|
Sa Giang Trần Tuấn Kiệt
1939-2019 |
TIỂU SỬ VĂN HỌC: TRẦN TUẤN KIỆT
Ông sinh ngày 1/6/1939 tại Tân
Vĩnh Hòa, Sa Đéc.
Thuở nhỏ ở làng Tân Quy Đông, Xóm
Bún (nay là làng hoa Sa Đéc). Thời chiến tranh, tản cư cùng ông bà ngoại qua
Cồn Tiên, Sa đéc, đến 8 tuổi thì mẹ mất lúc tản cư. Cha bỏ đi giang hồ theo các
gánh cải lương. Sống với ông bà ngoại và người cậu thứ Năm tên Phan Văn Vàng
nuôi.
Ông Phan Văn Vàng là một trí thức
làm ở Tòa án Hòa giải tỉnh Sa Đéc, sau làm Tối cao Pháp viện ở Saigon. Trong
nhà có đầy đủ các sách vở, báo chí trong và ngoài nước. Ông là người lập ra
nhóm Tân Nhạc đầu tiên ở Sa Đéc.
Trần Tuấn Kiệt thuở nhỏ ham mê đọc
sách, nhờ sách vở sẵn của cậu Năm mà đọc nhiều, nhất là mê thơ. Tập làm Đường
Thi độ trăm bài theo tập Đường Thi-Việt Thi của Trần Trọng Kim. Lúc bé, đã nổi
tiếng về thơ và được các thầy dạy Văn ở trường tỉnh Sa Đéc yêu thích.
Sau lên Saigon sống một mình, ham
học và làm thơ nên tìm đến xin học các thầy Nguyễn Duy Diễn, Đồng Tân, Tam Ích…
Đăng thơ đầu tiên ở báo Sinh Lực
của Đồng Tân, rồi Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh, Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, Văn
của Trần Phong Giao…
Lớn lên sống bằng nghề làm báo,
viết hầu hết trên các báo từ 1963 đến 1975
Năm 1970, Trần Tuấn KIệt thành lập
Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, giới thiệu nhiều tác phẩm của VNS đương thời. Sau 1975,
ông viết trên báo hải ngoại.
Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt mất lúc 5h
sáng ngày 08/10/2019 tại TpHCM. Ngày 11/10/2019, được hỏa táng tại Phước Lạc
Viên (Bình Dương). Thọ 80 tuổi.
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU TRẦN TUẤN KIỆT
- Thơ Trần Tuấn
Kiệt (Bùi Giáng đề tựa, Nguyễn Trung vẽ bìa, 1963).
- Nai (Viết chống duy lý chủ nghĩa, Đinh Cường vẽ bìa, 1964).
- Bài Ca Thế
Giới (Trường ca theo tinh thần Whitman và Hoelderlin. Nghiêu Đề vẽ
bìa,
1964).
- Cổng Gió (Thơ lãng mạn, siêu hình. Cảm hứng từ hai thiếu nữ người Ý. Động
Đình
Hồ vẽ bìa).
- Triều Miên
Ngâm Khúc (990 câu thơ viết cho con đầu lòng đã mất).
- Làn Chớp (Ngôi Đền Cổ): (Năm ngàn câu thơ xuôi viết theo tinh thần thi ca
siêu thực như Nieztsche, trên báo Nghệ Thuật của Mai Thảo. In chung trong tập
Tác Giả Tác Phẩm).
- Mê Cung, Màu
Kỷ Niệm, Tiếng Đồng Nội, Sa Mạc Lan Dần
(Bộ bốn quyển
truyện).
- Thi Ca VN
Hiện Đại (Khai Trí xuất bản).
- Lời Gởi Cây
Bông Vải (Giải nhất Thơ Văn học Nghệ thuật 1966-1969, bìa Động
Đình
Hồ).
- Trang Hồng (Thi phẩm, Song thất lục bát).
- Niềm Hoan Lạc
Thần Linh Và Ngục Tù (Thi phẩm).
- Cuồng Loạn (Viết siêu thực và phái Thi Sơn).
- Nàng Tôn Nữ (Viết cho Tôn Nữ Minh Diệu ở Củng Sơn, Phú Yên, Nguyên Khai
vẽ
bìa).
- Hồng Hạc (Viết cho quê hương và mẹ).
- Thi Phẩm Trữ
Tình (Viết tặng Trần thị Thiên Hương).
- Tác giả Tác
Phẩm (Hồng Lĩnh xuất bản trước 75).
- Tiếng Vọng (In chung với Phan Minh Hồng).
TÁC PHẨM ẤN HÀNH SAU 1975
- Thái Hằng và
27 tập thơ nhỏ (khoảng năm ngàn bài).
- Sách Dã Sử (Khoảng 50 bộ. Ký tên Hồng Lĩnh Sơn, Xuân Thu…).
- Sách Hướng Dẫn Võ Thuật (Khoảng 200 quyển đủ loại).
- Tác Giả Tác
Phẩm I, II, III, IV, V.
- Thi Tuyển
Phan Bá Thụy Dương-Trần Tuấn Kiệt (Bìa Hồ Hữu
Thủ, 2004).
- Thi Ca Việt
Nam Hiện Đại (Viết chung với Hàm Anh).
- Quán Bên
Đường (Viết cho Tuyết).
- Thi Tuyển (Thơ ngắn, khoảng hơn 300 bài).
- Lạc Đạo Thi (Thơ cho Hạc).
- Thần Đạo Đại
Việt (Bộ 15 quyển trên 10 ngàn trang nói về văn minh văn hóa Việt Nam
và tôn giáo chính thống Việt Nam. Đã in
quyển đầu lấy tên Trở Về Nguồn Cội Đại Việt, bút hiệu Việt Hoàng với P. Tường,
2005).
- Hồi Ký Cuộc
Đời Và Nghệ Thuật.
Địa
linh sinh nhân kiệt, những vùng đất mà tôi có dịp đi qua, dù thổ cư phì nhiêu
trù phú hay tọa lạc nơi hiểm hóc thâm sơn cùng cốc, hình như cũng quy tụ khí
thiêng sông núi. Có lẽ chính vậy, mà ung đúc được nhiều tài hoa phù hợp với
phong thủy cứ địa. Mỗi lần tôi về quê nhà, khi lướt ngang qua phà Mỹ Thuận mà
ngọn gió sông Hậu còn loáng thoáng vướng trên tóc tai, làm tỉnh thức được phần
nào sự nôn nả đường về. Trước mặt, Sa Đéc là vùng đất mật ngọt hiền hòa nằm ven
thủy lộ chở đầy phù sa bồi đắp cho vùng cây trái sung mãn quanh năm tháng.
Không hiểu tại sao trên bờ sông Mỹ Thuận, những lúc vội vã quay về tôi thường
mê mẩn cố tình để bắt gặp và lắng nghe âm sắc chiêu hồn của tiếng đàn độc huyền
của một nhạc sĩ già mù chìm đắm ánh mắt bạc tròng trong từng âm thanh diệu vợi,
chập chờn bay lượn loáng thoáng trên sông nước phù bình, lững thững trôi lặng lẽ
giữa cuộc đời. Sự hóa hiện của khúc nhạc giang hồ phiêu bạt trong cõi nhân gian
này, là niềm hy vọng phả hồn vào cảm ngộ của tri âm? Tôi mãi mê không bao giờ
quên được, nhiều lúc trôi nổi trên con phà, tiếng độc huyền chợt quay về với nỗi
nhớ xa xưa. Tiếng đàn độc huyền phà Mỹ Thuận cũng vậy, làm chợt nhớ tới tiếng
sáo của sư huynh Trần Tuấn Kiệt và quê hương Sa Đéc đầy rẫy tài hoa, còn thấp
thoáng trong nẻo đường đời. (Trần Tuấn Kiệt đa năng đa diện, từng theo học tại
trường Quốc Gia Âm Nhạc, như là một cách bổ sung cho thi ca thêm âm hưởng tuyệt
diệu). Nhà thơ thực ra đã ly hương từ khoảng năm 1960, về phố thị Sài Gòn lập
thân lập nghiệp như nhiều bằng hữu văn nghệ tỉnh lẻ khắp nơi. Cái phiêu du của
anh, còn nặng nhiều chất kiêu bạt và giang hồ. Oằn vai đeo cả túi thơ, chất chồng
theo định mệnh lập dựng một khuynh hướng thi ca mới, vì thế khoảng thời gian
này, Trần Tuấn Kiệt đang hòa mình trong tao đàn Bạch Nga, chủ soái là nhà văn
Nguyễn Vỹ, gồm nhiều kiện tướng như Minh Đức Hoài Trinh, Tuệ Mai, Bạch Yến…
Trong
giai đoạn đầu, Trần Tuấn Kiệt xem nghề báo như bước tiến đầu tiên để ổn đinh cuộc
sống giúp anh giao tiếp được hầu hết các anh em văn nghệ đồng song đương thời.
Cùng chung một ý hướng khả dĩ thành lập
riêng một nhóm văn nghệ với tư tưởng văn hóa đầy nhiệt huyết. Hình thành một lớp
văn nghệ sĩ đa phong cách như tiếng nói vững chãi cho văn học miền Nam thời bấy
giờ, với Dương Nghiễm Mậu, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô
Thùy Yên, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Trần Đức Uyển, Viên Linh, Vương Tân… Nhà thơ Trần
Tuấn Kiệt và các cây viết đồng song trong giai đoạn này là lớp người được xem
như tinh túy nhất của văn chương miền Nam, một mặt tiếp nối kế thừa văn nghiệp
từ các sĩ phu Bắc hà, gần gũi với lớp tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Vũ Khắc
Khoan, Đinh Hùng…, một mặt lập dựng được tiếng nói nghệ thuật mới kế cận một nền
văn học cũ có hậu tại miền Nam như Hồ Biểu Chánh, Phú Đức… Tất cả sự hoạt hóa
cách tân đưa văn học vào một ngõ sáng tạo, kết nối từ những nguồn văn minh văn
hóa của phương Đông và phương Tây, đứng trước những đổi mới trên ngôn ngữ, tư
tưởng và hình thức sáng hóa. Trong thời gian 1963 - 1975, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt
ấn hành nhiều tác phẩm quan trọng, có lẽ hơn vài trăm sách in mà anh gom hết sức
lực góp mặt cùng nền văn hóa văn học Việt Nam, phần đông là những cuốn biên khảo
và thi ca. Những thi phẩm nền tảng cho
tiếng tăm một Trần Tuấn Kiệt, được nhắc nhở nhiều như thi tập Nai (1964), Lời Gởi Cây Bông Vải (1969), Niềm
Hoan Lạc Thần Linh Và Ngục Tù (1970), được nhắc nhở và đoạt nhiều giải văn
chương đương thời… Trên bình diện nhận xét về thơ, Trần Tuấn Kiệt cho ra đời
nhiều tác phẩm biên khảo, phê bình như Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, Tác Giả Tác Phẩm
và nhiều bộ truyện dài như Mê Cung, Màu Kỷ
Niệm, Tiếng Đồng Nội, Sa Mạc Lan Dần… Cung cách sáng tác của Trần Tuấn Kiệt
có chút ít phóng khoáng, hầu như sử dụng ngọn bút dễ dàng thâm nhập vào mọi hứng
khởi, khi bước vào cuộc hành trình sáng
tạo. Nhiều lúc, nhìn cách lập dựng tác phẩm của anh, với dày đặc bản thảo
mang đầy trách nhiệm thừa truyền của một văn nghệ sĩ, không để bỏ sót khoảng thời
gian nào cho từng dòng thơ, ý tưởng bước qua. Trần Tuấn Kiệt viết nhanh và du
hành trên mọi địa hạt văn chương, nên
tác phẩm của anh ngoài thơ còn đa dạng trên sưu khảo, nhận định phê
bình, tiểu thuyết, luận triết, võ thuật, âm nhạc…
Sau
1975, khoảng 20 năm đầu sự sống còn nhiều khó khăn, anh viết sách võ thuật, y học,
dã sử, hồi ký… Vô hình chung tài sản văn học của Trần Tuấn Kiệt lên hàng trăm
quyển, chia đều và dày đặc trên thư mục lưu trữ. Nối tiếp những tập biên khảo
nhận định phê bình văn học của những năm chiến tranh, Trần Tuấn Kiệt xây dựng bộ
Tác Giả Tác Phẩm (5 quyển), thực hiện trên 5000 trang, dù chưa chính thức kết
thúc vào tập nào nhưng anh có tặng tôi 2 quyển đầu của bộ sách này, với một
cách nhìn đặc biệt từng tác giả văn nghệ trước và sau 1975. Bên cạnh Trần Tuấn
Kiệt hoàn thành tập Hồi Ký Cuộc Đời Và Nghệ Thuật, chỉ chờ dịp thuận tiện
để giới thiệu với độc giả.
|
Thủ bút Trần Tuấn Kiệt |
Thơ
Trần Tuấn Kiệt đã đi vào khung trời riêng, của hơn 50 năm hòa nhập với thi ca,
chất chứa đầy khí lực tạo dựng một vũ trụ thơ của anh. Trần Tuấn Kiệt mang sắc
thái của lão phu bạch sĩ, đang hoài bão chống gậy bước vào một nền Văn Hóa Dân
Tộc Việt, như một sứ giả thuần hành vạch lại những hào Lạc Thư (theo anh: “Lạc
là Lạc Việt. Thư là Sách) cho một nền Thần Đạo Đại Việt (Thần Minh Đạo) vậy… Với anh hùng dân tộc và nền
văn minh của đình làng đã như một đặc trưng riêng của Việt Nam, không nước nào
có được, dù lập dựng hơn 5000 - 8000 năm văn hóa như Hi Lạp cổ xưa, Trung Quốc…
Văn hóa văn minh của Thần Đạo được lập
dựng trong 5 loại hình: Vũ trụ, Huyền sử,
Phúc thần sắc phong, Thần vật có công
với đất nước, nhất là các anh hùng hào kiệt
giữ nước. Đó là điểm khác biệt với Thần Đạo Nhật Bản, hay các vị thần lập dựng
huyền thoại hóa từ khai thiên lập địa của Trung Quốc, hay các thần linh tạo lập
vũ trụ của truyền thuyết Hy Lạp. Những cách lập dựng để làm phong phú giả tạo
cho nền văn minh văn hóa đất nước của các quốc gia trên, dĩ nhiên đã tạo dựng một
ảo giác, dối trá đầy vẻ bá đạo. Những ngày tháng cật lực thực hiện bộ sách mang
đầy tư tưởng tâm huyết khiến nhiều đêm Trần Tuấn Kiệt soi bóng mình trong những
giọt máu chiêu hồn thật bi thống: Còn
chút hơi tàn với bóng đêm / Máu rơi ba giọt dưới chân thềm. Mấy tháng trước
anh có tặng tôi tập 1 Đại Việt Thần Đạo trong bộ sách 15 tập sẽ ấn hành tuần tự theo thời gian và tài chánh. Tôi nghĩ tâm
huyết này đã được anh nhân rộng hơn tư tưởng triết lý Thần Đạo của học giả Nguyễn Đăng Thục viết trong Tư Tưởng 1, có thờ
chính thống Thần Đồng Cổ từ đời vua Hùng Vương.
Trở
về nguồn cội mà nhà thơ - nhà văn hóa Trần Tuấn Kiệt đang bước đi trong cuộc
hành trình đầy thử thách: Sức khỏe, lập thuyết, và tài chánh để hoàn thành. Linh thổ đã bao lần ta đứng lại / Nhìn trăng
rằm cổ độ mấy mùa sương báo hiệu sự mong chờ không phải riêng Trần Tuấn Kiệt,
mà còn biểu hiệu canh cánh nỗi lòng của chúng ta, đồng cảm với nhà thơ trước
khi chiếc ráng hoàng hôn bay về nẻo không cùng…
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
Ngô
Nguyên Nghiễm
___________________________________
(*)
Lời ghi thêm: Bài thơ dưới đây được trích trong nguyệt san
Trình Diện Tuổi Đất (tiền thân tạp
chí Khai Phá) mùa xuân 1967, do tận
tay nhà thơ Trần Tuấn Kiệt trao cho Ngô Nguyên Nghiễm.
Thơ TRẦN TUẤN KIỆT
Ta lên miền biên giới Hạ Lào
Cửa
non sâu thẳm
Người
về quên dặm chông chênh
Mù
sương đá dựng
Vòi
või mối sầu biên cương
Ta
ngồi bên người Thượng
Nhìn
đàn bò nhơi cỏ non
Nhìn
bên kia biên giới
Núi
chạy mù trời lam
Những
người xa ải loạn
Chiều
bên phố nhớ thương
Nơi
đây chòi nắng vây chân núi
Rừng
phủ mờ đường về
Mưa
bụi buồn lê thê
Chiều
chống gậy trúc
Nhớ
kinh thành xiết bao
Hoa
rụng rừng sâu
Không
cầu thương tiếc
Dốc
nắng gập ghềnh thôi hết đã từ lâu
Ta
buồn hát nghêu ngao
Chợt
đàn chim bay đến
Chim
di tự phương nào
Cớ
sao buông lời lưu luyến
Nhớ
thương người nội trợ
Nhớ
thương bầy trẻ thơ
Ta
đứng lên
Chen
lẫn cùng lau lách
Ngỡ
bạc đầu ông lão chiến trường xưa
Khinh
bỉ bé con
Mơ
chuyện công hầu
Khinh
lũ múa rìu búa cờ mao
Hùng
hổ đeo bùa danh tướng
Ta
lên rừng xanh
Đốt
lá đỏ
Hơ
nóng ân tình vạn thuở
Sớm
sương mù chim hót nhành cao
Cỡi
ngựa thồ
Đi
dép cỏ
Người
đời nay buồn chưa
Trăm
năm là mấy trời giông bão
Nằm
khểnh nghe cuối luồng trong rừng sâu
Ta
vỗ đầu gậy trúc
Chầm
chậm qua đường truông
Ngủ
nhà bát quái
Mơ
vũ y nghê thường
Ai
trách ta hề
Ai
khinh ta hề
Trời
đất biết
Ta
thương đời gió bụi hề
Ai
có hay
Ta
lên miền biên giới chiều nay
Thân
cỏ rơm bầu bạn
Viết
lịch sử hề - cỏ cây!
Ta
mặc tình hề
Bom
đạn
Đồn
lũy giặc chạy dài lô nhô
Súng
gươm hề xao xác
Đời
loạn chết chóc hề
Có
gì đâu?
Vỗ
đầu gậy trúc hề
Đi
vào trong sương
Ai
tìm ta hề
Vào
ngõ rừng tùng
(Trích tập thơ Rừng Tùng)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét