- Trang chủ
- |
- Giới thiệu
- |
- Quy ước
- |
- Tác giả
- |
- Thư ngỏ
- |
- Lá thư Bông Tràm
Tác phẩm kỷ niệm 10 năm hoạt động của Bông Tràm, có sự góp mặt của 50 tác giả với trên 100 tác phẩm. Sách dày 312 trang, khổ 13 x 19 cm, giá 100.000 đồng.
Cả nước có khác biệt trong cách gọi đơn vị nhỏ tập trung dân cư: thôn, xóm, ấp, làng… Khác biệt ấy đến từ các nền quản trị xã hội khác nhau của từng nhà nước phong kiến, chính quyền thực dân, từng thể chế riêng ở từng thời đoạn lịch sử, và theo từng vùng miền.
Trong
lịch sử gần, ở vùng đất xác lập chủ quyền mới vài thế kỷ, nơi chính quyền thuộc
địa xác lập qui chế riêng là xứ Nam Kỳ, xóm chính đơn vị tế bào của cộng đồng
dân cư – trước nhất là ở thôn quê. Cũng
có thể có ngộ nhận khi đặt ngang hang thôn- xóm- ấp… trong khi thực tế “xóm” mới
đóng vai trò tế bào: vài nóc gia, vài chục nóc gia tập trung sinh cư đã là một
xóm, nhiều xóm mới hình thành ấp, làng,
xã. Cũng thời thuộc địa, đơn vị “làng” có diện tích rất rộng so với quan niệm
bây giờ, như làng Phong Thạnh thuộc thị xã Giá Rai- Bạc Liêu ngày nay trãi rộng
bát ngát đồng ruộng mà hiện nay trùm lên nhiều xã, không khác đơn vị hành chính
cấp huyện nho nhỏ bây giờ.
Nhiều
xóm mới họp thành ấp, làng, trong ngôn ngữ dân gian nôm na có cách ghép từ “xóm
làng”, “xóm ấp” chỉ một cộng đồng dân cư chai sẻ không gian sống chung: tình
nghĩa xóm làng (hay làng xóm).
Xóm đúng chỗ dụng câu bàn cận kế cận, tối lửa
tắt đèn có nhau, nhất là khi chiến tranh loạn lạc cần nương tựa. Phân bổ nóc
gia theo xóm cũng đồng thời chia sẻ nghề nghiệp chung: làm ruộng, làm đồ nan, rẫy,
thủ công… Hoặc xóm là tập hợp những gia đình di cư đến từ xa có chung bản quán:
xóm Huế, xóm Bắc… Xóm cũng có thể là nơi
chung sống của những gia đình cùng niềm
tin tôn giáo: xóm Đạo, xóm Chùa…
Đất
đai của một xóm có nét riêng khiến khi
có dịp đến thăm hay đi xa, người ta rất
nhớ: cội cổ thụ, ao, hồ, công trình cũ… Thành viên trong xóm cùng chia sẻ thuở ấu
thơ, đi học, cần lao, vui buồn trong cảnh chung ấy nên gắn bó tự nhiên trong một
tình cảm láng giềng.
Trãi
nghiệm Miền Tây, bạn đồng thời nếm hương quê từng xóm nhỏ: xóm trên cù lao Tân
Quy chỗ giáp Vĩnh Long và Trà Vinh ngợp trong cây trái vườn tược ngút ngàn, có
cầu khỉ cheo leo, những cự củi khô, bến đò, đường quê nhỏ nhắn chạy quanh… Xóm ấy
thực đẹp, yên bình bên sông Hậu. Miệt bán đảo Cà Mau có những xóm mang tên gọi
dung dị dế nhớ dễ hiểu: xóm Cần Bẩy, xóm Mả, xóm Lá… Có xóm Giáng Cần Bẩy thoi loi giữa đồng ruộng,
đi chợ Giá Rai hay Long Điền đều gần (Bạc
Liêu), xóm Vịnh ngay cây cầu Vịnh cũng cách đấy không quá xa.
…
Xóm Lá nằm giữa Sóc Trăng và Bạc Liêu chìm trong lá dừa nước, rạch nhỏ uốn
quanh, mát rượi dù giữa trưa nắng rắt. Đi xa hơn về hướng thị trấn Phước Long
(vẫn Bạc Liêu) đầu này Ninh Quới đầu kia Vĩnh Phú Đông, chính giữa ven kênh đạo
Quản Lộ Phụng Hiệp là ..Xóm Giữa (vì..ở giữa!) chuyên nghề đan đát tre trúc lâu
năm.
Quá
trình phát triển, đô thị hóa, nhiều xóm đã thành chợ mất dấu vết cũ, thay vào
sinh khí đô thị bán buôn nhộn nhịp, song hãy còn tên như Xóm Lung (giáp giới
Giá Rai và Hòa Bình thuộc Bạc Liêu), chợ gắn biển lớn “Xóm Lung” và chiếc cầu
bê tông trên quốc lộ cũng mang tên ấy một cách chính thức, dễ hình dung ngày
cũ nơi ấy chỉ có ít nóc gia, và là một
xóm nông thôn đúng nghĩa heo hút vắng.
Xóm
nhỏ nên “đầu xóm cuối xóm” đều biết nhau, rành sáu câu chuyện hàng xóm như chuyện
nhà và tình cảm người hàng xóm ai cũng
có trong long, càng nồng ấm nếu khi phải đi xa rời nơi chôn nhao cắt rốn.
Có
lẽ khắp thiên hạ đâu cũng vậy, gắn kết tế bào các gia đình gần gũi thành một
cái tên nào đó diễn đạt bởi ngôn ngữ riêng. Tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn
Quỳnh Giao chuyển thể thành phim cũng không kém nổi tiếng được chuyển ngữ sang tiếng Việt dùng từ “xóm” một cách
thích hợp “Xóm vắng”là ví dụ.
Về
hành chính ngày nay, ở Miền Tây Nam Bộ, xóm không được xét đến về mặt từ ngữ
hành chính nào, thực tế nhiều xóm hợp thành ấp và ấp là đơn vị hợp nên xã, một
tập hợp mang tính tự quản, không phải đơn vị hành chính. Nhưng xóm tồn tại mãnh
liệt, có thực chất trong tình cảm bà con tự lâu đời, mái nhà chung của đồng
bào, tế bào của cộng đồng dân cư.
Dù
là ai cũng có xóm của mình, dòng kênh bến nước con đò và ngay ở trong sâu thẳm
mỗi con tim. Cứ thử hỏi anh Việt Kiều bất kỳ xa xứ mà xem anh nhớ nhất điều gì
khi xa quê hương vạn dặm: nhớ xóm – nơi có gia đình, bè bạn, tuổi thơ…
Đẹp thay tình nghĩa xóm làng ở Miền Tây.
Nguyễn Thành Công
© Tác giả giữ bản quyền. Vui lòng ghi rõ nguồn Bông Tràm khi sử dụng lại nội dung này.
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét