(BÀ
TÔI của Mac-xim Gooc-ki và VỀ THĂM BÀ
của Thạch Lam)
Làm người ai cũng cần có một nơi để đi về.
Dù nơi ấy có tồi tàn nhưng đằng sau cái phên giậu, bên trong cái xác xơ là hình
bóng thân thương, là điểm tựa tinh thần, là dưỡng chất vỗ về sự lớn dậy của mỗi
tâm hồn người. Mẹ ta ư? Đấy là tất cả. Nhưng đủ đầy hơn, diễm phúc hơn cho
những ai từng sống trong tam, tứ đại đồng đường mới cảm thấu được tình cảm của
bà. Nó lớn lao và có ảnh hưởng không kém đến cuộc đời mỗi người. Bà ngoại của
Mác-xim Gooc-ki và bà nội của Thạch Lam là những điển hình trong đời thực và là
hình tượng bất diệt trong văn học. Liệu bà cụ người Nga này và bà cụ Việt Nam
xưa cũ kia có điểm gì tương đồng chăng?
Bà
ngoại của Mác-xim Gooc-ki là người Nga hẳn là khác bà của Thạch Lam về hình
thể. Bà của Gooc-ki tuy già nhưng mái tóc còn đen và dày kì lạ; giọng nói đặc
biệt trầm bổng cho ta thấy nội lực bà còn khỏe mạnh. Đã vậy, mái tóc bà cũng
rất đặc biệt “phủ kín cả hai vai, xõa
xuống ngực, xuống đầu gối”. “Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn,
khuôn mặt bà tôi vẫn tươi trẻ.”; “Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh
nhẹn.”…
Khác
hơn, bà của Thạch Lam mái tóc bạc phơ. Lưng bà đã còng hẳn, đi lại phải chống
gậy, nhai trầu móm mém như đếm nhịp thời gian.
Tuy
vậy, hai bà lại giống nhau ở tấm lòng nhân hậu, giống nhau về tình cảm trìu
mến, yêu thương dành cho con cháu.
Bà
cụ người Nga nhìn cháu sau bao năm xa cách bằng cái nhìn quan sát mà độ lượng “… hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả”. Nó không như
cái nhìn nheo nheo, ngây ngất và mãn nguyện của người mẹ khi nhìn con khôn lớn.
Bà luôn chia sẻ, động viên và khích lệ mọi người “ Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt.”. Bà ngoại của Mac-xim Gooc-ki là
người đàn bà nhẫn nhịn, có đức hi sinh và đầy bản lĩnh. Bà không phó mặc cháu
ngoại bà cho số phận mà ngược lại, bằng tất cả tình cảm yêu thương và trải
nghiệm đời bà. Bà cảm nhận được đứa cháu ngoại mình như cây non đứng trước
phong ba, như cây hoang mọc trong lau sậy nên bà tìm mọi cách vun trồng, chăm
sóc, nâng niu:
“ Trước khi tôi gặp bà, tôi như người ngủ
say, đắm chìm trong bóng tối. Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa
tôi ra ngoài ánh sáng.”
Hơn thế nữa, bà đã đưa Gooc-ki hòa nhập
với đời sống muôn màu của con người:
“ Với một sợi dây vô tận, bà tôi nối mọi vật
xung quanh tôi lại, đan thành một lớp đăng- ten nhiều màu sắc…”
Trong
hồi kí của Mac-xim Gooc-ki, chân dung bà ngoại ông hiện ra rạng rỡ trong niềm
tự hào. Từng chi tiết ngoại hình được tác giả liên tưởng, so sánh với những
hình ảnh độc đáo. Trong một câu văn ngắn, tác giả đã tâm sự về ảnh hưởng lớn
lao của bà và cũng nói lên lòng biết ơn vô hạn của mình với bà “…Bà trở thành người gần gụi nhất với lòng
tôi, một con người dễ hiểu nhất và yêu quý nhất.”.
Có
thể nói không ngoa rằng: Gooc-ki vay bố mẹ hình hài, nhận dưỡng sinh từ đôi vai
cha, từ bầu vú mẹ và lớn khôn từ tâm đức của bà:
“ Tấm lòng yêu mến vô tư của bà tôi đối với
mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để
tôi đương đầu với sóng gió cuộc đời.”.
Bà
của Thạch Lam thì mộc mạc, chân chất như bao người mẹ, người bà ở vùng quê Việt
Nam. Bao nhiêu tình cảm yêu thương , trìu mến đã dồn nén lại và hiển lộ qua sự
ân cần, quan tâm:
- Cháu
đã về đấy ư?
Tựa rằng đây là ngôi nhà mà Thạch Lam đi -
về thường ngày, chứ không là nơi mà nhớ lắm cũng chỉ về được đôi lần trong năm.
“
Cháu đã về” như mọi ngày “ cháu vẫn về”. Ngôn từ của Thạch Lam tinh tế và ý nhị
vô cùng. Từ “đã” vừa gợi cảm giác thân quen, vừa gợi cảm giác “đã từng”- nghĩa
là bà cũng “đã từng đợi cháu”.Ôi, tấm lòng những bà mẹ Việt Nam bất diệt!
Có
lẽ qua bao nhiêu cuộc kháng chiến, bao nhiêu cuộc li tao mà bao bà mẹ Việt Nam
đã hun đúc nên những đức tính chịu đựng, hi sinh chỉ mong sao cho chồng con, em
cháu thành nhân và hữu ích với đời.
Bà
nội của Thạch Lam luôn nhỏ nhẹ, ân cần và chu đáo như cháu mình chỉ là một chú bé:
- Cháu
đã ăn cơm chưa?
- Cháu
rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt.
Niềm vui của bà được thấy con cháu lớn
khôn, trưởng thành. Nhưng tác giả cũng không phải là người chỉ biết đòi hỏi ở
người khác mà trái lại, ông là người cháu hiếu thảo và luôn biết trách nhiệm
làm vui lòng ông bà. Dù chỉ bằng tiếng gọi khẽ “ Bà ơi!”, bà đã nhận ra cháu
mình. Điều đó chứng tỏ tác giả là người gần gũi với bà.
Bằng những hình ảnh tương phản đặt cạnh
nhau, tác giả đã làm nổi bật tình cảm chở che của bà đối với tác giả: “ Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng
đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày
còn nhỏ.”.
Và cũng mỗi lần về đây, Thanh lại cảm thấy
thanh thản và bình yên. Nơi ấy, bà lúc nào cũng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Thạch
Lam yêu kính và quý mến bà mình. DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN thấp thoáng bóng bà trìu
mến cùng mảnh vườn cũ, mái nhà xưa, bể nước mát rượi…là suối nguồn cuộc sống.
Nó cứ tuôn chảy cùng thời gian và thấm vào mạch sống đời ông.
Bà
của Mac-xim Gooc-ki mãi mãi là hồi ức trong veo giữa muôn trùng sóng gió của
cuộc đời, Trong THỜI THƠ ẤU, hình ảnh bà của tác giả hiện lên lung linh, thánh
thiện giữa cuộc sống trần tục, và bà đã thắp lên trong lòng người cháu muôn vàn
ánh nến từ bi, huyền ảo.
Ở
cả hai bài văn, hai hình tượng, hai tính cách đều có sức lay động lớn vì nó
chạm được đến nhịp đập nóng hổi của nhân sinh, đánh thức sự rung động trước
niềm yêu, nỗi đau sâu kín của bao người là bởi cái tình mà họ dành cho nhau.
Nguyễn
Thanh Phong
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét