Trần
Dũng sinh năm 1962 tại Hòa Thuận, Châu Thành, Trà Vinh. Trần Dũng có một số những
bút danh khác như: Châu Xuân Thiện, Thủy Hà. Trần Dũng tham gia nhiều lĩnh vực
như: viết bào, làm thơ, viết văn xuôi, nghiên cứu lịch sử, văn hóa văn nghệ dân
gian… ở mỗi lĩnh vực tác giả đều để lại những dấu ấn riêng.
Các tác phẩm chính:
- Thơ: Trò chuyện với dòng sông (2003)
- Truyện – Ký: Sóng cửa sông (2006), Theo
sóng Cần Chong (2009)
- Nghiên cứu: Người Khmer và văn hóa Khmer Trà Vinh (2005), Lịch sử
thị xã Trà Vinh (2000)…
* Các giải thưởng:
- Giải ba thơ
ĐBSCL (2000)
- Giải Nhì kí
văn học ĐBSCL (2004)
- Giải khuyến
khích kí văn học ĐBSCL (2007)
- Giải thưởng
toàn quốc Hội VNDG Việt Nam (2005)
- Giải khuyến
khích nghiên cứu VNDG ĐBSCL (2007)
- Giải nhì cuộc
thi viết truyện ngắn, bút kí, phóng sự về ngành Giáo dục (2010)
Nhắc
đến Trần Dũng, nhiều người vẫn nghĩ nhiều đến thể loại bút ký, vốn là thế mạnh
trong sự nghiệp sáng tác của Trần Dũng, cây bút nổi bật của văn học ĐBSCL đương
đại. Trong những lúc "trà dư tửu hậu", anh em văn nghệ chuyện trò,
tôi hỏi anh Trần Dũng:
- Đọc ký của anh, em thấy khi viết về những dòng sông, những vàm
sông lớn anh viết rất hào sảng, có cảm giác như không dè sẻn ngôn từ, cảm xúc cứ
như tràn ra trang viết.
Anh
mĩm cười:
-
Đất Trà Vinh với những cửa sông, những
vàm sông lớn lắng đọng những trầm tích lịch sử văn hóa luôn là một không gian đặc
trưng có sức lan tỏa trong cảm hứng nghệ thuật của anh.
Đây
chắc hẳn là lí do mà Trần Dũng đã viết nên bài thơ gan ruột "Trò
chuyện với dòng sông"
Tôi ngồi lại với dòng sông,
Chiều cuối đông hanh hao cơn bấc thổi.
Ráng tím thẳm rưng rưng chiều hấp hối,
Giọng ai hiền mơn man trong tim.
Để
rồi từ sự gợi hứng từ những dòng sông miên man chảy mãi miết trên mảnh đất chín
rồng anh đã truy vấn tên của những con sông quê hương bao đời chở nặng phù sa:
Và dòng sông – xưa, ai đã gọi tên,
Mà giản dị như hoa bần, hoa mướp.
Những Tập Ngãi, Cần Chong, Rạch Lọp…
Chảy bên đời êm ả tấm gương soi.
Không
tìm ra lời đáp anh ngậm ngùi hoài cố về một thời xa:
Nào những ai bươn bả dấu chân voi,
Ngăn dòng nước đặt lờ, đặt lọp.
Sáo muỗi dậy,
Voi gào ngàn,
Ánh lửa rơm thoi thóp,
Nắm xương tàn gởi lại giữa dòng sâu.
Người xưa đâu, người xưa đâu?
Với tiếng phảng phát rừng giữa đem giông bão.
Lau sậy ngút đầu, bàn tay chai rỉ máu,
Hú một tiếng gọi đời ánh phảng loáng đêm thâu
Rơi vào chiều trống không thăm thẳm tiếng đờn bầu,
Xao xuyến trái tim nhớ về cố xứ.
Tiếng mõ cầm canh , tiếng reo tở mở,
Đêm hội mùa ánh đuốc rạng dòng sông.
Những
câu thơ khi hào sảng, khi bi thiết đã tái dựng cả dặm đường dài của những con
người "mang gươm đi mở cõi". Họ vốn là "Những mảnh đời trôi nổi đến Cần Chong - Vung phảng kiếm cơm và vung gươm giữ đất" để rồi "Dòng
sông trở mình gọi tên những ai còn, ai mất - Đau đáu bên đời nỗi đau cũ buốt
tim".
Đọc
bài thơ này của Trần Dũng, gợi tôi nhớ nhiều đến điệu hát của nhân vật Ông Năm
Hên trong truyện ngắn đặc sắc của Sơn Nam, "Bắt sấu rừng U Minh Hạ"
(trích trong tập truyện nổi tiếng "Hương rừng Cà Mau")
Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sấu bắt,
Bởi vì thắt ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm,
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan...
Thơ
Trần Dũng bám sát với những đổi thay trên quê hương. Có khi đó là những vần thơ
ca ngợi những cô công nhân đang miệt mài bên "mặt trời nóng hai ngàn độ" để kịp cho ra lò những "chiếc ve thủy tinh lóng lánh sắc
màu" ("Mặt trời, đôi sao và những giọt mồ hôi").
Có khi đó là những con người đã vượt qua những "phút tỏ tình", "những
nụ hôn chưa dứt", những "dỗi
hờn tức bực" để vào ca. Họ đã hi sinh những hạnh phúc riêng tư để góp
phần cho "Đêm Long Toàn trở giấc", để rồi trong dào dạt cảm
xúc tác giả viết:
"Tôi đứng ngắm say mê,
Đêm Long Toàn đẹp như huyền thoại.
Vẫn cảnh ấy năm xưa,
Xôn xao nhịp sống mới.
Nhịp kẻng, tiếng reo và những con người vào ca băng qua những cuộc
hẹn hò tình tự.
Cho tôi nhìn, cho tôi sống để tôi say!"
Thơ
Trần Dũng đa dạng về đề tài. Khi thì ngòi bút của anh muốn vươn tới những đề
tài lớn bao quát cả một dặm dài lịch sử. Những bài thơ như: "Uống
rượu ở Vàm Bến Cát", "Trò chuyện với dòng sông", "Chiều
trên Vàm Láng Thé" là những suy nghiệm, triết luận những cảm xúc nồng
nàn khi nghĩ về một thời tiền nhân mở cõi. Khi thì ngòi bút anh lại lặng lẽ bên
những hình ảnh rất đỗi bình dị đời thường như "hoa mướp ở chốt biên phòng",
"Đóa
dã quỳ trên ải Chi Lăng"… lúc lại là những suy tư "Trước
bộ sưu tập tem chết", trong một khoảnh khắc thời gian "Mười
lăm phút trước bảy giờ".
Đặc
biệt Trần Dũng đã dành tình cảm yêu mến kính phục dành cho rồng thi Bùi Hữu
Nghĩa, một vị thanh quan đã dám đứng lên bênh vực quyền lợi cho những con người
làm nghề hạ bạc bên dòng Láng Thé qua thi phẩm "Chiều trên Vàm Láng Thé".
Đây là một bài thơ hay khắc họa giây phút bi phẫn trong cuộc đời lắm thăng trầm
của thủ khoa họ Bùi:
Chiều trên Vàm Láng Thé
Bảng lảng mây,
ầm
ào sóng.
gió chồm lên, nức ở tiếng tiêu chiều
Trăm năm xưa tan vỡ một tình yêu,
Bãi bờ hoang vắng,
Rưng rưng hoa bần tím ngắt,
Và dòng sông trào hận đến bây giờ
Dòng sông của những vần thơ
Chưa kịp hát lên đã vỡ thành dòng thác
Cuộn nhịp đời quay quắt,
Đập tan mảnh đất Cồn Bàng.
Gào vang,
những
tiếng thét vọng vào thời đại,
Gọi thế hệ của trăm năm sắp tới,
Đừng quên,
có
một mối tình,
Tại đây trăm năm trước,
Rộng như trời,
bền
như đất,
Có thủy có chung
Hạt phù sa nuôi lớn cánh đồng
Dòng nước ngọt ôm tròn hạnh phúc
Như một mai tối trời mịt đất
Dòng Láng Thé gào lên tiếng nấc,
Mối tình rất trẻ vỡ tan
Kẻ xa xứ gông cùm,
Người phòng the nức nở
Chuyện tình đau đớn cũ,
Trăm năm sau con cháu có thể quên
Nhưng ngàn năm sau, một nhân chứng – dòng sông,
Luôn nhắc nhở:
- Đừng quên,
một mối tình
dầu xưa cũ.
Nững người yêu nhau hãy nhớ
Giữ gìn hạnh phúc cầm tay!
Bùi Hữu Nghĩa làm quan, tính cương
trực, thương dân nghèo, bênh vực người hiền lành nên thường bị bọn tham quan vu
cáo, hãm hại. Bùi hữu Nghĩa bị giáng làm tri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh,
thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh
Truyện. Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được quan trên ưa, vì có lần ông cho
đánh đòn em vợ bố chính Truyện, bởi thói xấc láo. Nhưng Bùi Hữu Nghĩa bị họ
ghép tội chết, lại là lần ông bênh vực cho người dân Khmer được tiếp tục khai
thác nguồn lợi thủy sản ở kênh Láng Thé, nơi ông đang cai quản. Trà Vang (Trà
Vinh ngày nay) là một địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, người Hoa, Khmer.
Trước đây, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, phải về
đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còn tình
nguyện theo phò giúp. Do vậy, khi lên ngôi, vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) đã
xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi
thủy sản ở rạch Láng Thé, huyện Trà Vang. Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ
người Hoa đem tiền lo lót tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện để giành quyền khai
thác cá tôm ở rạch Láng Thé. Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân 1848, một số
người Khmer do ông Nhêsrok, trưởng Sóc, cầm đầu kéo đến gặp tri huyện Bùi Hữu
Nghĩa để khiếu kiện. Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ
quyền của nhóm người Hoa, ông phán xử: Việc
tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua
Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không sao!. Nghe
vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranh cãi, dẫn đến
xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người. Nhân
cơ hội này, tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện cho bắt những người Khmer gây án,
đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa, tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải về Gia Định, đệ
sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer ''làm loạn và lạm phép giết người''. Nhận được tin dữ, vợ ông là
Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu, vượt sóng gió ra Huế. Bấy giờ, Phan Thanh
Giản đang làm Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình
bày hết mọi việc, rồi nghe theo lời khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống
"kích cổ đăng văn" (đánh trống, đội đơn) kêu oan cho chồng. Sau sự
kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song phải chịu
"quân tiền hiệu lực", tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc
Châu Đốc), đoái công chuộc tội.
Bài
thơ là cả một tấc lòng ngưỡng vọng của Trần Dũng với bậc anh hùng tiết liệt và
mối tình thủy chung son sắc hiếm thấy giữa Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa và hiền phụ
Nguyễn Thị Tồn. Tôi đã đọc đi đọc lại bài thơ này nhiều lần, mỗi lần đọc là mỗi
lần tôi lại lắng lòng, tôi lại thấy bày ra trước mắt muôn trùng sóng nước Láng
Thé hình ảnh của Thủ Khoa Nghĩa và người vợ hiền của ông.
Tuy
không nhiều, nhưng thơ tình Trần Dũng cũng có giọng riêng: mộc mạc chân thành.
Trong tập thơ này, tôi yêu quý hai bài
thơ mà anh đề tặng Bua, bài "Dáng
xa" và "Bất ngờ… Em mùa đông Hà Nội". Hai bài thơ là những cảm
xúc tinh khôi trước những rung động rất riêng "ngoài chồng ngoài vợ".
Đã đành rằng, khi yêu, khi là vợ là chồng thì sự thủy chung sẽ là "tấm bù
hộ mệnh" cho hai con tim "thượng lộ bình an" trên con đường mang
tên Tình yêu vốn rất nhiều chông gai hiểm trở. Nhưng trong cuộc sống đôi khi
cũng có "Những phút xao lòng":
Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao lòng
Đừng
vội trách anh bằng con mắt thường tình lí trí. Hãy hiểu anh như nhà thơ Thuận Hữu
đã từng chia sẽ : "Đừng có trách chi
những phút xao lòng". Tôi quý bài thơ bởi cảm xúc của nhân vật trữ
tình hết sức chân thành. Dẫu rằng "Em
yên ấm trong vòng tay hạnh phúc – Bên chồng, bên con, bên cuộc đời rất thực"
nhưng "Nơi xa lắc, phía chân trời sóng vỗ - Có một người lặng
lẽ đứng ngỏ sau" ("Dáng xa"). Cái quý nhất
của bài thơ "Bất ngờ… Em mùa đông Hà Nội" mà tôi cảm nhận được là
dù cho có nồng nàn trong những xúc cảm dâng trào nhưng những con người trong
bài thơ này vẫn đứng vững trên đôi chân "chức phận". Chất nhân văn của
bài thơ thấm đẫm phải chăng là vì thế:
"Trao nhau gừng cay muối mặn
Tôi cầm nỗi xót xa bay"
Chao
ôi! "gừng cay muối mặn" đã kéo họ về với cõi thực, về với những hạnh
phúc giản dị của nghĩa vợ tình chồng.
Thơ
Trần Dũng có giọng điệu "thật thà", ít kì khu trong việc chau chuốt
chữ nghĩa nhưng là giọng hào sảng của những con người đất phương Nam. Nhiều nhà
thi pháp học phân biệt thơ điệu "ngâm" và thơ điệu "nói".
Thơ Trần Dũng đặc sệt là thơ của "điệu nói" thế nên những điệu thơ
truyền thống, những lục bát, bảy chữ không là sở trường của anh. Tạng thơ anh
là những thể thức thơ tự do phóng túng, linh hoạt. Phải chăng với thể thơ này
anh có điều kiện bày cảm xúc của anh ra trang giấy để những cuộc đời những vùng
đất cựa mình thức dậy thăng hoa trong cảm hứng của người làm thơ.
Thơ
không là thể loại anh thật sự tâm đắc nhưng chính những lúc "nhàn
ngâm" như thế này thơ ca cũng giúp có thành tựu. Đây cũng chính là những dấu
ấn thể hiện sự đa dạng trong ngòi bút Trần Dũng, một chân dung văn học nổi bật
trong làng văn nghệ tỉnh nhà.
Trầm
Thanh Tuấn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét