song bên cạnh hầu như còn rất nhiều Hội VHNT có những khó
khăn vướng mắc khó giải quyết, là một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những
“lình xình” hoặc “tiêu cực” của các Hội, ảnh hưởng đến sức chiến đấu và sáng tạo
Văn học Nghệ thuật ở nhiều địa phương trong thời gian qua.
1.
Về biên chế và bộ máy nhân sự của
các Hội VHNT địa phương: Lãnh đạo hội, tiếng là do Đại hội bầu cử, song hầu hết
đều được chỉ định trước. Nhiều vị làm Chủ tịch hội hoặc Phó Chủ tịch hội nhưng
chẳng biết gì về VHNT. Đa phần do các vị ở Ban tuyên giáo hoặc Sở VH-TT kiêm
nhiệm và rất nhiều vị là cán bộ đã hưu trí, nay được bố trí làm nhiệm vụ lãnh đạo,
nên rất lúng túng và khó khăn trong công việc “quản lý”, chỉ đạo đội ngũ Văn
nghệ sĩ…
Đội ngũ nhân viên văn phòng, hoặc
báo, tạp chí, ngoại trừ kế toán phải có nghiệp vụ, còn những nhiệm vụ khác, chỉ
cần biết tin học, vi tính là có thể bố trí công việc, trong khi nghiệp vụ báo
chí, hoặc năng lực sáng tác thì rất… lơ mơ!
2.
Trong qui định điều lệ Hội, luôn
xác nhận “Hội VHNT là tổ chức Chính trị, Xã hội và Nghề nghiệp”, có nghĩa là Hội
viên phải biết và thông thạo (chưa nói đến xuất sắc, giỏi) một bộ môn nghệ thuật
nào đó, hoặc năng lực sáng tác (Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu v.v…),
song có rất nhiều Hội viên hoặc không biết gì, hoặc rất “xoàng xĩnh” vẫn được kết
nạp vào Hội với cái mác “nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ…”, ô hợp và chưa
tinh lọc, ảnh hưởng đến Hội.
Bên cạnh, cũng giống như nhiều Hội,
Đoàn khác, số lượng Hội viên “ảo”, Hội viên “ma” cũng khá lớn. Một Hội nọ có
trên 300 Hội viên, đại hội toàn thể chỉ có chừng 100 người dự, hay Phân hội Văn
học, trên danh sách gần 200 vị, nhưng không một kỳ sinh hoạt nào có đến con số
50!? Nhìn đi nhìn lại cũng chỉ từng ấy gương mặt “cũ”. Thật đáng buồn.
Về tuổi đời, số Hội viên trẻ tuổi
ngày càng hiếm hoi, hầu hết là “các cụ” đã hưu trí, muốn vui tuổi già nên… nhảy
sang hát hò, sáng tác thơ, truyện hay vẽ vời cho vui là chủ yếu. Bình quân tuổi
đời của một Hội VHNT địa phương, thường ở dạng tầm… trung niên, trên 4, 5 chục
tuổi? Cố gắng “trẻ hóa” cũng được vài người rồi cũng mất tăm, mất dạng!
3.
Năng lực, chất lượng sáng tác, mỗi
Hội địa phương cũng chỉ có vài ba người “sáng giá” vượt qua ranh giới “tỉnh lẻ”,
hòa nhập cùng khu vực và cả nước, số lượng người “quanh quẩn” ở các báo, đặc
san tỉnh, địa phương, cũng chỉ 5, 10 người. Vậy làm sao để có một đội ngũ sáng
tác tâm huyết, có chất lượng, sánh cùng mặt bằng chung của cả nước, dường như rất
ít Hội có thể thực hiện, ngoại trừ ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ
Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng…
4.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu
của các Hội VHNT địa phương nếu không sòng phẳng, công khai, minh bạch, thì rất
dễ mất đoàn kết, nảy sinh tiêu cực, gây thiệt hại, mất mát lớn đó là việc sử dụng
có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ sáng tác của Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc!
Theo đó hàng năm, căn cứ vào số lượng Hội viên và nhu cầu thực tế sáng tác,
Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc cấp kinh phí hỗ trợ sáng tác cho các Hội VHNT
địa phương, song cách sử dụng thì mỗi nơi mỗi khác, tùy theo sự “minh bạch’ của
lãnh đạo. Có nơi coi đây như một “món lộc trên ban” rồi “ban phát” lại cho các
Hội viên tùy theo tình cảm thân sơ. Có nơi bình quân chia mỗi người một ít, đủ
in cái… bìa, coi như “chia lộc”. Có nơi lập Hội đồng “thẩm định” hẳn hoi nhưng
vẫn có “chỉ đạo ngầm” cho cánh hẩu, ăn theo việc tổ chức Trại sáng tác, đi thực
tế sáng tác. Có Hội tổ chức cho toàn bộ cán bộ công chức của Hội đi… du lịch,
quyết toán theo danh nghĩa “đi thực tế” thậm chí mang theo vợ con và “trả ơn”
cho những người “có ơn” với Hội. Việc quyết toán hàng năm cũng nhập nhằng, có
khi vài ba năm chẳng quyết toán? Nên chăng đã đến lúc Liên hiệp các Hội VHNT
toàn quốc cần có qui định cụ thể, giám sát và kiểm tra việc quyết toán, có vậy
mới thực sự đem lại công bằng và phát huy hiệu quả của quỹ hỗ trợ sáng tác.
5.
Quyết định số
68/2010/QĐ-TTg về việc quy định hội có tính chất đặc
thù, trong đó có các Hội VHNT của các tỉnh và thành phố. Nhiều nơi đã thực hiện
đến cấp Huyện như các Hội khác. Song cũng có nơi phấn đấu mãi mới “công nhận”
được một Hội VHNT cấp huyện thì không được công nhận đặc thù, toàn bộ kinh phí
hỗ trợ đều bị cắt, anh em Văn nghệ sĩ dở khóc, dở cười “bỏ thì thương, vương
thì… nợ”, chẳng biết hồi sau sẽ ra sao?
Hội VHNT ở địa phương, nơi qui tụ,
phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu, tài năng về Văn học nghệ thuật, góp phần
vào dòng chảy VHNT chung của khu vực, cả nước, xem ra vẫn còn nhiều vướng mắc
chưa tháo gỡ được như đã trình bày. Nếu không sớm khắc phục, ổn định, sẽ khó có
những sáng tác hay, chất lượng, xứng tầm và có khi lại biến thành nơi sinh hoạt
của những người… mê VHNT tuổi cao sức yếu?...
NGUYỄN SÔNG TRÀ (tác giả giữ bản quyền)
________________________________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét