- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Khi tôi đứng trước di ảnh thầy, tôi không khỏi bật khóc khi nhớ về thời tiểu học của mình. Nấm mộ đã bắt đầu xanh cỏ, và nhuốm bụi mờ thời gian, dường như muốn ghi lại dấu ấn của hơn chục năm về trước khi thầy mất vào một mùa hè cháy nắng. Tôi dọn dẹp mộ phần và thắp cho thầy một nén chang, di ảnh của thầy, vẫn đang cười thật tươi như ngày đầu chúng tôi gặp nhau khi vừa bước vào năm học mới…
Ngôi
trường của chúng tôi là một trường làng nhỏ chỉ vỏn vẹn bốn lớp nằm gần như giữa
cánh đồng làng. Đi trên đường cái vào làng, khi băng qua cánh đồng tít tắp sẽ dễ
dàng nhìn thấy nó với một con đường cát kéo dài đi đến cổng trường, nó trông
như cô độc giữa cánh đồng lúa với hình ảnh nhỏ bé và chỉ độc một cây bang trong
sân nhưng không lúc nào ngớt tiếng cười và nô đùa của lũ học sinh chúng tôi.
Thầy
là chủ nhiệm của tôi suốt hai năm cuối tiểu học, vì tôi là học sinh chuyển trường
không học ở đây từ những ngày đầu nên tôi khó để kết bạn, lúc nào cũng cô độc lầm
lũi một mình. Trường có một cái giếng cạn, cát chèn đến tận miệng giếng, tôi vẫn
hay leo lên đó ngồi một mình những giờ ra chơi, lúc ấy là lần đầu tiên tôi gặp
thầy.
-
Em là học sinh mới ? Sao em lại ăn trưa một mình? Không lại ăn cùng các bạn cho
vui?
-
Em không cần bạn thầy ơi, ở đây toàn người lạ.
Nghe
tôi nói vậy đột nhiên gương mặt thầy mang một nét gì đó trầm buồn khó tả, thầy lấy
ba chiếc đũa, cột chung một đầu, rồi xòe ba chân đũa ra trên mặt đất, bộ ba đứng
vững, sau đó lại thu chút chăm chú của tôi bằng việc cố gắng dựng một chiếc đũa
đứng yên trên đất mãi mà không được. Lúc này thầy mới ôn tồn bảo tôi:
- Em xem, khi chỉ có một chiếc đũa dù có cố cách mấy
em cũng không thể nào làm nó đứng thẳng được. Nhưng khi có ba chiếc, thì chúng
có thể tựa vào nhau mà đứng vững. Cũng giống như bạn bè vậy, chỉ cần em có bạn
bè bên cạnh, khó khăn nào em cũng có thể vượt qua.
Cho
tới giờ lời thầy nói tôi vẫn nhớ như in, không phai nhạt, tôi cũng còn nhớ khi
tôi nghĩ việc kết bạn khó khăn vô cùng thì một lời rù ăn chung, một lời đề nghị
chơi nhảy dây với đã đủ khiến chúng tôi thành bạn. Thời tiểu học vốn ngây thơ
và chây lười trong toan tính. Lúc ấy việc kết bạn với tôi như một “thành tựu”
và khi tôi nhìn thầy tìm như để “khoe” thì đã thấy ánh mắt thầy ôn nhu nhìn tôi
mỉm cười như đang dõi theo.
Trường
tôi mỗi khi đến mùa nước nổi thì mảnh sân nhỏ lênh láng nước, lũ trò chúng tôi
lúc nào cũng phải xắn quần lên thật cao để lội nước đi về. Có hôm lũ về, đoạn
đường từ dãy trường đến cổng vốn chỉ qua một mảnh sân, nhưng vì sân trũng ngập
nước nên bỗng thấy dài thênh thang. Bùn sình, với cả nước lênh láng làm chúng
tôi vừa lội nước khó khăn, vừa bị văng dính dơ đầy cả quần áo. Cũng là thầy, một
chiều mưa, chúng tôi thấy thầy kéo ở đâu về mấy thân dừa, cùng các thầy cô khác
kéo để nằm sát rào, tạo thành các đường đi cạn băng qua nước, và hướng dẫn
chúng tôi đi theo hàng trên những thân cây dừa đó. Thế là những ngày mưa lũ học
sinh chúng tôi lại rồng rắn nối đuôi nhau đi trên thân dừa, băng qua biển nước
lênh láng. Nếu chúng tôi khô ráo bao nhiêu thì thầy lại mang trên mình xây xát,
những vết thương rướm máu vì kéo cây cả một đoạn đường dài. Lại ướt cả người vì
lội nước, hướng dẫn chúng tôi đi qua, lại sẵn sang đứng ngoài mưa để dõi theo
chúng tôi, đề phòng có ai đó không vững vàng té ngã sẽ kịp thời đỡ nâng.
Dù
thầy thương yêu chúng tôi là thế nhưng cũng không thiếu những lúc thầy vô cùng
nghiêm khắc với chúng tôi. Có những bận ham chơi quên làm bài tập về nhà, thầy
bắt phạt chúng tôi đứng ra một góc. Tôi còn bé, sợ lắm những lần mình làm sai,
nhưng điều khiến tôi sợ hơn là ánh mắt thầy mỗi khi phạt tôi: một ánh mắt buồn
cứ như chính thầy có lỗi vì đã không dìu dắt tôi nên người.
-
Bài tập về nhà là để củng cố kiến thức của các em, từ những kiến thức nhỏ sẽ
thành nền tảng khi em học cao hơn những cấp sau này. Hơn nữa cũng là cách để em
rèn tính tự giác. Thầy chỉ có thể phạt em chứ chủ yếu vẫn là ở em có nhận ra được
tính quan trọng của việc tự giác hay không.
Khi
nghe thầy nói tôi hiểu rõ thầy rất buồn, và cũng hiểu được tương lai của tôi cốt
vẫn ở chính tôi tạo dựng, không thể cứ ỷ lại vào thầy. Vì thế tôi đã tự hứa sẽ
không bao giờ làm ngược lại sự trông mong của thầy nữa, và cũng vì chính bản
thân tôi trong đó.
Học
xong cấp hai tôi chuyển nhà đến một thành phố khác. Rồi cứ thế thời gian trôi
đi cùng với mảnh sân nhỏ, ngôi trường nhỏ giữa cánh đồng rộng lớn năm xưa chỉ
còn là những kí ức mờ dần theo năm tháng. Khi tôi trưởng thành mới có dịp quay
lại thăm trường xưa thì nghe được tin thầy đã mất vì một cơn bạo bệnh mấy năm về
trước. Ngày tôi về thăm trường tôi đã cố mang theo chứng minh cho một lời hứa,
những tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, những bằng khen và cả lời kể về một công
việc ổn định hiện giờ, thế nhưng người thầy của tôi lại không còn kịp để nghe
tôi kể nữa rồi…
Lê Hứa Huyền Trân
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét