Khi
nghe tin tôi chủ động rời khỏi ngôi biệt
thự sang trọng nhiều người mơ ước, ra ngoài thuê nhà trọ sống. Họ hàng, bà con,
bạn bè, làng xóm xúm lại ném đá tôi quá
trời. Họ còn bảo rằng: “Tôi có số sướng mà không biết đường mà hưởng”. Đúng là cái số tôi
cũng sướng thiệt. Sướng quá hóa thành bạo lực gia đình lúc nào không hay, loạn
trí mất rồi. Nhưng ở trong chăn thì mới biết chăn có rận.
Khi tôi đã đến tuổi
bắt đầu nhận thức được xung quanh thì tôi thấy nhiều người bảo tôi là có số
sướng vì được sinh ra trong một gia đình giàu có. Tôi mặc toàn đồ hàng hiệu chứ
không mặc hàng chợ, có ô tô đưa đi học chứ không phải đạp xe lạch cạch như
chúng bạn . Gia đình tôi toàn đi ăn uống trong các nhà hàng sang trọng chứ
không đi ăn uống ngoài vỉa hè bình dân…
Mọi người không hề
biết rằng, tôi bị bố mẹ cấm không được để cho ai biết về những điều đau
lòng thường xuyên diễn ra trong ngôi
biệt thự nhà tôi. Quan điểm của bố mẹ là: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”,
không được vạch áo cho người xem lưng. Hàng ngày những trận đòn bầm da tím thịt
của bố giáng xuống mẹ con tôi vì bất cứ lý do gì, là những bữa cơm chưa bao giờ
được ngon miệng bởi tiếng chửi rủa không ngớt của bố từ những chuyện không hề
dính dáng đến mẹ con tôi. Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua suốt cả
khoảng thời gian tuổi thơ của tôi. Càng ngày tôi càng trở thành một con người
lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bức phá nổi loạn…
Bố tôi là một người
đàn ông gia trưởng do chịu ảnh hưởng từ lề thói gia đình phong kiến. Còn mẹ tôi
thuộc tuýp đàn bà với quan niệm sống phải phục tùng chồng vô điều kiện. Mẹ coi
trọng giá trị của người vợ nằm ở sự đánh giá của người chồng. Suốt ngày đầu óc
mẹ còn bận lo sợ mọi việc trong nhà sẽ không làm vừa lòng bố. Mẹ sợ những lời
chửi rủa xả ra từ miệng bố, có hôm còn kèm theo những trận đòn. Nổi lo sợ chiếm
hết đầu óc và thời gian nên mẹ chẳng bao giờ có thời gian để quan tâm đến tôi. Sống
trong một gia đình như thế nhưng tôi chưa bao giờ nhận được một lời an ủi, động
viên hay tâm sự từ bố mẹ. Càng ngày tôi càng phải gồng mình lên để sống, để học
tập cho hơn chúng bạn, nếu không tôi cũng nhận được những lời chửi rủa và những
trận đòn thừa sống thiếu chết không khác gì mẹ tôi. Càng ngày tôi càng cảm thấy
xót xa cho tuổi thơ khắc nghiệt của tôi và tuổi trẻ buồn đau của mẹ. Mẹ càng
ngày càng gầy mòn, tàn tạ còn tội lỗi của bố thì càng ngày càng bành trướng,
chất chồng theo tháng năm.
Tôi đã dũng cảm
đứng lên khuyên mẹ nên ly hôn bố. Người mẹ lạnh toát khi nghe tôi nói và mẹ
nhận ra rằng nổi khổ của mẹ đã lan truyền sang tôi từ bao giờ không rõ nữa. Nhưng
mẹ lại sợ đủ thứ, sợ không đủ tiền cho tôi ăn học vì kinh tế mẹ phụ thuộc hoàn
toàn vào bố. Mẹ sợ bằng thế lực của mình, bố sẽ cho mẹ ra đi với hai bằng tay
trắng và một thân thể tàn tạ. Mẹ sợ dư luận, sợ gia đình bên ngoại buồn, sốc.
Đặc biệt là mẹ sợ miệng lưỡi thế gian bảo mẹ: “Sướng mà không biết đường hưởng”
Vì lâu nay trong mắt mọi người, mẹ tôi là người có số sướng được chồng nuôi
trong nhung lụa… Không ly hôn đó là lựa chọn của mẹ và mẹ không hề có ý định
thay đổi cuộc đời mình. Mẹ cự tuyệt lời khuyên của tôi mà còn bảo “Mẹ luôn đấu
tranh với bản thân để cố níu giữ cuộc hôn nhân tuyệt vọng này, một phần là vì
con”. Nhưng mẹ không hề nghĩ rằng, trong tâm hồn tôi chưa có lấy một ngày bình
yên, nổi sợ hãi hùng mỗi lần tan học tôi bước về nhà. Vì sợ mẹ buồn mà tôi
không dám khóc trước mặt mẹ, chỉ dám rơi nước mắt trong phòng riêng. Tôi lớn
lên trong nước mắt của mẹ và tự tìm cách náu mình khỏi không khí lạnh lẽo trong
gia đình.
Tôi phải tự mình
thoát ra khỏi gia đình bằng cách thi đậu đại học ở một thành phố khác. Mặc dù
tôi rất đau lòng khi ra đi mà để lại mẹ một mình đơn độc chịu đựng bạo lực gia
đình. Nhưng mong ước của tôi đã tan thành mây khói khi bố tôi không muốn thế.
Bố bảo chẳng việc gì mà phải đi học xa, con gái đi càng xa gia đình thì càng hư
thân. Bố đã nhắm sẵn cho tôi một trường đại học gần nhà, thậm chí cả ngành học
mà sau này tôi phải học. Tôi chỉ có mỗi một nhiệm vụ phải hoàn thành là thi đậu
vào trường đại học bố mong muốn. Tôi cũng thừa biết hậu quả mà tôi phải gánh
chịu nếu không thi đậu vào trường đại học mà bố đã lựa chọn.
Tôi thi đậu đại học
nhưng lại không có sự yêu thích ngành học mà bố đã chọn. Bốn năm học đại học
đối với tôi không khác gì địa ngục. Tôi đã mất hai mươi hai năm cuộc đời mình để
cố gắng làm vừa lòng bố. Tôi vô cùng hối tiếc rằng mình chưa bao giờ sống thật
với bản thân mình. Càng ngày tôi càng thấy ngành mà tôi đang theo học là một sự
lựa chọn tồi tệ nhất cuộc đời…
Khi biết tin tôi không
đủ điều kiện để tốt nghiệp đại học, một trận đòn bầm da tím thịt, thừa sống
thiếu chết của bố giáng xuống thân thể gầy gò nhưng tôi không hề rơi một giọt
nước mắt nào. Bố đuổi tôi ra khỏi nhà, mà bố có không đuổi thì tôi cũng chẳng
muốn sống trong căn nhà này một giây nào nữa. Trong một phút bất cần, tôi bỏ
nhà ra đi với số tiền mẹ dúi cho. Cuộc đời
tôi đã thay đổi từ đó. Cuộc sống không gia đình, tất cả đều phải giải quyết
bằng tiền. Sống một mình, không có tiền là điều khủng khiếp, bởi dẫu bảo rằng
tôi không cần tiền, thì mỗi ngày hiển diện ấy, những nhu cầu sinh hoạt: tiền
nhà, tiền ăn, tiền xăng và bao nhiêu thứ
tiền làm cho con người ta có muốn lãng quên đi cũng không thể nào quên được. Tôi xin làm thuê cho
một nhà hàng nhỏ. Làm việc chưa thành thạo nên tôi
thường xuyên bị bà chủ quát mắng. Nhà hàng này ngoài phục vụ ăn uống ra còn có
thêm những hoạt động bất chính khác, nhưng hồi đó vì còn quá ngây thơ nên tôi
chưa thể nhận ra. Mỗi lần có khách dùng lời lẽ hay hành động trêu chọc, tôi chỉ
biết xấu hổ và sợ chứ không biết phải làm gì. Sát nhà hàng có một quán bi da, đám thanh niên thường đến
đó chơi, những lúc rảnh rỗi tôi cũng thường qua đó xem. Lâu dần tôi cũng quen hết bọn chúng. Một hôm,
bà chủ bảo tôi đến rót rượu cho một ông khách đang say. Người đàn ông đó đã cầm
tay tôi rồi kéo lê tôi lên người mình khiến tôi vô cùng hoảng sợ. Cố gắng giằng
co mãi tôi mới thoát ra được đó. Tôi liền đem chuyện kể lại cho đám thanh niên
nghe. Đám thanh niên bảo “Hãy đi theo chúng tôi, em không thể sống yên ổn ở nơi
này được đâu.” Tôi còn lớ ngớ nên chưa
biết phân biệt mọi chuyện. Tôi bị công an bắt
cùng với đám thanh niên đua xe phân khối lớn ngay đêm hôm đó. Công an
triệu tập bố mẹ tôi đến đồn để bảo lãnh cho tôi trở về nhà. Đám thanh niên đã
được người nhà bảo lãnh về nhà hết, chỉ còn lại mỗi mình tôi ngồi thu lu một
mình. Tôi cúi gầm mặt xấu hổ không dám nhìn ai, trong đầu tôi đang nghỉ không
biết bố có tha lỗi và cho
mẹ đón tôi về nhà hay không? Bỗng tôi nghe một tiếng khóc nấc, tôi ngẩng
đầu lên nhìn thì thấy mẹ tôi gầy gò,
tiều tụy đang giang tay về phía tôi. Tôi lao vào lòng mẹ, nước mắt chan hòa:
-
Mẹ !
Mẹ lấy
tay lau nước mắt cho tôi:
-
Con gái tôi, con
gầy đi nhiều quá, khổ thân con quá…
Tôi nức nở còn mẹ thì nghẹn ngào:
- Con có biết là mẹ đã đi tìm con cực khổ như thế nào không.
Con hãy về nhà với mẹ, bố con đã cho
phép. Mẹ bị ung thư nên chẳng còn
sống bao lâu nữa…
Bệnh của mẹ ngày
càng nặng nhưng tôi với bố chẳng có cuộc trò chuyện nào cho ra hồn. Tôi bây giờ
đã khác xưa, không còn nhất nhất nghe theo lời bố. Theo tôi thì bố cho phép tôi
trở về nhà vì muốn có người chăm sóc mẹ mà thôi. Hôm mẹ hấp hối, đó là lần đầu
tiên tôi chủ động gọi điện cho bố về gặp mẹ lần cuối. Vậy mà bố bảo bận cuộc
họp quan trọng không về được, khi bố về đến nhà thì mẹ đã ra đi. Sau đám tang mẹ, tôi rời khỏi nhà và kể từ đó
tôi không còn liên lạc gì với cha mình nữa cho đến khi tôi cưới chồng. Quan hệ
của bố con tôi trở nên không thể cứu vãn nổi.
Tới lúc này mới thấy sự khác thường của tôi so với những
đứa bạn cùng lứa. Mỗi khi nghĩ về gia đình mình, trái tim tôi luôn rỉ máu, một vết thương mà mỗi khi
trái gió trở trời là lại nhói đau tột độ. Tôi vẫn còn nhớ như in trong mỗi cơn ác
mộng hàng đêm, tôi bắt gặp mẹ ngồi lặng
lẽ ở sau nhà, tóc xõa dài phủ kín vai, khóc nấc lên từng hồi. Bố chửi mẹ bằng những lời lẽ thô tục, không những thế
bố còn đánh mẹ tím mày tím mặt. Trong lúc bị bố đánh, búi tóc sau gáy của mẹ xổ
tung. Mái tóc dài, dày, xõa xuống phủ kín cả lưng. Được thể, bố cứ nhè mái tóc
của mẹ mà kéo, mà giật, mà chửi bới, bố túm
tóc mẹ đập đầu vào tường trong tiếng khóc thảm thiết của tôi.
Chỉ đến khi mệt lữ thì bố mới dừng tay, mẹ tóc
tai rũ rượi, thân tàn ma dại còn tôi thì chỉ biết khóc như mưa. …
Vì đã từng lớn
lên cùng với ký ức hãi hùng của tuổi thơ như thế,nên không dám gần gũi, thân
quen với bất cứ bạn trai nào có tính bảo thủ, gia trưởng, thích xem phim đánh
đấm. Có khi đang đi trên đường, chỉ cần bất chợt nhìn thấy một người đàn ông la
mắng một phụ nữ là tôi rùng mình, tim thắt lại và ký ức tuổi thơ hiện về ám ảnh
cả trong giấc ngủ. Trong đầu tôi luôn nung nấu ý nghĩ sẽ không bao giờ lấy một
người chồng như bố. Cuối cùng tôi chọn một người chồng hiền lành đến mức nhu
nhược với hy vọng làm chủ được cuộc đời mình, không lặp lại vết xe đổ của bố
mẹ… Nhưng rồi mọi thứ lại không như tôi mong muốn. Dù chồng chưa bao giờ dùng
bạo lực với tôi nhưng anh lại quá nhu nhược khi nghe lời mẹ, quá phụ thuộc vào
bố mẹ như một đứa trẻ lớn xác. Một cuộc hôn nhân dù xuất phát từ tình yêu thì
vẫn có những khác biệt mà nếu người trong cuộc không tôn trọng, chia sẻ lẫn
nhau, nhường nhịn lẫn nhau và phải có lòng bao dung để vượt qua thì có một ngày mình sẽ bị trả giá cho những
gì mà mình đã lựa chọn. Và tôi chính là người bị trả giá trong cuộc hôn nhân
nhiều khác biệt ấy. Và cũng chính tôi quyết đơn phương ly hôn cho bằng được.
Đôi khi tôi tự hỏi: “Người ta cần gì cho một cuộc hôn
nhân hạnh phúc?”. Rõ ràng chỉ tình yêu thôi thì chưa đủ. Những gia đình mà mọi người
xung quanh cho là hạnh phúc, thật sự có
được bao nhiêu phần trăm hay tất cả chỉ là màn kịch hạnh phúc mà thôi. Hôm cuối
cùng nhận quyết định ly hôn tại tòa, tôi không ngờ người chờ tôi trước cổng là
bố: - Về nhà sống cùng bố đi con gái, cha con mình sẽ bắt đầu lại từ đầu con
nhé...
Một giọt máu đào hơn ao nước
lã, quả không sai chút nào. Gia đình hạnh phúc không phải là thứ sẵn có mà là
thứ phải phấn đấu gây dựng nên. Cha con tôi sẽ cùng nhau cố gắng sống tốt như ý
nguyện của mẹ tôi lúc lâm chung…
Thu Hiền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét