Nem chua mà ngọt thơm lừng mà say”
Nhẹ lòng khi chớm bước lên lối đi men
kinh Thong Dong, đã thiệt, mát rượi chân với lớp mặt đan mướt rượt. Chợt dưng
se lạnh, như nẳm nào cũng vậy, chớm lạnh với gió cuối chạp. Nếu không có cái
lạnh bất chợt chắc mình quên phức cô Hoàn có dặn ghé.
Làng nem vào cuối năm lúc
nào cũng chộn rộn. Nhà Út Thắng, Ba Liêm mọi người ai ai cũng lúm xúm, người
gói người buộc, chộn rộn nhất là ở khu nhà Giáo Thơ. Chúi mủi làm, nếu ai sáng ăn
chừng lưng lưng tô bún, hay ổ bánh mì, chắc mẻm bụng sẽ xót lúc trưa. Chắc vậy,
nên cô Hoàn dặn ghé.
Hà hả con. Người đàn bà vội gọi vói ra sau nhà. Bích ơi,
lấy giúp mẹ cái dĩa và chén nhỏ. Vậy đâu được… Hà nghĩ thầm ở bụng. Vội gọi vói
nhỏ Bích, Bích ơi nhớ lấy thêm một chén con nghen. Tự dưng Cô Hoàn nhìn mình,
ánh mắt chừng chưng hửng. Nhìn miết, chắc cô nghĩ sao lạ… một dĩa một chén nhỏ đủ rồi, cắc cớ gì
nhỏ Hà đòi thêm một chén con. Chi phải hai chén nhỏ vậy con. Cô ơi, mỗi bánh
mỗi riêng nước chấm. Chấm lộn đâu ngon được cô. Bèo phải chấm với nước ni. Ướt phải
chấm với nước tê.
Chừng như người đàn bà ngạc nhiên thiệt, liếc nhìn thử, té
ra nước chấm khác nhau thiệt. Cầu kỳ… hay đó là tính cách ở họ, dẫu với món ăn
dân dã. Chợt nhớ có lần mình và mẹ nhỏ Hà chuyện to nhỏ với nhau. Thiệt tình với chị “ăn uống với người Huế, từ
lâu đã trở thành một nghệ thuật, một nét riêng gần như là một triết lý sống”.
Thảo nào, bánh bả luôn có người đón đợi mua. Tần tão vốn
như bản chất ở mỗi con người miệt ngoài. Nghe đâu như bả đến từ vùng đất eo tựa
đòn nên luôn phải gánh hai đầu châu thổ sông Hồng và châu thổ Phương Nam.
Chừng như vùng đất hẫng hụt phù sa thành mãi thắt lòng với được mất, buộc phải
chắt chiu, lâu dần thành nết.
Bất chợt người đàn bà nhìn đứa con gái, con người xứ xa mà
cũng duyên lạ. Bà ba, dáng áo thôi vẫn mềm duyên gái vườn. Mà áo ai may cho con
nhỏ khéo thiệt, ôm đuột dáng lưng ong, con nhỏ đẹp chi lạ. Hà nè, cô hỏi thiệt,
con cũng nên nói thiệt, áo con mặc phải từ tay mẹ con may. Dạ. Mẹ may đó cô. Người
đàn bà thầm nghĩ, ở đây đứa nào cũng áo cánh mà đâu áo đứa nào mềm mượt như áo
nó.
Chợt người đàn bà nhớ lần mẹ nhỏ Hà nói như tự sự. Chị nghĩ
đi, tụi này đâu khác gì loài chim thiên di, ở đâu cũng ăn nhờ ở đậu, thôi thì
cố tìm một chỗ đậu mà sống. Miệt đất này, chắc miệt đất lành nên chim đậu,
thiệt tình tôi cũng có ý muốn học nghề đó chị. Nem chua Lai Vung vốn đặng tiếng
ngon, nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ, và đã
thành nghề truyền thống.
Thiệt ra tôi mới gói đâu chừng 5 năm trở lại đây. Rành rẻ
nhất chắc có chú Út Thắng. Nghe chừng làng nghề có đâu từ 60 năm gì đó. Nem
ngon níu người ăn, một phần nhờ ở chỗ lạ miệng. Sau này mới biết, đâu ở lần hội
thảo, người có chức việc nói mình mới biết, Nem chua, ngoài giá trị dinh dưởng
cao từ hệ vi sinh có lợi, như vi khuẩn lactic. Ngoài tác dụng tăng cường chắc
năng miễn dịch, ức chế một số bệnh đường ruột và kích thích tiêu hóa. Mà Lai Vung đâu chỉ ngần ấy món ngon để người trót đến trót ăn rồi nhớ. Theo tìm hiểu, như mọi
người nhớ nhiều về Lai Vung lại là đặc sản Quýt Hồng. Quýt đặc trưng với lãng
đãng sắc màu hồng phớt pha sắc đỏ, màu của biểu trưng tài lộc. Quýt Hồng, ngày
nay quá gần gũi với người, nhất là ở dịp Tết, hầu như mọi bàn thờ gia tiên không
thể thiếu đi sắc màu hồng phớt pha sắc đỏ, màu của biểu trưng tài lộc. Với tôi
chỉ biết ít nhiều vậy thôi, chị muốn biết nhiều nên gặp Út Thấng và Giáo Thơ.
Út Thắng sơm bạc tóc cũng vì nghiệp nem chua.
Thiệt tình, nhờ qua Út Thắng mà
mẹ Hà thú vị khi biết gần như cặn kẻ món nem chua
Nem chua mà ngọt,
thơm lừng mà say”
Thiệt ra buổi đầu làm món Nem chua là do chị Tư Mặn, chỉ
làm để tiêu thụ loanh quanh, cốt để bán ở chợ Tân Thành. Nhớ đâu mà không nhớ
lắm như ở năm 1975 gì đó chỉ mới khởi đầu gói. Tự dưng chỉ muốn làm nem, lúc đó
như tình cảnh cũng khó, làm như cũng một phần hoài nhớ cái nghiệp một thời cha
mẹ làm để có món, món lạ đem chợ. Nói chắc cô cũng khó hình dung. Muốn có được
món ngon có tiếng như ngày nay, người làm ra nó tỉ mỉ nhiều công đoạn lắm. Từ
khâu chọn thịt, chọn da. Thịt phải thịt ròng nạc, da cũng chọn da mỏng, da dầy
quá thín lâu lên men. Bây giờ như cô thấy đó, có máy thái, dễ thái nhuyển da.
Hối trước đâu có, thái tay cực dữ lắm. Thịt xay cũng phải thiệt nhuyển. Ướp
thịt như là khâu cốt lõi cho ngon dở món Nem chua.
Lúc trước, gói nem với lá vông nem, giờ lá vông đâu mất
biệt, đành thay lá chùm ruột. Coi lắc nhắc vậy mà bỏ lá đi, tự dưng nem không
ngon, kỳ thiệt. Lá chùm ruột một lá cốt để ôm lòng chiếc nem, ngoài thì gói với
nylon. Nem gói xong treo, ba ngày là đủ độ men là chín, là ăn được.
Giờ Nem chua Giáo Thơ đã là thương hiệu độc quyền. Sản phẩm
hiện có mặt tại siêu thị Co.opmat. Nghe đâu còn là quà biếu với người về sau chuyến du ngoạn. Giáo Thơ giờ
đâu chỉ có Nem chua thôi đâu, Giáo Thơ còn nỗi tiếng với món Bánh ướt chả lụa, thiệt
bât ngờ lúc ăn có người vui miệng khen…“ngon ngất ngây con gà tây”.
Ờ, nếu có dịp tôi sẽ mời cô món nem xỏ lụi nướng. Cũng gốc
nem nhưng không gói mà vo tròn, xỏ lụi đem nướng. Ăn với nước chấm đặc trưng,
làm từ tương xây, ngon dịu chắc nhờ ở thịt băm và nước cốt luộc từ thịt. Ăn với
rau vườn đầy ấp, chắc sẽ làm cô nhớ lâu cho mà coi.
Ờ, mà cớ gì cô vể với miệt đất Lai Vung. Chắc anh biết, có
lần tôi như tự sự với chị Hoàn, tụi tui đâu khác gì loài chim thiên di, đâu
cũng ăn như ở đậu, tìm được đất lành thì chim đậu. Thật lòng tui cũng có ý học
nghề để có cái mà lận lưng nuôi con nuôi chồng.
Mà chị giỏi thiệt, lại nền nã nên con cũng vậy đầm thắm hết
biết. Chợt dưng tôi nhớ lần nghe được
chuyện ở hai người cao niên, hai người nói về đức hạnh ở người đàn bà. “Gia Huấn Ca” gì đó của Nguyễn Trãi. Về Đạo
gia, như từ xửa từ xưa, người phụ nữ là người cầm cương, nẩy mực… công dung ngôn
hạnh như vốn phẩm chất của người phụ nữ. Như cũng từ thuở xa xưa mẫu hệ là hình
thức tổ chức xã hội. Như mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều bắt nguồn từ
cái kén đức hạnh của người đàn bà. Như kiếp tằm nhả tơ, như lời hát ru “cocon
de soie, source de vie” con tắm biết sống theo đạo tằm nhả tơ, đức hạnh nằm
trong nhả tơ…” (Thái Kim Lan).
Thiệt ra chị cũng khéo tay thiệt. Nón mỏng với áo bà ba ôm
lơi dáng con nhỏ nhìn con nhỏ có duyên lạ, có điều tiếng nói nghe chừng như
nặng lòng nỗi hoài nhớ.
Phương ngữ mỗi nơi mỗi khác, âm ngữ cũng khác anh à. Và như
ai cũng vậy, như không ai không có một gốc quê nhà để làm nên ký ức… rồi ràng
buộc tâm thức để tâm thức mãi dằng dặc cùng nỗi nhớ, tui thì nghĩ vậy cũng
không hiểu có phải vậy không nữa !
NGUYỄN QUANG HÒA
______________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét