Vì bến nước quê hương - chùm thơ Pushkin (Nga)

28/10/12
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm sử dụng lại nội dung này.

2 nhận xét:

  1. Nguyễn Xuân Bình19:10 18/10/14

    Tôi rất không thích thơ nước ngoài dịch ra lục bát, vừa bị mất hoàn toàn nhịp thơ và vừa sứt mẻ quá nhiều về nội dung.

    Trả lờiXóa
  2. Chào anh Bình
    Rất vui vì anh đã đọc thơ dịch của NC và để lại comment nhưng tôi muốn trao đổi với anh (và với các bạn đọc khác) đôi điều sau đây:
    Việc thích hay không thích một loại hình văn học (văn hóa nói chung) là tùy ý thích của mỗi người, không ai giống ai tương tự như món phở của một hàng phở rất ngon nhưng người không thích món đó lại chê. Nhưng chê mà không vào ăn thì không sao, chê bằng cách dán vào cửa hàng người ta dòng chữ ”MÓN NÀY KHÔNG NGON” thì thiếu lịch sự và dễ sinh chuyện cãi nhau với cả chủ hàng lẫn những người yêu thích món phở.
    Đấy là tôi muốn thật lòng trao đổi một chút về văn hóa ứng xử. Trái ngược
    với anh vẫn có những người ở tỉnh xa gửi mail hoặc điện thoại cho Ngọc Châu xin mua các tập thơ dịch sang lục bát. Khi còn sách tôi thường gửi tặng nhưng cũng có người dứt khoát bắt tôi phải nhận tiền mới lấy sách.
    Còn về học thuật tôi cũng muốn nói thêm đôi điều như sau:
    Tôi có điều kiện tiếp cận với nhiều người làm thơ (cấp Câu lạc bộ) và các bạn đọc vì làm biên tập cho mấy trang Web văn chương nhiều năm nay. Vài chục năm gần đây bạn đọc phổ thông (chiếm đại đa số người Việt yêu văn chương) không thích thơ dịch, đúng hơn là chẳng ai quan tâm đến thơ dịch vì lí do thơ nưóc ngoài khi dịch sang tiếng Việt thường giống các bài báo tùy tiện xuống dòng và không vần. Tôi hiểu là có những dịch giả được tu nghiệp ở nước ngoài (có thể coi họ là các “siêu độc giả” thường không muốn dịch thơ nước ngoài sang thơ có vần VN vi sợ làm mất cái thần với phong vị riêng của tác giả). Tuy nhiên đến nay quan niệm đó đã không chuẩn nữa rồi vì hai lẽ:
    - Hiện nay nước ta có hàng triệu người thích thơ và biết làm thơ, cho thấy dân trí đã được nâng cao, họ không sùng thơ ngoại một cách mù quáng như ba bốn chục năm trước đây, nếu dịch thơ mà không hay, không có gì độc đáo thì họ lập tức quay lưng (chính là tình trạng hiện nay)
    - Người Việt mình bây giờ cũng làm được nhiều bài thơ rất hay, có được nhưng ý-tứ không thua gì tác gia danh tiếng nước ngoài. Vậy nên việc sợ “làm mất cái thần ý” của nguyên bản đã trở nên không quan trọng như xưa nữa rồi.

    Với những nhận xét trên nên tôi nghĩ rằng, vậy thì khi dịch thơ cần chuyển sang thể thơ truyền thống của người Việt. Người Việt mình thưởng thức thơ bằng cả tim, cả đôi tai (qua thanh và nhạc điệu của bài thơ) lẫn óc trong khi người châu Âu thiên về cảm nhận bằng tư duy.
    Một điều nữa muốn trao đổi riêng với anh Bình là DỊCH THƠ SANG THỂ LỤC BÁT KHÔNG DỄ DÀNG CHÚT NÀO CẢ . Chê người khác thì dễ nhưng làm hay hơn người khác thì không phải ai cũng có thể làm được.

    Nhà văn-dịch giả Ngọc Châu

    Trả lờiXóa