- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Xôi, nếp nấu - hấp gói với đường, món ăn đường phố phổ thông của người Việt, thấy dân dã song cũng có nhiều chuyện để “bàn” cách thú vị, vì hầu như ai ai cũng thấy mình có biết đến, từng trải nghiệm.
Ở
Nam Bộ món ăn từ gạo nếp đi cùng nông phu theo đuổi mùa màng và luôn sẵn sàng ở
hầu hết mái tranh quê: cơm nếp. Vo nếp, bắp lên bếp, nạo dừa, có món ăn nóng hổi
no lòng dẻo thơm, một biến thể gần gụi với cơm tẻ ngày hai bữa. Cơm nếp mang ra
đồng, vắt đem theo độ đường xa, cho học trò nghèo đến lớp… Cơm nếp căn bản vậy.
Cơm nếp ăn với đường, dừa là công thức chính, nấu nếp còn nhiều biến tấu để
tang sự ngon, bớt ngán: dừa nạo vắt nước cốt cho thẳng vào nồi cơm nếp thay vì
trộn lên nếp sau khi chín, cơm nếp ăn với các thức như bữa cơm: cá kho, thịt… Và,
khi nấu cũng trộn thêm đậu xanh tạo nên chút thay đổi khẩu vị.
Xôi
có khác: thay vì nấu như cơm, nếp vo cho vào xửng nhôm hấp chín bằng hơi, công
phu hơn, và ngon miệng hơn, hạt nếp chín bởi hơi nóng thực đẹp mắt. So với cơm nếp
dân dã, xôi - cũng từ nếp nguyên liệu - lại có vẻ “sang” hơn.
“Sang”
nên món xôi chiếm các đường phố, vào tiệm, trước cổng trường, cùng tiếng rao khắp thôn làng
hay theo xe đẩy dọc các con đường sẵn thức đỡ lòng mọi người với giá bình dân
nhất.
Xôi
“cơ bản” cũng trộn với dừa khô nạo hay nước cốt dừa, ăn với đường. nhưng xôi được
gói bằng nhiều cách: lá chuối, bánh tráng, bánh kẹp… “Giấy gói” tạo thêm hương vị cho món xôi. Gần đây, lại thay lá
chuối bằng hộp xốp, ăn với nguyên liệu mặn như trứng, thịt, chả - món xôi mặn.
Hành
nghề bán xôi cũng nhiều bề tùy hoàn cảnh: có người chỉ cần chút nếp, than củi,
lò, nấu chín cho vào xịa cùng tiếng rao hay cũng chẳng cần rao, đặt trước cổng
trường hay chợ, thành nghề. Thực ra đấy là món cơm nếp chứa không phải xôi.
…
Còn hấp xôi bằng xửng nhôm, cho lên xe đẩy, vào quang gánh, dừng lại điểm bán
bày ra mấy chiếc ghế con con lại “chuyên nghiệp” hơn.
Ở
quê, quen thuộc món cơm nếp gọi nâng tầm lên thành xôi, một dạo lên tỉnh lỵ, trông cô hàng xôi hạ gánh
trước cổng trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ thông tin (Bạc Liêu) thiệt lạ,
cô gái xinh, ăn nói nhẹ nhàng, nam nữ sinh viên tề tựu điểm tâm trên những chiếc
ghế thấp dưới tán cây, nhìn thấy xôi cũng không phải quá dân dã bình dân, cũng...
ra dáng lắm! Nhớ đến ngôi trường ấy, lại nhớ đến cô hàng xôi đến giờ lại bày
trước cổng trường, áo bà ba, nón lá bài thơ… Mấy cây số nữa, bỏ Trà Kha ra
trung tâm chợ, ngay bến xe buýt, có chú bán xôi trên xe đẩy gỗ, nhiều xửng trắng
phau, cùng các thức ăn kèm, chủ mở nắp xửng khói bốc lên trông hấp dẫn tợn. mỗi
xửng là một món xôi: xôi gấc, xôi nếp than, xôi đậu… tha hồ chọn và đủ giá cho
một suất: mười nghìn, mười lăm, hai chục…
Sài
Gòn cũng nhiều xôi, một lựa chọn điểm tâm ít tiền cho mọi người. Trước cổng Đại
học KHXH và NV, bệnh viện Nhi Đồng… đều có gánh xôi. Sáng sớm xe đẩy mang theo
xửng xôi đạp trên đường đến các điểm bán - nơi tập trung đông người.
Ngoài
Bắc, xôi lại càng nhiều. Uông Bí, ngay từ tinh sương, ở chợ đã có các xe đẩy
bán xôi nóng hổi: các cô chú bác có lẽ ra đường cùng thời khắc dân thể dục.
Xôi
cũng có thể bán “độc vị” nhưng lắm khi kết hợp cùng bắp nấu: hàng xôi bắp -
cũng đều món bình dân.
Ở
xứ mình, có lẽ không có học sinh sinh viên nào thời đi học lại không biết đến
xôi, hình ảnh ngôi trường có cô hàng xôi dãi dầu cùng năm tháng.
Xôi, cũng có nhiều chuyện để “bàn”…
Nguyễn Thành Công
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét