|
Nguyễn Thanh Huyền |
“Nghệ
thuật là ánh trăng lừa dối”, lừa dối tinh vi bao nhiêu tỉ lệ thuận với hào
quang ma mị bấy nhiêu. Cái “ma mị” như liều thuốc phiện để càng “hít” càng say,
càng “phê”, để trời đất quay cuồng đảo điên, điên đảo. Để thế giới thực trở
thành thế giới ảo, “siêu ảo”: cây có thể mọc ngược, hồ nước có thể lơ lửng trên
không… Nhưng có lẽ, cái phạm trù kiếm tìm những giá trị đích thực, thiêng liêng
để trân trọng, ngưỡng mộ đôi khi rất gần, rất thân quen, nó không ảo ảnh, ma
mị, không ngất ngưởng hào nhoáng lộ liễu… nó ở ngay ta, chính ta – đẹp và thơm
thảo như hơi thở thơm thơ thường nhật, như đôi mắt em cười óng trong tia nắng
trinh nguyên ngõ cửa… ấy vậy, “ta cứ mải tìm ta”, ta cứ lạc mình giữa phố đông
người xa lạ ngẩn ngơ, ngơ ngác… cũng có thể “cái lừa dối” đó chỉ giăng mắc dối
lừa ở vỏ bọc bề ngoài còn “bản chất, lõi ruột” của nó lại không hàm ý “dối
lừa”, chỉ đơn thuần là một chủ định trải nghiệm để tìm cái chân thật nhất mà
thôi. Vì vậy những “kênh”, những “phương án” kiếm tìm được trình duyệt nhiều
khi không đơn hẳn là những “lí thuyết xáo rỗng”, những lí thuyết nghe đã “đổ”,
“xin chết” ngay hay thí nghiệm vụn nhỏ mất thời gian, hao tổn calo trí lực mà
là một thực nghiệm có chủ định và đích danh, một cái “tôi” “đi để biết nhiều
hơn, “lạc để thấy mình là duy nhất” và cũng tường tận cho câu hỏi “sống ở đời
phải biết mình là ai”. Đọc tập thơ “ Lạc mình trong Phố” của nhà thơ Chử Thu
Hằng Tôi thấy cái “tôi” trong thơ của nhân vật trữ tình “HỒI XUÂN HOÀN HẢO VÀ VÓC
DÁNG “NUNE” CỦA THƠ” đẹp một cách ma mị nhất, hoàn hảo nhất và cũng thân gần
nhất!
Nhà
thơ Phùng Quán rất đề cao, mang tính tôn trọng, ngưỡng vọng về thơ khi “thổ
bạch”: “Có những phút ngã lòng / Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”. Còn trong bài
thơ “Tặng Tú Mỡ” của hoàng tử thơ ca tình Xuân Diệu có viết “Nỗi đời cay cực
đang giơ vuốt / Cơm áo không đùa với khách thơ” nghe thật trí lí, sâu cay, thâm
thúy và đầy bẽ bàng của kiếp “nhả chữ”. Nhưng nói vậy chỉ đúng một phần mà chưa
đủ, chưa bao quát được những “miền được mất” khác khi viết được thơ… Bởi: “thơ
cất cánh khi nhiều thứ đã tràn đầy,“thơ ho” khi nhiều chỗ đã đau, thơ là tri
kỷ, là tâm hồn, là nước mắt, nụ cười, thơ là dòng chảy cảm xúc mà chất xúc tác
từ những sự vật, hiện tượng là nguồn điện chạy qua nhãn quan, giác vị thẩm thấu
vào bàn tiệc ngôn ngữ, tứ ngữ để chưng cất sản phẩm nghệ thuật ngôn từ, nghệ
thật hình tượng ngôn ngữ và khi đó thơ được ra đời...”. Còn nhà thơ Chử Thu
Hằng có cách lí giải đẩy đưa riêng như “chiếc võng mùa hè”, chiếc võng đó là
hiện thực, là chức năng của thơ khi “ nó – võng” đung đưa ta sẽ nhận một lúc
hai luồng khí “nóng và mát”, mặc dù luồng khí mát nhiều khi lấn át luồng khí oi
nồng
“May mà gửi được vào Thơ
Những bâng khuâng… những dại khờ… mãi xanh.
Gạo tiền, cơm áo… loanh quanh
Còn Thơ đó
Để ta dành tình yêu.
Thế gian ô trọc cũng nhiều
Vẹn nguyên Thơ – biết bao điều thanh cao
Thơ dâng cảm xúc dạt dào
Niềm tin sứt mẻ, vêu vao bỗng lành
Ngôi đền Thơ mãi lung linh
Thiêng liêng trong trái tim mình.
Thơ ơi!”
(trong: Với thơ )
Với
lời thơ của một tâm hồn đã trải qua những mặn chát, nồng say của đời trần tặng
ban để trên hành trình “kiếm tìm cái tôi” thêm phần hư thực đến ngỡ ngàng, của
tâm hồn, người phụ nữ rất “nữ tính”, mềm mại, ngọt ngào, đằm thắm và cũng bồng
bột mà say đắm
“ Đàn bà yếu lòng nhẹ dạ
Chỉ uống nước đường cũng say
…
Đàn bà mộng mơ lãng mạn
Tự mình quây lưới nhốt mình…”
(trong Đàn bà).
Giải
quyết triệt để của một “hậu quả” chỉ bằng cách “người tháo nút phải là người
thắt nút, muốn gỡ dây thì phải tìm người buộc dây”. “Ta muốn ta không phải là
ta nữa, ta muốn ta chính là ta, thì chính ta phải hiểu ta muốn gì, cần gì và sẽ
được gì khi kiếm tìm, khi tái sinh lại chính ta… ngoài ta ra chẳng ai hiểu ta
hơn cả” để cuộc hành trình của “người đàn bà cũ” của nhân vật trữ tình, của
“nàng thơ” yêu thơ trong say đắm, day dứt và đầy trăn trở nhiều khi vượt ngưỡng
“ngột thở” đó mong những hao hụt, khuyết lõm, những tổn thương, những cạn vơi
trong khát khao được san lấp, bù dư
“ Xoa dịu nỗi đau nhân thế
Lắng mình, tìm lại niềm vui
Trong veo cái nhìn con trẻ
Nụ hiền lại nở trên môi.”
(trong Ru anh )…
và để những cuồng phong bão lòng, bão
đời xát xô kia:
“ Bao nhiêu là đủ, là vừa?
Ông Xanh sao cứ thích đùa cợt nhau
Giằng vào đâu?
Néo vào đâu?
Náu trong mắt bão ngậm đau riêng mình”
(trong Bão)
Hay trong bài “ Lặng thầm” có câu
“Kiếp người dằng dặc buồn tênh
Lặng thầm đau
Khóc một mình
Ai hay.”
…
Những câu thơ như chồi non bật từ những khô cằn, sỏi đá từ những dồn nén hối
thúc, khát vọng mong được san sẻ, để “mình – nhân vật trữ tình” không đau,
không đơn côi thầm lặng nữa…và cách giải quyết đầy cá tính, bản lĩnh của sự
đương đầu giống như một sự “gãi ngứa, chữa ngứa, chữa đau”, một cái tôi “hai
trong một – bệnh nhân cũng chính là bác sĩ kê đơn thuốc” chữa “bệnh” cho chính
mình – và ta hiểu “đơn giản thôi - chỉ có duy nhất chính mình là người đầu tiên
biết mình ngứa ở đâu, đau ở đâu”
“ Chẳng còn khóc mướn thương vay
Thầm tôi
Lặng nép trong ngày
Tìm quên”
(trong Lặng thầm)
… Nhưng
cái “thầm tôi” đó không thể “mãi thầm” được giữa cuộc đời của những chuyển
động, cải hóa. “Ta không thay đổi thì đời sẽ đổi thay ta”, cái quy luật bất
biến nhưng lại “xê dịch” đó làm người ta “đau đời”. Cái đau cho mình, cho những
con người như mình. Đau đó nhưng không vì thế mà uất hận, sân si. Không vì thế
mà buông xuôi, lụi tan tan biến… “đau đời nhưng phải cứu được đời”, biết đau để
tìm phương án chữa lành vết đau, để vết đau mọc da non của sức sống mới, của
niềm tin mới
“Vỉa hè này, góc phố này đây
Tọa lạc lâu đài của nàng Thơ diễm lệ
Nhà thơ tóc muối tiêu mang hồn thơ rất trẻ
Gạn đục khơi trong cho câu chữ xôn xao”
…
Chắt chiu yêu thương ta gom góp ngọt lành
Qua cuộc bon chen, thanh tao còn lại
Ngự giữa trái tim ta Nàng Thơ tươi trẻ mãi
Trong trẻo yêu tin
Thiêng liêng
Và ấm áp tình người…”
(trong bài: Viết ở phố hàng
buồm)
Những
câu thơ trong bài thơ viết theo thể “quy nạp”, là một cảnh kết cho một hành
trình đi tìm cái tôi, tìm con đường sáng tạo thơ, sáng tạo nghệ thuật cho riêng
mình… “ở ngoài kia” đời vẫn thế, luôn thế, xô bồ bát nháo, kệch cỡm, hay như
thế nào chăng nữa thì “ta phải là ta”, “cái hòa đồng nhưng không hòa tan là ta”
để “lâu đài của “Nàng Thơ diễm lệ”, của “Nhà thơ tóc muối tiêu” kia sẽ “mang
hồn thơ rất trẻ” để “Gạn đục khơi trong cho câu chữ xôn xao”… “câu chữ xôn xao”
hay lòng người, tình người cũng xốn xang, xôn xao, rạo rực. Để yêu thương của
ngọt lành, để tình người luôn ấm áp của tin yêu mãi thiêng liêng… Một tuyên
ngôn của “hồi xuân”, của “cuộc rượt đuổi chính mình”, của hành trình tư tưởng
đã cập bến bình yên và hoàn hảo hợp tình, hợp lí như lẽ thường nó phải thế ở
một con người, một nhà thơ có tâm và có tầm trải rộng dài trên những trang viết
nội lực và nhiệt huyết vì “đời” và vì “người”… thế tôi mới khẳng định: đọc tập
thơ “Lạc mình trong Phố” của nhà thơ Chử Thu Hằng Tôi thấy cái “tôi” của nhân
vật trữ tình “HỒI XUÂN HOÀN HẢO là lẽ vậy.
… Vẻ
đẹp của người phụ nữ “trần truồng” khác với vẻ đẹp của người phụ nữ “khỏa thân
nghệ thuật”. Ngắm nhìn vào phụ nữ đẹp khi khỏa thân nghệ thuật dưới con mắt
thẩm định phải là một bức tranh cuốn hút có độ sáng tối, có hố sâu cảm hút của
nghệ thuật dựng cảnh, biểu đạt, hàm luận mà ở đó ta nhìn thấy vẻ đẹp trên cái
dung tục, trần tục. Cái vẻ đẹp thanh thoát, nhân đạo, vì nghệ thuật, vì những
cao cả của tâm hồn thánh thiện mang lại. Còn vẻ đẹp của thơ “nune” là loại thơ
không hẳn “thoát tục” hay “quá dễ dãi” trong ngôn từ, tứ ngữ thơ mà là thơ đã
đạt tới những trình độ cao hơn hẳn ở những thang bậc thơ hay nó giống như một
bức tranh “nune nghệ thuật”. Bởi ngoài những đủ đầy “phồn thực” của một bài thơ
thì ở đó ta còn thấy những sắc màu cá tính riêng, độc đáo riêng, cuốn hút, lôi
cuốn riêng. Cái chiếc áo nghệ thuật nhiệm màu tầng ý được lâng lên những “điốp”
của những bậc cao “ép phẩy” để chân trời của trí tưởng tượng, suy diễn, triết
luận thâm sâu được “khai quật” tạo cho cảm xúc của người “thụ hưởng – tức độc
giả” một lần nữa được “cận cảnh” với những dụ ý của nhà thơ rất rõ, nhìn thấy
rất chi tiết và hứng cảm hấp thụ, lĩnh hội đồng cảm được hơn rất nhiều
“ Ngủ đi nào … gió heo may
Đừng đùa bứt lá kẻo cây đau cành
Ngủ đi nào… đám rêu xanh
Hai đôi rồng đá trở mình trong mơ.” –
(trong Ru giấc hoàng
thành ).
Hay trong bài “Bà ru cháu ngủ giữa trời”
có câu:
“Nhà con treo tít lưng trời
Chim sâu mỏi cánh nên lười ghé thăm
Gió không lùa chỗ cháu nằm
Mây bay qua cửa kính ngăn mỗi nhà
Ra đây phố thị người đông
Câu chào rơi tõm khoảng không hút dài”
Những
câu thơ từ nghe tai truyền tải, phản chiếu lên mắt để nhìn - thấy quang cảnh
thực, “thô sáp” sờ thấy, nắm bắt được nhưng không phải ai cũng viết được. Bởi nghe
có vẻ là dễ đó, nhưng lại được chắt lọc, tinh lọc từ những chiêm nghiệm, độ
quan sát, cái nhìn tinh tế, sự khéo léo “nhả chữ gieo âm”. Thí dụ như “ Nhà con
treo tít lưng trời” – từ “treo”, từ “lưng” đã được “nhuộm màu thơ”, nghệ thuật
dùng chữ trong thơ, nghệ thuật khoa trương ảnh hưởng, nghệ thuật “vẽ mây nẩy
trăng”. Từ “treo” đã thay thế cho từ “xây” thông dụng, từ “lưng” thay thế cho
từ “ngang” bình dị. Hay: “Câu chào rơi tõm khoảng không hút dài” – “Câu chào”
có hình dung được “ngang dọc, hình thể, trọng lượng” ra sao đâu mà biết nó
"rơi" để nghe thấy âm thanh “tõm” … thật là tài tình trong việc giỏi
“ghim điển tích, điển nhấn”, điểm sáng văn bản và dấu ấn dùng chữ để tạo ra
khung cảnh đa diện, đa chiều và chiều sâu suy tưởng. Ngôn ngữ thơ được “khỏa
thân” đúng nghĩa “trần truồng” rồi một lần nữa lại được mặc thêm vào “chiếc áo
của nghệ thuật điều khiển chữ” Những câu thơ biến thành bức tranh chữ, để ở đó
ta nhìn thấy được “VÓC DÁNG “NUNE” CỦA THƠ” ẩn dụ nhất, sang chảnh nhất, hào
quang nhất và cũng thật gần nhất… sau những lắng đọng của cảm nhận …Nhà thơ Chử
Thu Hằng có cái tài thần thái đó.
Rất
nhiều người bảo nhà thơ Chử Thu Hằng đẹp, nét đẹp toàn diện, vẻ đẹp mang tính
chất hoàn hảo của một phụ nữ Việt có phong cách âu hóa, ở đây có nét đẹp về tâm
hồn, rất thông minh, tầm nhìn xa và rộng, sự am hiểu, nhìn nhận, đánh giá rất
sắc lẹm, “ngọt mà kín”, “thơm mà tròn”, “cầu toàn đó mà rất chu toàn”. Người ta
thường bảo “người như nào của chiêm bao là vậy”, còn Tôi thích thú với câu “
Người thơ phong vận như thơ vậy”, thơ nó vận vào kiếp người như “tình tiền
kiếp” và Tôi hào sảng nói rằng: nhà thơ Chử Thu Hằng rất đẹp, đẹp về diện mạo
và tâm hồn, nét đẹp như “ngọc trong lá ủ”, vẻ đẹp cá tính được vận hóa, như mưa
xuân ngấm vào từng câu chữ trong thơ để độc giả mỗi lần ngân nga, hoặc được
nghe thơ phải trầm trồ kính yêu nhận diện: đây đích thị là thơ của nhà thơ Chử
Thu Hằng.
“Đập ngày bình yên tẻ nhạt
Bay lên như cánh chim trời
Chỉ có một lần được sống
Hãy cho tôi là chính tôi”
(trong Bão II)
Trong
tập thơ còn có rất nhiều câu thơ, bài thơ hay thể hiện về tình yêu quê hương,
đất nước, sự hóa thân và xa xót tới những số phận và cảnh đời mà nhà thơ đã
gặp, đã biết được thể hiện bằng lời thơ nồng ấm, thao thiết rất nhân văn với
bản lĩnh của ngòi bút trung trực, thẳng thắn và cũng rất cầu toàn như trong “
Nơi chữ S bắt đầu”, “Chợ nổi”, “Ru giấc Hoàng Thành”...
Bên
cạnh những bài thơ mang tính chân thực thì có những bài mang màu sắc lãng mạn,
ăm ắp, dồi dào tính trữ tình nhiều khi còn phả màu sắc “yểm bùa” như “Bói hoa”,
“Mùa cúc họa mi trên phố”, “Xuân em” hay “ Xanh một ngày thu”...
Phần lớn
các bài thơ trong tập thơ “Lạc mình trong Phố” được tọa lạc, khế ước vào thể
thơ tự do. Chính thể thơ này giúp cảm xúc được thăng hoa triệt để, dụ ý và nội
dung thơ được “phát tiết” khai rộ đến cao trào... ngoài ra còn có các bài thể
thơ sáu chữ như “Ru anh”, “Bão II”. Thể tám chữ “Dòng sông không ra biển”... sự
phong phú về cấu trúc câu chữ đã làm lên những hứng thú và ấn tượng của độc giả
rất nhiều khi đọc...
Với
“Lạc mình trong Phố” nhân vật trữ tình trong thơ, cái “tôi” đi tìm cho mình một
con đường sáng tạo, biết kế thừa phát huy, biết chọn lọc, thanh lọc, cái tôi đó
đã “hồi xuân thành công hoàn hảo nhất, nguyện ý nhất” và độc giả đã nhìn thấy
thành quả mang màu sắc cá tính riêng, độc đáo trong những câu thơ, bài thơ được
khai lộ ở mức đẹp của “thơ nune nghệ thuật”...
Nhà
thơ Chử Thu Hằng giống như “bông hoa” trong “vườn hoa thơ” hương sắc. Bông hoa
thơ đó luôn tỏa hương thơm bởi nội lực, sức sáng tạo mãnh liệt nhất, mùi hương
của hoa là cái tình son sắc với thơ, sâu sắc với con người, tình đời bằng một
trái tim nồng ấm... có rất nhiều người đang, sẽ, đã là “nhà thơ” nhưng chỉ có
một người duy nhất mang phong cách, kiến tài, có cá tính riêng không lẫn vào
đâu được người đó có tên gọi cũng rất đặc biệt mà Tôi đã được biết: nhà thơ Chử
Thu Hằng.
Hà Nội 2018
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét