“Phụ tử tình
thâm
Công Thầy nghĩa
Mẹ
Đừng tiếng tăm nặng
lời
Mai xa rồi bách
tuế
Lá rụng xuống đại
ngàn
Tìm ở khắp nhân
gian
Chẳng thấy cha
đâu nữa
Nghĩa Mẹ Thầy
đâu nữa…”
(Dân ca)
Ngồi trên chiếc
sạp tre nhai trầu bỏm bẻm, bà Hai nhìn ra ngoài trời mây đen vần vũ báo hiệu cơn
mưa sắp đến, long bồi hồi nhớ lại chuyện nhà…
Cách đây mười
năm, ngày Danh, đứa con trai độc nhất thi đậu Đại học có người hàng xóm đã thân
tình khuyên rằng:
- Bà một mẹ một
con, gia cảnh lại nghèo. Thằng Danh theo học bốn năm ở thành phố, bà liệu nuôi
nổi không? Tiền trọ, tiền ăn, tiền sách vở đủ thứ, rồi học trò trường huyện
chân ướt chân ráo lên chốn xa hoa lộng lẩy… lỡ hư hỏng càng khổ hơn!
Bà Hai trầm ngâm
một lúc rồi cười tin tưởng:
- Tôi biết tánh
con tôi nó có chí học hành mà thương tôi lắm. Chẳng lẽ chịu dở dang để làm thuê
làm mướn hay quanh quẩn miếng ruộng nhỏ cả đời như mẹ nó sao? Thà chịu cực khổ,
tôi nhứt định cho thằng Danh ăn học tới nơi tới chốn theo lời căn dặn của cha
nó hồi xưa..
Người hàng xóm
nói thêm một câu”
- Con học cao ai
mà không muốn, nhưng phải tùy hoàn cảnh mình. Tui nghe bên ủy ban xã đang cần
người, biểu nó xin vào công tác, ít năm ổn định thì bà cũng… nở mày nở mặt!
Ngừng tay têm trầu,
bà Hai nhìn lên bàn thờ chồng, ánh mắt dìu dịu mà cương quyết với ý định…
Ngần ấy thời
gian Danh học ở Sài Gòn là bấy nhiêu ngày bà Hai vất vả, khi cấy ruộng nhà, lúc
làm thuê ruộng người. Những đêm mưa rả rich, gió lạnh se da, bà tay đèn tay nôm
đi soi cá, ếch ở con kinh Xóm Rạch. Cuộc sống dù cực khổ thiếu thốn đủ điều, nhưng
tuyệt nhiên bà chẳng hề hé môi than vãn với bất kỳ qi. Trong sâu thẳm lòng bà
chỉ tô đậm hai chữ “vì con”. Cứ tuần lễ hoặc mươi bữa, bà nhờ chú Út xe tải tiện
dịp lên thành phố, gởi cho Danh ít tiền cùng những thức ăn nhà quê tích cóp như
xâu khô cá, bịch tôm rang mặn, hũ mắm cá cơm… Thỉnh thoảng được thư con gởi về,
bà Hai mừng rỡ nhờ mấy đứa nhỏ nhà bên đọc cho nghe nhiều lần đến thuộc nằm
lòng từng câu chữ. Bao nhiêu mệt nhọc hầu như tan biến khi bà mường tượng Danh
đang kề cận bà để khoe việc học hành tiến bộ cùng nỗi nhớ mẹ, nhớ quê. Rồi bà lại
tặc lưỡi lo âu tháng này mưa dầm dề, tấm mền mỏng đem theo có đủ đắp ấm nó
không? Cái giàn thun bắn chim với mấy món đồ chơi rẻ tiền của nó, bà còn cất kỹ,
không nỡ bỏ đi. Ôi! Tấm long người mẹ thương con kể sao cho xiết!
… Mảnh bằng tốt
nghiệp hé mở tương lai Danh cùng lúc với sức khỏe suy sụp của bà Hai sau bao
năm dài lao lực nuôi con ăn học. Miếng trầu têm vụng về trong ống ngoáy, bàn
tay gầy run run lóng ngóng không người giúp đỡ. Danh về thăm mẹ dăm hôm và sau
khi đủ giấy tờ cần thiết ở địa phương, anh trở lên thành phố nhận việc tại một
công ty sản xuất hàng nhựa, qua sự giới thiệu ân cần của con gái vị phó giám đốc,
bạn học thân thiết cùng trường với Danh. Bà mẹ quê lại tiếp tục ẩn nhẫn chờ đợi,
cho tới ngày bấm bụng bán nốt mảnh ruộng nhỏ lo việc Danh cưới vợ, vẫn là cô
gái ấy. Bước khởi đầu danh vọng bằng cuộc hôn nhân không tương xứng về gia thế,
khiến Danh từ chỗ mặc cảm dần thay đổi cách nhìn về nơi mình đã quen hơi, đã
trưởng thành trong chắt chiu, đùm bọc…
… Một hồi còi
dài từ chiếc xe du lịch màu trằng, chị giúp việc tất tả chạy ra mở cổng. Danh
xách cặp da bước xuống, dáng vẻ chững chạc, tự tin. Bất chợt, anh hất hàm bảo
người lái xe:
- Đêm qua từ nhà hàng tôi gọi điện cho anh hai
lần, sao đem xe rước chậm vậy?
Anh lái xe tóc
hoa râm, chớp mắt ấp úng:
- Dạ… đứa con út
sốt cao mà quá khuya không có xe, nên… vợ chồng tôi đánh liều tranh thủ đưa nó
tới bệnh viện, thành ra… Tôi thiệt tình xin lỗi…
Danh gằn giọng bực
tức:
- Đó là chuyện
riêng anh… Lần sau cẩn thận, có nhiều người muốn thay anh đấy!
Vào trong sân,
thấy mẹ đang vun đất tưới nước cho khóm hồng, anh cau mặt:
- Con đã kêu người
ít bữa đến sửa sang lại khu vườn, má làm vậy lỡ thiên hạ nhìn vào… khó coi lắm!
Bà Hai xoa hay
tay vào nhau, cười ngượng nghịu:
- Con rước má
lên đây gần hai tháng trời, ăn ở không cũng buồn…
Buồn là buồn cái
gì? Về quê sống bẩn chật với đất phèn, ruộng bùn, đường sá bụi bặm, đèn dầu leo
lét… là sường hơn sao?
Vuốt mái tóc bạc
trắng, bà Hai nói nhỏ:
- Đành là vậy! tại
má… má muốn gần con, thấy con mỗi ngày… Chớ cả đời má quen làm lụng, gắn bó
cùng làng xóm, giờ xa cách làm sao hổng buồn cho được con!
Ngồi xuống băng
ghế, Danh đốt thuốc hút rồi ngần ngừ hỏi mẹ:
- Vợ con có
trong nhà không má?
- Ờ… Cô Hồng tiệm
vàng với hai bà nữa tới. rồi cùng đi đâu má không biết!
Xách cặp đứng
lên, Danh thở dài:
- Lại họp mặt linh tinh với mấy bà ăn không ngồi
rồi… chẳng ngó ngàng chi tới gia đình!
Bà Hai ngó chăm
chăm con, buột miệng:
- Con cũng nên bớt
rượu chè, bớt đi nhà hàng nhà hát tới khuya mới chịu về. Ở dưới mình bà con nghèo
bị ảnh hưởng trận bão…
Danh quay lại,
hơi to tiếng:
- Bà con dưới mình… hừ… Má quen đời quê mùa,
đâu biết rằng làm ăn lớn, quan hệ nhiều thì phải tiếp khách, tiệc tùng liên miên.
Thử hỏi xe cộ, nhà cửa tiện nghi thế này từ đâu ra? Ai có phần số nấy, việc gì
phải bận tâm mãi. À… nghe Hằng vợ con nói má đòi trở về quê, có không?
- Thôi thì má nói thiệt bụng cho con hiểu. Má
nhớ từ con rạch, bụi tre cho tới dây bầu dây bí… nhớ xốn xang lắm con ơi! Chớ với
con cháu lúc nào má cũng thương…
- Má than thở giống… tuồng cải lương quá! Để
bàn lại với vợ con chuyện ấy. Bé Hương về chưa má?
- Cô giáo đưa nó về rồi, đang coi truyền hình
trong nhà. Thôi con vô nghỉ cho khỏe!
… Trời tờ mờ
sáng, bà Hai thức dậy nhẹ bước ra nhà sau trệu trạo nhai miếng trầu cay nồng lợn
cợn đầu ngày. Không chủ ý, nhưng tiếng thì thào trò chuyện của vợ chồng Danh vẫn
lọt tai bà qua khung cửa sổ khép hờ:
- Má già, nay về
sống một thân một mình cũng tội… Nhưng ý má muốn vậy, vả lại nếp sinh hoạt
thành thị với nông thôn khác biệt nhiều, chắc má khó thích ứng. Em kể chuyện
này nghe chơi thôi… Hôm nọ anh Chín thầu khoán tới, tình cờ thấy má mặc cái áo
cánh cũ mèm đứng nhổ nước trầu cạnh rào, anh ấy tò mò hỏi. Em hơi ngượng, phải
nói lãng sang chuyện khác…
Im lặng một
chút, giọng Danh ngập ngừng:
- Ờ… hàng tháng
anh gởi về má chừng một triệu, ở quê vậy là đủ, là nhiều. Anh nhờ thằng Minh là
em cô cậu lo dòm ngó giúp. Vậy được chưa em?
- Vậy là tốt!
anh qua nhắc má soạn đồ, có chuyến xe khách 6 giờ chạy. Hồi hôm thức khuya em mệt
nên không tiễn má được. Đừng gọi bé Hương, để nó ngủ thẳng giấc. Anh lựa lời
nói khéo, để má buồn tội nghiệp!
Bỗng dưng có cảm
giác nôn nao, bà Hai cố nén tiếng ho, ôm ngực bước về phòng mình. Ở đấy bà đã xếp
các vật dụng vào cái giỏ đệm cũ ngày lên đây sống cùng vợ chồng con trai…
… Hai bức điện gởi
đến nhà Danh báo tin bà Hai bệnh nặng như rơi vào khoảng không, bởi hai vợ chồng
đang đi du lịch nước ngoài. Tại bệnh viện huyện, ngoài những người hàng xóm tới
an ủi, hỏi thăm, chỉ có đứa cháu túc trực chăm sóc. Đêm cuối cùng, Minh ngồi cạnh
giường bà, nghiêng đầu lo lắng, nghe những lời dặn dò đứt quãng của người cô ruột
đơn độc:
Cô… nhớ thằng
Danh quá! Sao lâu nó không về cho cô gặp? Cô mệt nhiều… dặn cháu nếu chẳng may…
thì làm đơn giản thôi… đừng bày vẽ tốn kém…
Nước mắt ròng
ròng trên má, Minh cúi sát mặt bà, nghẹn lời:
Cháu nghèo…
không đưa cô lên tỉnh được. Cô ráng thêm ít ngày… cô ơi!
Khẽ lắc lắc mái
đầu bạc trắng rũ rượi trên gối, bà Hai cầm tay cháu thều thào:
Chỗ tiền mấy
tháng nay… thằng Danh gởi… cô còn giữ nguyên, ở quê có tiêu xài chi đâu. Cô nhớ
lúc nó còn nhỏ… cô nhớ…
… Đám tang bà Hai đơn sơ mà trang nghiêm, mọi
người đưa tiễn thật đông, bởi ai cũng thương quý bà, một người nhân hậu, chung
thủy với làng quê nghèo khó mà đầy lòng bao dung. Danh đi cạnh quan tài, hai mắt
đỏ hoe, giờ phút này chẳng biết anh có nhận ra rằng từ nay anh vĩnh viễn không
được một lần phụng dưỡng tách trà thơm, miếng trầu cay hoặc nói lời yêu kính tận
đáy long với người mẹ một đời lam lũ cho con. Vợ Danh cúi đầu trầm tư, lặng lẽ
dắt con tránh từng vũng nước đọng của cơn mưa đêm qua. Trên con đường dẫn ra
nghĩa trang, Minh bùi ngùi rải lá vàng bạc theo những bước chân, tâm trí miên
man nghĩ về cái ống ngoáy trầu, di vật bà Hai trao cho anh, gói gọn trong chiếc
khăn bạc màu thời gian. Có ai đó cảm xúc khe khẽ đọc câu ca dao buồn nẫu ruột…
Mẹ già như chuối chin cây… Gió lay mẹ rụng… con rày mồ côi…
Nguyễn Kim
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét