Tôi
đã từng “nếm” và tin “thơ rất chua và đau khi sóng lòng hồn người quằn quại, rỉ
máu - cái tấm áo nghệ thuật bị tự hóa, rách tả tơi và đôi mắt người cầm bút
sáng hóa bị khuyết sắc lòng nhân ái bao dung – cũng có thể họ đã cắn ngập, nuốt
chửng vị chua và đau của bội đời hắt tặng – nên sự đồng điệu hóa, nhập khắc hóa
một cách tròn vai định biểu vào suối đầu ngọn bút… đã thiết kế và nghiệm thi
được những tác phẩm “chua và đau” … Nay Tôi được chiêm ngưỡng, ngưỡng vọng và
đứng giữa một rừng lưỡi dao tua tủa mang khối hình lục, tam giác … nhưng mềm và
ngọt ở đầu lưỡi, ngon và thơm ở cốt tủy thịt da ngôn từ. Những đường bút mang
dung lượng ngôn ngữ ẩn tàng của cái tình đậm chất đường, vị Socola quyễn rũ…
bung nở, kết duyên cùng gió thông bạt ngàn và nắng sớm trinh nguyên nhảy nhót –
gót sen trên lưng của sương mai” … đúng rồi: cái cảm giác thơm thảo của bông
lúa đồng nội, của gió vu vút biển khơi, của cái tình của một người nhìn ở một
thế đứng tứ phương ngồn ngộn chất liệu … nhưng bằng lăng kính chọn lọc để chưng
cất - để những hiện hữu bằng thơ đều đáng yêu, đáng trân trọng, thánh thiện và
nhiệm màu quyến rũ biết bao… đây là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, một mạch thơ
trong và sáng, sức sống dồi dào trong tập thơ “KHÚC NHẠC ĐẦU” của Tác giả Tạ
Thăng Hùng.
… “Dân làng tôi làm ruộng làm nương
Dân chài lưới đêm nằm mơ thấy biển
Làng dệt vải tiếng thoi đưa mải miết
Có phải tiếng thời gian xua đi những đói nghèo”…
(Quê hương kí ức tuổi thơ tôi.)
Đọc
những câu thơ trên Tôi lại tìm thấy một chân lí “thơ hay cốt ở cái tâm” – chính
cái tâm nó sẽ như những sợi nắng ấm áp, lan tỏa – vào đôi mắt đời trần vốn đa
gam: đen và nâu – bởi chủ sở hữu cá thể bất cứ ai đều không muốn, không thích –
nhưng vốn lẽ đời “ không phải cái gì muốn mà được, cái gì có mà thích: mặc dù -
đôi lúc cái “có và muốn” đều trong tầm tay”… đây cũng là dư vị cốt lõi “ đầy ưu
điểm thật thà nhưng ngọt ngào của dải thơ trữ tình của tác giả manh nha, xướng
ca, lan tỏa rộng dài khắp mọi miền, địa danh mà tác giả đặt chân tới – không “
bó bột” dừng ở sự đơn điệu, tách biệt, độc tôn chỉ ở quê hương, nơi “ chôn rau
cắt rốn.
… Đối
với người cầm bút đẽo gọt, sáng tạo ngôn từ – họ “giàu” hơn bất kể ai ở sự vận
hóa nhiệm màu sự vật, hiện tượng, của kỉ niệm, của quá vãng, của mộng ước… của
những điều bình dị nhất – họ rắc sự sống - làm hồi sinh chúng bằng thứ ngôn ngữ
cũng rất đỗi bình dị như hơi thở thường ngày, có lúc phấn khích thêm “ gia vị
kế thừa” hay “khai sáng nhiệm màu - tái sinh” nhằm “ chưng, xào, rán” làm chúng
ngầy ngậy lấp lánh vẻ đẹp thôi miên đầy quyến rũ của góc cạnh, của màu sắc, độ
dày mỏng lát cắt – tạo được sự thôi thúc ham muốn, chiếm đoạt và dung hưởng…
nhưng bất kể ai tinh ý đều biết “ tất cả những hào hoa, diễm lệ hay ngôn tình”
đi chăng nữa đều sơ khai từ những gì mộc mạc nhất, chân chất nhất và hoang sơ
nhất… nhưng đáng yêu nhất:
Anh muốn viết tặng em bài thơ
Từ ngày về làm vợ
…
Từ thuở ban đầu từ lúc mới quen
Em đã đến dịu dàng như gió sớm
Một ánh mắt thôi một nụ cười chúm chím
Đủ làm cho anh mắc nợ em rồi
…
và anh muốn cảm ơn thật nhiều em nhé
Những tiếng cười lại vang trong ngôi nhà nhỏ
Và hạnh phúc này công lớn thuộc về em
(Thơ tặng
vợ)
Người
làm thơ đa phần không giết nổi một con ong… nhưng ngôn ngữ định kiến và độ
phiêu trong thơ của họ thoát xác từ những mong muốn có thật, ghét hờn, yêu mến
và một chút nhựa men thiếu thốn khát khao tiềm tàng của mỗi cá nhân, cá thể
trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa - đôi lúc “công nghiệp hóa cả tâm hồn
và thể xác người” – thì sức mạnh ngôn ngữ thơ ca, ngôn ngữ văn chương có ở một
số cây bút nhân hậu và tài hoa nhiều lúc như mũi tên tẩm “độc dược” là mật
ngọt, đường thanh đã bắn trúng tim yêu … và tâm hồn người ẩn hóa là bia đỡ đạn
đã bị “ngã ngục đứ đừ” như một tất yếu, hiển nhiên … một lần nữa ta lại thấy
được nét tài hoa và “lưỡi dao đường mật” của ngôn ngữ thơ Tạ Thăng Hùng được
thăng hoa, vần hóa đẩy đưa trong:
“ Đừng giận hờn anh nữa được không em
Vì anh chẳng muốn em buồn như mùa thu trút lá
Cũng chẳng muốn chúng mình như hai người xa lạ
Không nói một lời dù sống ở cùng nhau
…
Sâu thẳm trong lòng dẫu biết thương nhau
Sao em nỡ giận anh nhiều đến thế
Hãy lấy thương yêu thay muộn phiền có thể
Đừng giận hờn anh nữa được không em?
(Đừng giận hờn anh nữa)
Đấy!
cái hay, cái mạnh, công lực của thơ từ những điều bình dị - để làm nên, để dựng
xây và trường tồn những điều lớn lao… thử hỏi đời người – đều “bất bưởng”, bôn
ba – dang tay, soài chân để ôm, vơ, chiếm đoạt, chiếm dụng về mình bao tiền tài
danh vọng – và tự đắc vỗ ngực cái tôi bảnh chọe… xin thưa – đó là những điều,
những vật, những hiện hữu sờ nắm được mà rất đỗi phù phiếm, hư hao … bởi: tất
cả sẽ rụng rơi như một làn hơi sương mỏng manh – chỉ có cái TÌNH là ở lại
trường tồn và phấn nhụy đơn hoa, kết trái thơm muôn đời … Vâng! Tác giả Tạ
Thanh Hùng đã làm được điều đó cho thơ, cho mình và ngầm định khuyên nhưỡng
đồng bạn, đồng giả và cho những ai trên cõi đời này có cơ hội, có duyên được
thẩm đọc qua bài thơ (Thơ tặng vợ, trong Đừng giận hờn anh nữa và một số bài
khác) của mình.
Thơ
của tác giả Tạ Thăng Hùng nói chung và các bài thơ trong tập thơ “Như khúc nhạc
đầu” nói riêng thì giai điệu thơ rất trong và sáng, ngôn ngữ thơ rất bình dị
nhưng ẩn chứa những chiêm nghiệm đường đời (trong: Thăm trường cũ, Yêu mùa thu
Hà Nội, Về Nha Trang…) , những “định nghĩa” luận kết, khúc triết về nguyên lí
sống, về quy luật trong đạo phật “nhân – quả” trong (Thương lắm miền Trung,
Bài thơ tình thứ nhất, Hơn một lời yêu, Thơ tặng vợ…)… các bài thơ đa phần theo
thể Tự do và số ít theo Thơ ngũ ngôn sự ngắt nhịp xuống dòng giống như “hơi
thở tình” và trong thơ nhiều bài đã có sẵn giai điệu – chỉ cần “chấm phẩy”
thêm những nốt nhạc cũng có tình nữa thì nhiều bài hát hay được thăng hoa –
cộng hưởng những nốt nhạc ẩn tàng đó làm tập thơ có lời thơ như một dòng nước
cuộn chảy sung sức hân hoa, hoan ca sắc màu tạo thành những bản tình ca hợp
xướng đi vào lòng người xao xuyến thiết tha … bởi vậy tập thơ có tựa đề đầy mới
mẻ, đầy khám phá và chứa đựng bao điều quyến rũ cần tìm hiểu ca ngợi, nâng niu
… “KHÚC NHẠC ĐẦU”
Hà Nội mùa ngâu
2018.
Nguyễn Thanh Huyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét