi góc nhìn khác nhau về hiện thực xã hội. Mở rộng
và tiếp nhận cũng là quy luật của tư duy nếu muốn có được sự thành tựu chung vì
lợi ích chung mang tính cộng đồng. Sẵn sàng đón nhận nhưng cũng sẵn sàng hòa
đồng.
Không thể phủ định, yếu tố con người là nhân tố cốt lõi của kiến tạo, của thành tựu. Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, sự phát triển của mỗi quốc gia, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của tầng lớp tinh hoa. Bởi họ là những người có thực học. Và khi đã có khẳng định con người nhân tố cốt lõi của kiên tạo. Vậy có khi nào trong bất chợt chúng ta lại có trăn trở: Con người là ai? Cuộc sống này có ý nghĩa gì? Hiện hữu người có ý nghĩa gì?… Chung quy, con người là đối tượng chung cho nhiều lãnh vực và cũng là đề tài suy tư của nhiều nhà tư tưởng. Tuy nhiên phải cần có sự tương thích trong chủ định phát huy con người vì trước quá trình đổi mới và hội nhập, đất nước lại đang cần những nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng công cuộc kiến tạo.
Tính dân tộc trong
văn học là một vấn đề lớn. Tính dân tộc là một trong những phẩm chất quan trọng
hàng đầu của nền văn học. Vả lại tính dân tộc là tính cộng đồng, một sự liên
kết tiếp nối nòi giống. Tầm quan trọng của tính dân tộc là mấu chốt để giữ được
bản sắc dân tộc, vì với diễn biến của lịch sử mang màu sắc chính trị sâu sắc
thường làm thay đổi khái niệm về bản chất nhân dân và đất nước. Riêng với văn
học đồng bằng Nam Bộ, định hướng nào để phát huy trọn ven tính dân tộc nói
chung, sắc thái địa phương nói riêng? Cần không một tư duy mở để phát huy hết
vai trò văn học hàm súc tính nhân văn dân tộc? Cần không mãi gói gọn trong phạm
trù địa phương?
Trong khi do tính
chất đặc thù địa lý là nền tảng làm nên những mảng văn học đẫm tính vùng miền.
Chẳng hạn như Đồng Tháp có Hò Đồng Tháp, hàm súc tính đặc trưng văn học. Hơn
nữa, Đồng Tháp vốn là
vùng miền gắn liền với bến nước dòng sông, nên đâu thể trách được khi tâm thức
cư dân luôn trĩu nặng tâm tình khắc khoải cùng bến nước hồn sông. Có lẽ sẽ bất
ngờ với người xứ khác khi bất chợt về với miệt đồng Đồng Tháp, tự dưng ngỡ
ngàng với dặt dìu âm điệu mượt mà ở câu hò dân gian. Xin đừng lạ, vì đó là góc
tình dân gian, là góc tâm tư tình cảm của người miệt đồng mà thôi. Thử nghe,
nghe đi để rồi mà hờ hững, có được không, hay để rồi mãi day dứt với ý tình đằm
thắm đến lạ. Hò Đồng Tháp, vốn dĩ là một trong những làn điệu dân ca đặc sắc
vùng sông nước Nam Bộ. Điệu hò buông lơi thành lãng đãng, thử nghe...
Sau cùng là góc nghĩ muốn được chia sẻ về nghĩa cử người cầm bút.
Ngu nghĩ, nghĩa cử với người cầm bút
là để viết và được viết, không duy để san sẻ về những trăn trở, day dứt trước
những cảnh đời bất hạnh, mà còn là trọng trách giải tỏa dằn xé nỗi đau đời
người vì những trớ trêu nghiệt ngã từ những hành vi trái khoái ở những con
người dị biệt, khiến tổn thương những người không đáng phải tổn thương, những
con người thuần khiết.
Những hành vi vô nhân tính, nghịch lý
đến nghiệt ngã, dù với người hành xử biết rất rõ hành vi ở mình trái ngược với
đạo lý nhân sinh, đạo lý thẳm tính nhân văn vốn cội nguồn làm nên giá trị con
người. Trong chừng mực, hành vi tha hóa sẽ làm băng hoại xã hội nhân văn của
cộng đồng thuần hậu. Trên bình diện hiện thực
cuộc sống phức tạp với nhiều mặt trái tiêu cực, đã có nhiều tác phẩm chạy theo
thị trường, chạy theo đồng tiền.
Theo truyền thống Đông phương thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ. Và giáo lý nhà Phật luôn khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại. Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẫm mỹ nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc.
Khúc nôi, chúc Bông Tràm thành công và tiếp nối những thành công, khi Bông Tràm vốn là cầu nối văn học.
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét