NIỆM
KHÚC XUÂN | thơ Nguyễn Thị Liên Tâm
Em
thấy anh lênh đênh giữa dòng nước lũ
Run run nhặt lá vàng phai
Như con sâu đo cuộn tròn thương nhớ
Mộng ngày Xuân. Vương vấn đêm dài.
Em
thấy anh loay hoay lạc giữa chợ đông
Đêm 30, đường về quên lối
Quên cả tên mình. Tên người biếng gọi.
Mộng Xuân về, ngỡ Xuân của năm nao?
Em
biết anh muốn ôm lấy trời cao
Bẫy cánh cò trắng tinh màu lụa
Em biết anh thắc thỏm tim đau
Vọng tình yêu một đời mắc nợ
Em
thấy anh nằm bên gối Mẹ
Mơ về em nhịp võng đu đưa
Em thấy anh bên đời. Quạnh quẽ.
Dắt em vào tầm tã…cơn mưa.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
Không
còn nỗi lo lắng và sợ hãi nào hơn khi nhìn nước lũ tràn về mà thấy người thân mình
đang lênh đênh nơi đó. Vậy mà ngay câu thơ đầu nhà thơ Nguyễn Thị Liên Tâm đã
nhìn thấy người thương mình đang lênh đênh trên dòng nước lũ. Thật hoảng
hốt ngay từ câu thơ đầu khiến người đọc nôn nao mong đọc xong để biết
đoạn kết mà nhà thơ dừng lại vui hay buồn.
Thường thì một truyện ngắn hay dài người đọc luôn luôn thích một cái kết nhân
hậu. Viết thực chia ly. Người đọc cảm thấy buồn lòng và không thích. Nhưng nhà
thơ thì ngược lại dường như trên 60% là đau khổ và chia ly. Nhưng nếu cuộc đời
này không có khổ đau và chia ly thì sẽ chẳng có thi nhân? Và nhân vật anh đang
lênh đênh trên dòng nước lũ đã làm tôi khựng lại và không thể nào không đọc và
không thể nào không viết. Nghĩa đen là như vậy nhưng nghĩa bóng thì cái lênh
đênh trong lũ kia của anh, là anh của những đau khổ của tất cả những gì không
lối thoát trong cuộc sống này. Anh muốn nhưng anh không thể nào làm được. Và
nhân vật em kia đã nhìn thấy anh đang ngụp lặn trong khổ đau. Cọng lá vàng phai
kia có đâu trong dòng nước lũ. Ví như có liệu anh có vớt lên được không?. Em đã
nhìn thấy tận cùng nỗi bất lực của anh. Ừ, có lẽ tuổi thanh xuân của em đã
không còn nữa, cuộc sống em đã rẽ về hướng khác. Hình tượng con sâu đo là
nhân vật anh mà nhân vật em đã nhìn thấy như anh đang cuộn tròn cả hình hài lẫn
tâm trạng của nỗi niềm thân phận.
“Em thấy anh lênh đênh giữa dòng nước lũ
Run run nhặt lá vàng phai
Như con sâu đo cuộn tròn thương nhớ”
Nhà thơ đã cảm cho nhân vật anh ở đây cứ quẩn quanh mà không còn một lối đi. Mà
không còn một lối thoát. Chỉ có tiếng thơ ai oán phận người. Tất cả đều như cơn
lũ đã cuốn trôi đi mọi thứ và thực tại là mất mát là chia ly. Nhà thơ Nguyễn
Thị Liên Tâm đã bào mòn cơ thể nhân vật anh bằng những từ ngẫm nghĩ thực buồn
nhưng nhân vật anh vẫn hướng về em cho dù cuộc đời này không thể nào anh quay
đầu lại được.
“Loay hoay lạc giữa chợ / đêm 30 / quên cả tên mình / quên người biếng gọi /
mộng xuân / ngỡ xuân”.
Tiếc nuối, bâng khuâng mà nhân vật trữ tình là em đã uống cạn hết những dòng
tâm tư đó. Và cảm thông về tất cả trong suy nghĩ không cùng của em ở đây là đã
thấu hiểu cho nỗi lòng của anh như đi vào tim óc. Một ngôn từ xúc tích đậm pha
những sống động mà không phải ai cũng lập được. Phải viết làm sao cho người đọc
mường tượng như đó chính là cuộc đời mình, chính là nỗi đau của mình mà cùng
nhà thơ xúc cảm, mà cùng nhà thơ chia sẻ được những trái ngang đang cào xé tâm
tư của một tình yêu. Thành ngữ đã có câu : "Ba mươi chưa phải là Tết".
Vâng cuộc đời này vốn dĩ là thế. Mà người xưa đã dạn dày kinh nghiệm đúc nên
câu thành ngữ ngàn năm. Chẳng có gi là tồn tại trong con người vĩnh viễn và mãi
mãi nhất là tình yêu. Bởi nó không được hình thành bằng mồ hôi và nước mắt,
bằng đồng tiền đổi chác mà có được. Nó là một tình cảm tự kết tinh từ trái tim
đến trái tim mà con người không đánh đổi dưới bất kỳ một hình thức nào. Nó đến
cũng như nó đi bằng nhịp đập trái tim, khi nó không còn thổn thức mà mọi hình
thức khác có để cấu tạo thành thì nó chỉ mang tính chất tạm bợ và giả tạo. Điều
đó không thể gọi là tình yêu mà nó mang một ý nghĩa đổi chác. Còn tình yêu
trong thơ của Nguyễn Thị Liên Tâm không mang nặng màu sắc lấp lánh nào. Mà nhà
thơ đã cấu tạo một nhân vật nữ tự thấu và tự lặng lẽ trong tình yêu của nhân
vật anh đã dành cho em. Xuyên suốt một bài thơ theo cảm nhận của tôi thì nhà
thơ đã viết về nhân vật nam. Nhưng cái thực thấu hiểu là nhân vật nữ.
"Nàng" ở trong thơ đã tự mỉm cười một nụ cười đắng cay
chua chát trước lũ mà hình tượng lũ là trắc trở của chàng, và nàng hiển
nhiên chấp nhận và coi đó như sự đã rồi đã chấm dứt đã kết thúc. Và nhân vật em
không trách cứ gì anh nhưng vẫn âm thầm thao thiết nghĩ về anh trong một tưởng
tượng tuyệt vời. Nàng tưởng như chàng đang cùng nàng dưới cơn mưa tầm tã. Ôi
mưa là một hình tượng luôn luôn xé nát tâm can của những tâm hồn người thi
sĩ huống chi là người trong cuộc nó sẽ đau đớn tới mức độ nào?. Buồn thế đó nức
nở thế đó nhưng nhân vật trong thơ cũng chỉ là những hồi tưởng mà chẳng thể nào
tìm về thực tại.
Cảm ơn tiến sĩ văn học, nhà thơ Nguyễn Thị Liên Tâm với "niệm khúc xuân
lênh đênh giữa dòng nước lũ" đã cho tôi chìm đắm mênh mang và ngụp lặn
trong ngôn từ của người sâu thẳm của một tình yêu vô tận của những xúc cảm phận
người.
“... anh bên đời. Quạnh quẽ.
Dắt em vào tầm tã…cơn mưa”.
DUNG THỊ VÂN
* Cảm ơn BBT Bông Tràm đã đăng bài.
Trả lờiXóaKính chúc BBT sức khỏe.