Thơ là một
loại tiếng nói đặc biệt, nó được coi như một thể loại văn học có hình thức và
nội dung độc đáo. Thơ có nhịp và vần, vì vậy mọi người luôn coi thơ và ca có
mối liên hệ lẫn nhau. Người ta cho rằng thơ ca là "ý tưởng có tính âm
nhạc", thậm chí còn coi là như nhau, cho rằng bài thơ là một bài ca, bài
ca là một bài thơ. Ngoài ra, thơ là do các dòng ngắn đặt tiếp nhau mà thành. Một
số dòng ngắn gộp thành một đoạn thơ. Các câu của văn xuôi viết liền nhau, một
số câu tạo thành những đoạn khác nhau. Ngoài sự khác nhau về thể loại, ngôn ngữ
của thơ đặc biệt đẹp và tinh tế. Thường thì một chữ, một câu thơ đã chứa đựng
nhiều hình ảnh và sự liên tưởng vô tận.
Ví dụ như Lý Thanh Chiếu viết
"Người gầy hơn hoa cúc vàng" (*a), một từ "gầy" có ý là nỗi
khổ biệt ly của nhà thơ, tâm trạng "vì người ấy mà hao gầy tiều
tụy"(*b) được khắc họa rất tinh tế. Như Yeats đã dùng từ "gyre"
(hồi chuyển), tiêu biểu cho toàn bộ hệ thống lý luận của ông về vận động mâu
thuẫn của văn minh loài người và nhân tính hữu quan. Ví dụ như vậy có rất
nhiều, không thể nào kể xiết. Đọc thơ không chỉ đọc bằng lời của thơ, mà còn thấu
suốt biểu tượng của lời, đọc ra ý nghĩa sâu xa chứa đựng ngay đằng sau nó. Vì
vậy nên mới nói rằng "Thơ ở ngoài lời" (thi tại ngôn ngoại - ND). Cũng
giống như Nghiêm Vũ, trong tác phẩm "Thương Lãng thi thoại" của mình,
có nói về sức lan tỏa của thơ Đường: "Giống như âm thanh trong không
trung, sắc đẹp trên nét mặt, bóng trăng dưới đáy nước, hình ảnh trong gương,
lời thì có hạn mà ý lại khôn cùng". Bert, một thi sĩ phương Tây cũng nói:
"Bài thơ hay như vật có hương, không gian có âm thanh, gần như hương vị
tinh khiết." Lại nói: "Sự diệu kỳ trong thơ, mỗi từ có thể như một
sợi dây đàn rung lên một âm thanh, vang vọng ra ngoài không gian, du dương
không tắt" (Theo bản dịch của Tiền Chung). ① Nguyên tắc quan trọng nhất
của thơ là "Ý ở ngoài lời","Âm thanh ngoài dây đàn", hoặc
là nói "ý thơ". Tất cả những
đặc trưng này của thơ gây ra những khó khăn trong khi dịch thơ.
"Đọc thơ
đã khó, viết thơ càng khó, dịch thơ còn gian khó hơn nhiều. " Bởi vì dịch
thơ liên quan đến việc dùng một loại ngôn ngữ khác tái hiện lên một cách trung
thành cả hình thức và nội dung của bài thơ gốc. Độc giả nước ngoài đọc thơ có
thể thích thú cái đẹp lạ kỳ và cộng hưởng giống như những độc giả của chính
nước đó khi đọc bài thơ ấy. Để làm điều này thì nói dễ hơn làm? Hãy mang bài
thơ Đường dịch ra tiếng Anh mà nói, thơ Đường là một bông hoa của nền văn học
Trung Quốc, chỗ đứng của nó trên văn đàn
thế giới cũng rất cao. Rất nhiều bài thơ Đường, như "Tĩnh dạ tứ" của
Lý Bạch: "Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng
minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương."
(Tạm dịch: Trước giường trăng như gương, Mặt đất phủ đầy
sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Bỗng nhớ về quê hương) thì ai ai
cũng thích, kể cả phụ nữ và trẻ em. Không biết nó đã mang lại bao nhiêu cảm
giác buồn bã nhớ nhà của những người xa xứ sống nơi đất khách quê người.
"Ánh
trăng" trong thơ đã mang cho lòng người sự mộng mơ không giới hạn. Ánh
trăng trong tâm trí của người dân Trung Quốc là một biểu tượng của sự tinh
khiết. Người ta thường dùng từ "trong sáng" để mô tả ánh trăng sáng,
đồng thời, mặt trăng cũng ngụ ý một ý nghĩa sâu sắc. Trong con mắt của người
Trung Quốc, mặt trăng là hóa thân của quê hương. "Lộ tòng kim dạ bạch,
nguyệt thị cố hương minh" (Đỗ Phủ), (Tạm
dịch: Từ đêm nay sương rơi trắng xoá, Trăng vẫn sáng tại quê hương). "Hải
thượng thăng minh nguyệt, Thiên nhai cộng thử thời" (Trương Cửu Linh), (Tạm dịch:
Trăng sáng mọc trên biển, Soi
khắp cả chân trời). Không có gì làm lạ khi Băng Tâm (*c) học ở Mỹ,
lúc nhớ nhà không chịu nổi đã đến ngắm vầng trăng tròn vạnh ở phía chân trời.
Thế
mà, ánh trăng (moonligh) trong tiếng Anh, lại không có ý sâu sắc như vậy. Trái lại, ngôn ngữ địa phương ở nước Anh, những từ ấy
mang ý trốn chạy trong đêm tối, ví dụ như moonlight flit (dọn nhà trong đêm tối để trốn trả tiền nhà),
ngoài ra, từ này được sử dụng như một động từ có nghĩa thứ hai: ví dụ như
moonlighting (làm ngoài giờ vào ban đêm).
Trong con mắt của người phương Tây, đêm trăng tròn là đêm chẳng lành, đêm
quỷ khóc sói gào. Vì vậy, moonlight (ánh trăng) có một sự điên rồ, có ý vô căn
cứ. Điều này so với "ánh trăng" trong tâm trí của người dân Trung
Quốc, thì khác nhau xa. Mang nó dịch ra, ý thơ đương nhiên sẽ giảm đáng kể.
Về
cú pháp của thơ, trong bài thơ, từ đầu đến cuối không có một chủ ngữ: Ai đang
ngủ? Ai nghi ngờ ánh trăng đang chiếu sáng trên mặt đất là sương lạnh? Ai ngồi
ngắm trăng? Ai nhớ về quê hương? Có thể là tôi, bạn, anh ấy, chị ấy, chúng tôi,
các bạn, họ. So sánh với tiếng Anh, trong câu tiếng Anh chủ ngữ của câu không
thể bỏ qua được, điều đó gây ra khó khăn cho người dịch. ② Người dịch nói chung luôn thêm chủ ngữ,
"I" (Tôi), như bản dịch của
Arthur Cooper:
1) Before my bed
There is
bright moonlight,
So that it
seems
Like frost on
the ground.
Lift my
head,
I watch the
bright moon,
Lowering my
head,
I dream that
I’m home.
(Tạm dịch nghĩa:
Trước giường ngủ của tôi
Có ánh trăng chiếu sáng,
Vì vậy có vẻ như
Giống sương trên mặt đất.
Tôi ngẩng đầu của mình,
Tôi ngắm vầng trăng sáng,
Tôi cúi đầu của mình,
Tôi mơ về nhà tôi )
Có thể nói bản
dịch của Arthur Cooper đã cơ bản trung
thành với nội dung bài thơ gốc, hoặc có thể nói đã đạt được sự chuyển "lời
hay ý đẹp ", nhưng không đạt được sự hài hòa thống nhất về hình thức và
vần điệu, tức là đẹp hình và đẹp âm. Ông phân chia bốn câu thơ gốc thành tám
câu, nhưng âm điệu rất mạnh mẽ do trắc bằng và vần đuôi vốn có của bài thơ gốc
tạo nên bị hoàn toàn mất sạch sành sanh. Ngược lại, bản dịch của Hứa Uyên Xung
truyền đạt bài thơ gốc tốt hơn, cả về "đẹp hình", lẫn "đẹp
âm":
2) Abed, I see
a silvery light,
I wonder if
it’s frost aground.
Looking up, I
find the moon bright;
Bowing, in
homesickness I’m drowned.
(Tạm dịch nghĩa:
Ở trên giường, tôi nhìn thấy một ánh sáng
bạc,
Tôi tự hỏi nếu nó là giọt sương rơi.
Nhìn lên, tôi thấy ánh trăng sáng;
Cúi đầu, tôi đắm chìm trong nỗi nhớ nhà.)
Trong bài
"Bàn về dịch thơ Đường ra tiếng Anh" Hứa Uyên Xung đã chỉ ra rằng,
người dịch thơ Đường phải dùng hết khả năng để truyền đạt càng nhiều càng tốt
những "đẹp ý", "đẹp âm" và "đẹp hình". ③
Nhưng theo quan điểm của ông, trong "Ba vẻ đẹp", quan trọng nhất là
"đẹp ý", tiếp theo là "đẹp âm", sau đó là "đẹp hình. " Tôi nghĩ rằng nó không
phải là không hợp lý. Do sự khác biệt trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng
Trung, cũng như sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, hình thái ý thức mang theo,
muốn truyền đạt một trăm phần trăm "đẹp ý", "đẹp âm",
"đẹp hình" của bài thơ gốc "là rất khó, thậm chí là không thể
làm được, đặc biệt là "đẹp âm".
Tiếng Trung Quốc và tiếng Anh rất
khác nhau. Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ âm điệu (tone language), 4 thanh âm của tiếng Trung Quốc tạo thành
nhịp điệu trầm bổng khi phát âm, đã tạo ra một đặc điểm âm nhạc. Không ngạc
nhiên khi có người nước ngoài nói rằng việc học tiếng Trung Quốc cũng giống như
học hát. Đồng thời, tiếng Trung Quốc cơ
bản là đơn âm, trong âm tiết của hơn 1. 300 từ, sau khi loại bỏ đặc tính 4 thanh điệu, chỉ có 429 âm tiết,
chúng có thể được hợp thành hàng trăm ngàn cụm từ. Tiếng Anh là ngôn ngữ có
trọng âm (intonation language - ngữ điệu ngôn ngữ), từ tiếng Anh phần
nhiều là đa âm tiết. Trong tiếng Anh có khoảng 1200 âm tiết, có trọng âm, nhưng
không có 4 thanh âm. Do đặc tính ngữ âm, luật thơ ca cổ điển Trung Quốc là
"luật trắc bằng", luật thơ trong tiếng Anh là "luật nặng nhẹ. "
Sử dụng lời nói hình thành bởi đặc tính phát âm, việc dịch Trung - Anh rất khó
tương hỗ với nhau. ④
Ví như "Xuân du hồi văn thi" của Vương Dung:
Đọc xuôi:
"Trì liên chiếu hiểu nguyệt, Mạn cẩm phất triêu phong" (Tạm
dịch: Sen hồ chiếu trăng sớm, Tơ liễu lay gió nồng) (*d)
Đọc ngược:
"Phong triêu phất cẩm mạn, nguyệt hiểu chiếu liên trì. " (Tạm dịch: Gió
nồng lay tơ liễu, Trăng sớm chiếu sen hồ)
Một ví dụ khác
là vua Càn Long đề vế xuất đối trên đảo Cổ Lãng: "Khách thượng thiên nhiên
cư, Cư nhiên thiên thượng khách" (Tạm
dịch: Khách ở trong thiên nhiên, Trong thiên nhiên có khách) và người đối
lại vế xuất đối trên là: "Nhân quá đại Phật tự, tự Phật đại quá nhân"
(Tạm dịch: Người qua chùa thờ Phật, Chùa
Phật có người qua - ND) cũng chỉ có thể là nhân sĩ tài hoa Kỷ Hiểu Lam (*e)
mà thôi.
Tương tự như vậy, tiếng Anh cũng có vè đọc
nhịu, chẳng hạn như: "The sixth sick sheik’s sixth sheep’s sick" và "Madam, I’m Adam".
Ngoài ra,
tiếng Trung Quốc thường sử dụng đặc điểm đơn âm, hay dùng từ láy, hay lặp lại
âm đầu. Như Lý Thanh Chiếu viết: "Tầm tầm mịch mịch, Lãnh lãnh thanh
thanh, Thê thê thảm thảm thích
thích" (Tạm dịch: Tìm tìm kiếm
kiếm, lạnh lạnh vắng vắng, buồn buồn thảm thảm sầu sầu). Lâm Ngữ Đường đã
từng dịch "so dark, so dense, so dull, so damp, so dank, so dead" (Tạm dịch: tối thế, dày đặc thế, ngu si
thế, ẩm ướt thế, nhớp nháp thế, chết chóc thế) ⑤
ông chỉ dùng mười bốn từ đơn âm, trong đó có 7 bảy chữ có âm đầu là "d", nên nó được cho là "một sánh đôi hoàn hảo", nhưng so với
nguyên văn, luôn luôn vẫn còn thiếu một chút hương vị. Vì vậy, theo ý kiến của
tôi, nói "không thể dịch thơ" chủ yếu là nói đến khía cạnh truyền đạt
"đẹp âm".
Đối với tiêu
chí "đẹp hình" cũng là một trong những khía cạnh quan trọng của dịch
thơ. "Hình" ở đây chủ yếu đề cập đến các khía cạnh thể loại thơ, hoặc
là nói đến niêm luật của thơ. Thơ Đường luật như một thể loại văn học đặc biệt,
đó là sáng tác theo một quy luật nhất
định, nó được chia thành hai loại luật thi (thơ
đường luật - ND) và tuyệt cú. Về mặt câu chữ, trước hết luật thi giới hạn chỉ
8 câu, mỗi câu có 5 chữ là luật thi ngũ ngôn, gọi tắt là thơ ngũ luật, mỗi câu
chỉ có 7 chữ là luật thi thất ngôn, gọi tắt là thơ thất luật, tuyệt cú cũng thế.
Ngoài nhịp và vần, thơ Đường cũng coi trọng về đối, tức là yêu cầu câu trên câu
dưới có phân bố từ loại phải giống nhau, nghĩa của từ phải đối nhau. Chẳng hạn
như "hôm qua" đối với "hôm nay", "ngày" đối với
"tháng", "lên" đối với "xuống", "ra"
đối với "vào" v.v... Điều này e rằng một cao thủ dịch thơ thông thái cũng
phải cảm thấy "lực bất tòng tâm". Ngoài ra, do sự biến hóa ngoắt
ngoéo của từ vựng ít có của tiếng Hán mà chuyển đổi từ loại thường xuyên. Ví dụ
như chữ "thượng" (trên), có
thể sử dụng như là một động từ, với nghĩa là "đi", cũng có thể được
sử dụng như một tính từ, nghĩa trái ngược với từ "dưới", cũng có
thể được sử dụng như một trạng từ, sử
dụng sau động từ, chẳng hạn như "leo lên đỉnh núi". Từ loại của tiếng
Anh chuyển đổi không linh hoạt như tiếng Trung. Tất cả điều này gây ra khó khăn
khi dịch thơ. Đòi hỏi quá khắt khe là từng chữ phải tương xứng, nếu không thì
dịch một cách khiên cưỡng, điều này ta không bàn tới, bởi vì thi pháp dịch như
vậy, chỉ đơn giản là làm hỏng bài thơ gốc.
Dịch thơ đúng,
theo ý kiến của tôi, là cố gắng sử dụng một tập hợp hệ thống ngôn ngữ để tái
hiện "đẹp ý" hay "tứ thơ" của bài thơ gốc. Điều này nếu so
sánh với "đẹp âm" và "đẹp hình"thì nó được thực hiện tương
đối dễ dàng. Bởi vì "đẹp ý" đề cập đến cấu trúc sâu thẳm của ngôn
ngữ, cụ thể là, "ngôn ngữ đằng sau ngôn ngữ".
Mặc dù thói quen ngôn ngữ, cách suy nghĩ, nền văn
hóa của mọi người có sự khác biệt rất lớn, nhưng mọi người đối với bản thân và
quá trình nhận thức thế giới là giống nhau, là phổ biến. Điều này khiến việc
dịch thuật có thể thực hiện được. Âm nhạc đã được gọi là ngôn ngữ của thế giới,
chính vì nó vượt qua rào cản ngôn ngữ, trực tiếp rung động tình cảm sâu sắc của
mọi người, gây ra sự đồng cảm của người nghe. Nhạc điệu chân chính của thơ ca
là chất thơ của nó. Một áng thơ hay có thể làm cho con người cảm xúc và tưởng
tượng không giới hạn.
Như "Thiên tịnh sa" của Mã Đáo Viễn: "Khô
đằng lão thụ hôn nha, Tiểu kiều lưu thủy nhân gia. Tịch dương tây hạ, Đoạn
trường nhân tại thiên nhai" (Tạm
dịch nghĩa: Buổi chiều, con quạ đậu trên cây mây
già khô héo, Nhà ai ở gần
chiếc cầu nhỏ bên dòng nước chảy, Con
ngựa gầy đi trong gió tây trên đường cổ, Mặt
trời chiều đã ngả về tây, Đứt ruột vì
người ở tận chân trời). Thật
là một tâm trạng cay đắng biết bao! Một ví dụ khác của Vương Tịch là "Phong
định hoa do lạc, điểu minh sơn canh u" (Tam dịch: Gió làm hoa rụng, tiếng chim hót làm núi càng vắng vẻ), hình ảnh thật tĩnh mịch biết bao
nhiêu! Nhà thơ Mỹ Ezra Pound không biết tiếng Trung, nhưng vô cùng xúc động bởi
ý cảnh của thơ Đường Trung Quốc, đã phát động một phong trào thơ mới, khơi dòng
cho thơ hình ảnh. Từ bài thơ của ông, chúng ta không khó khăn mấy khi đến với
bóng dáng của thơ Trung Quốc. Như trong tác phẩm bổi tiếng của ông "In a
Station of the Metro" (Trong một ga
tàu điện ngầm):
In a Station
of the Metro
The apparition
of these faces in the crowd;
Petals on a
wet, black bough.
(Tạm dịch: Trong một ga tàu điện ngầm
Sự xuất hiện các khuôn mặt trong đám đông;
Cánh hoa ướt át trên cành cây đen.)
(Trong đám
đông, những khuôn mặt thoắt ẩn thoắt hiện
Trên cành cây
ẩm ướt, một vài cánh hoa. )
William Blake
trong "To See the World in a Grain of Sand" (Nhìn thế giới trong một hạt cát) đã viết như sau:
To see the
world in a grain of sand,
And a heaven
in a wild flower;
Hold infinity
in the palm of your hand,
And eternity
in an hour.
(Tạm dịch nghĩa :
Nhìn thế giới trong một hạt cát,
Và một thiên đường trong bông hoa dại;
Giữ vô tận trong lòng bàn tay của bạn,
Và vĩnh cửu trong một giờ.)
Một bông hoa,
một thế giới,
Một hạt cát,
một thiên đường;
Bạn nắm cả vô
tận,
Chứa phút giây
vĩnh hằng.
Câu thơ trùng
dương của Tăng Đạo Xán đời Tống ở Trung
Quốc: "Thiên địa nhất Đông Ly, Vạn cổ nhất rùng cửu" (Thế giới nhất Đông Ly, Muôn đời nhất Trùng
cửu), vần điệu không giống nhau nhưng đều tuyệt diệu. ⑥ Dường
như thơ ca trong nước ngoài nước từ cổ chí kim đều không khác biệt lớn, linh
hồn thực sự của nó - phổ biến là tứ thơ. "Thân ta không có đôi cánh bướm
lộng lẫy bay cao, Nhưng trong lòng có
trí thông minh để mà thông cảm" (*g) Có lẽ, nó là như vậy.
Nói tóm lại,
dịch thơ rất khó, vô cùng khó khăn. Để đạt được cả ba tiêu chí "đẹp âm", "đẹp hình" và
"đẹp ý" là rất khó, nhưng không phải là hoàn toàn không thể. Nói một
cách tương đối, đẹp âm rất khó truyền
đạt, sau đó là đẹp hình, và sau cùng là đẹp ý. Trong ba điều đó, quan trọng
nhất là đẹp ý, bởi vì nó là linh hồn của một bài thơ. Để dịch thơ đúng, nên cố
gắng sử dụng một tập hợp các hình thức ngôn ngữ để truyền đạt một cách trung
thành "đẹp ý", hoặc có thể nói là "ý thơ" của bài thơ gốc. Cũng
như ông Đồng Tiền Trọng đã nói như thế này: "Thể xác có thay đổi chút ít,
nhưng tinh thần vẫn giữ nguyên cái tôi của ngày xưa". Cuối cùng, tôi muốn
trích dẫn hai câu cuối trong bài Sonnet 18 của William Shakespeare để kết thúc
bài này, và hoan nghênh tất cả các "anh hùng không mũ miện", những
người dịch thơ "biết không làm được mà vẫn làm"(h*):
So long as man can breathe, or eyes can
see,
So long lives this, and this gives life
to thee.
(Tạm dịch nghĩa:
Chừng nào con người còn hít thở, mắt vẫn còn
nhìn,
Còn bài thơ này, dâng cho Người cuộc sống.)
(Miễn là con
người có thể thở, đôi mắt có thể nhìn thấy ánh sáng,
Bài thơ này sẽ
có thể còn mãi, để làm cuộc sống của bạn vinh hiển đời đời)
CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ:
①Trích dẫn từ "Mỹ học tản bộ" của Tông Bạch
Hoa, Nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải năm 1997, trang 100.
②③ Trích dẫn từ "Khoa văn hóa giao lưu học"
của Quan Thế Kiệt, Nhà Xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1995, trang 348.
④ Trích dẫn từ "Bàn về dịch thơ Đường",
" Nghệ thuật dịch thơ " của Hứa Uyên Xung, Công ty Xuất bản dịch
thuật đối ngoại Trung Quốc , năm 1987, trang 408.
⑤Trích dẫn từ "Nghệ thuật dịch", "Nghệ
thuật dịch thơ " của Lâm Ngữ Đường, Công ty xuất bản dịch thuật đối ngoại
Trung Quốc năm 1987, trang 53.
⑥ Trích
dẫn từ "Mỹ học tản bộ" của Tông Bách Hoa, Nhà xuất bản nhân dân
Thượng Hải năm 1997, trang 199.
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH:
(*a) Câu trong "Túy
hoa âm" của Lý Thanh Chiếu. Tuý hoa âm: "Bạc vụ
nùng vân sầu vĩnh trú, Thuỵ não
tiêu . Giai tiết hựu trùng dương, Ngọc
chẩm sa trù, Bán dạ lương sơ
thấu. Đông ly bả tửu hoàng hôn hậu, Hữu
ám hương doanh tụ. Mạc đạo bất tiêu hồn, Liêm
quyển tây phong, Nhân tỷ hoàng
hoa sấu". Dịch nghĩa: "Khói nhạt mây dày, ngày dài tẻ ngắt, Hương trầm đã nguội, lò vàng đã tắt, Tiết trời tươi đẹp đúng dịp trùng
duơng, Gối ngọc màn the, Nửa đêm hơi lạnh len vào. Bên bờ giậu phía đông, nâng ly sau
buổi hoàng hôn, Hương thầm đầy
tay áo Chớ nói cảnh chẳng tiêu
hồn, Rèm cuốn gió tây, Người so
với hoa vàng còn mảnh mai hơn" (theo thivien.net)
(*b) ý lấy từ một câu thơ trong bài
"Điệp luyến hoa" - Liễu Vĩnh "Y đới tiệm khoan chung bất hối, Vi y tiêu đắc nhân tiều tụy (Áo quần rộng dần (gầy
đi) nhưng trước sau cũng không hối hận, chỉ vì người ấy (nhớ nhung) mà hao gầy
tiều tụy)
(*c) Băng Tâm (5/10/1900-28/2/1999) tên thật là Tạ Uyển Oánh, quê ở Trường Lạc, Phúc Kiến,
Trung Quốc. Năm 1918 học y ở trường Đại học Yên Kinh (Bắc Kinh), sau chuyển
sang học văn, bắt đầu sáng tác từ năm 1920. Năm 1921, tham gia "Hội nghiên
cứu văn học". Năm 1923 sang Mỹ học văn học Anh và viết nhiều tản văn. Năm
1926 về nước dạy ở một số trường đại học tại Bắc Kinh. Sau kháng chiến sang
Nhật. Năm 1951 trở về nước. (theo thivien.net)
(*d) Bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan (thivien.net)
(*e) Kỷ Quân: (1724-1805) văn học gia và thư tịch gia đời
Thanh, tên tự Hiểu Lam, Xuân Phàm, người ở huyện Hiến, Trực Lệ (nay là Hà Bắc).
Kỷ Quân học thức uyên bác, sở trường về môn khảo chứng và huấn hỗ (chú thích
phân tích ngôn ngữ). Ông đỗ tiến sĩ, làm quan dến Thượng thư bộ Lễ, Hiệp biện
đại học sĩ (theo thivien.net)
(*g) Câu thơ trích dẫn trong bài "Vô đề" của
Lý Thương Ẩn, thi nhân đời Đường.
(*h) "Tri kì bất
khả nhi vi chi" (Biết không làm
được mà vẫn làm), câu của Khổng Tử trong "Luận ngữ". .
TRẦN THƯ TÂN
PHẠM THANH CẢI
(dịch từ tiếng
Trung)
____________________
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét