Mùa
xuân với sắc vàng lộng lẫy của hoa mai, sắc thắm của hoa đào luôn gợi cho mọi
người ý niệm về sự sống tình yêu. Điều đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong thơ ca - nhạc - họa với những
gam màu tươi mới, giai điệu du dương, những vần thơ rất “thơ”. Trên đường
thơ mỗi thi sĩ có những cảm nhận rất riêng về mùa xuân, nhưng có lẽ
Nguyễn Bính là một trong những thi sĩ khá nặng nợ với mùa xuân. Có thể nói, cả
cuộc đời của Nguyễn Bính gần như là một vòng tròn khép kín với chữ Xuân, hay
nói cách khác với thi sĩ “chân quê” mùa xuân như là một định mệnh đã an bày.
Nguyễn
Bính cất tiếng khóc chào đời vào một ngày cuối năm Mậu Ngọ (1918) khi người nô
nức đón xuân thật rộn ràng. Ông nằm xuống
cũng vào ngày chớm Xuân (20/01/1966
ngày 30 Tết năm Ât Tỵ).
Duyên
nợ với mùa xuân không chỉ gắn với đường đời mà còn quyện chặt vào hồn thơ, nghịệp
thơ của thi sĩ họ Nguyễn.
Ngược
dòng lịch sử thi ca, chúng ta gặp không ít những bài thơ Xuân đặc sắc của Mãn
Giác Thiền Sư, đại văn hào Nguyễn
Trãi, đại thi hào Nguyễn Du…Ngay cùng thời với thi nhân Nguyễn Bính;
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ… đều có nhiều
bài thơ viết về mùa Xuân.Nhưng với Nguyễn Bính thì mùa xuân được thể hiện một vẻ rất riêng và
khi đọc ta dễ dàng nhận ra được nét riêng ấy.
Chế
Lan Viên viết thơ xuân, nhưng lại tạo hờ hững với mùa xuân:
“Tôi
có chờ đâu có đợi đâu!
Mang
chi Xuân đến gợi
thêm sầu”
Vì
tác giả “Điêu tàn” muốn chống lại cái trật tự của thiên nhiên:
“Ai
đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt
lấy cho tôi những lá vàng?
Với những hoa tươi muôn
cánh rã
Về
đây đem chắn nẻo xuân sang!”.
Ngược lại mùa xuân luôn được Nguyễn Bính
chào đón nồng nhiệt:
“Mùa
xuân - mùa xuân rồi
Giờ
đây chín vạn bông trời nở”
Những tiếng reo vui từ khi câu thơ trên đã
nói lên tất cả tinh cảm yêu mến của nhà hơ đối với nàng xuân kiều diễm. Bởi mùa xuân
đã cho ông một niềm cảm hứng bất tận. Có bao nhiêu cảnh xuân tình xuân trong cuộc
đời thì có bao nhiêu cảnh - tình ấy trong thơ Nguyễn Bính. “Mưa xuân”, “Hội Xuân”, “Tiếng trống
đêm xuân”, “Nhạc xuân”, “Thơ xuân” rồi “Xuân về”, “Xuân tha hương”… vui có buồn
có. Tất cả đều dịu êm ấm áp khi xuân về.
“Năm mới tháng giêng – mồng một Tết!
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân”
(Nhạc xuân)
Nguyễn
Bính là người truyền lửa khát vọng về ngày trở về khi Tết trở lại. Hai dòng thơ của ông là minh chứng
hùng hồn cho tấm lòng mến yêu tha thiết khi nàng Xuân đã trở về chung vui cùng
người.
“Xuân tha hương – xuân lại tha hương” để
rồi “Xuân vẫn tha hương” với bến mơ!
Cái
căn bệnh nghiêm trọng của thi nhân “Bệnh giang hồ”. Dòng đời phiêu du lãng đãng
những gót chân thi nghiệp (kể cả chuyện bán báo!). Phải nói rằng
cả cuộc đời Nguyễn Trọng Bính đã dành hết cả cho văn nghiệp. Ông đã từng có lời
phát ngôn “Trôi nổi là thân tôi”. Thật vậy, đời thơ tài hoa lận đận đa truân
“Chín lênh đênh”. Ông đã về lục tỉnh Nam Kỳ (đến Sài Gòn – về Ba Tri (Bến Tre),
thăm ngôi nhà cổ và lăng mộ của ông Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Ghé bến Hà Tiên, viếng
lăng Tổng trấn Mạc Cửu – Người cầm gươm
mở đất - dâng cho vua
Gia Long vùng đất Hà Tiên và Cà Mau.
Nguyễn
Bính cũng đã ghé thăm Yểm Yểm Thư Trang
của Thầy trò thi sĩ Đông Hồ và Mộng Tuyết (ở đất Hà Tiên này, ông đã lưu lại những điểm nhấn với vợ chồng Đông Hồ và
Mộng Tuyết). Chính những dòng trôi trải nghiệm tìm tứ thơ đã để lại di sản
văn thơ đồ sộ và tuyệt tác. Nổi bật nhất là những dòng thơ Xuân.
Bây
giờ, chúng ta cùng nghe cô thôn nữ tự nói về mình:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán, chợ đằng xa”
(Mưa xuân 1936)
Thật
yên ả… bình lặng… Xuân về. Lời ngỏ vào “Mưa xuân” thật nhẹ nhàng, tha thiết. Có
ai từng sống ở Nam Định – xứ sở của Khoa Bảng – quê của tác giả Bính Thuyết. Ai
đã từng đến với Thái Bình – Bắc Ninh – Hà Nam Ninh (Nam Định), Nam Hà…
mới cảm được hát hội tuồng chèo có trong đó cái e ấp bẽn lẽn của những cô gái
quê:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay”
Thật
đậm đặc chất dân gian và ẩn dụ tân kỳ nhất. Đến cả mùa xuân cũng cảm thấy lỡ
làng khi mưa bụi “phơi phới bay” và có cả những cô gái quê “Hoa xoan…”
“Chờ mãi anh sang chẳng thấy sang
Thế mà hôm chèo hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng”.
Nguyễn
Bính đã phả hồn vào câu thơ xuân xuất thần trở thành điểm sáng của tác phẩm
“Mùa xuân cũng nhỡ nhàng”.
Thêm
vào tứ thơ – tình thơ đó là hình ảnh tượng trưng có pha chút ước lệ của thơ cổ
điển: “Tiếng trống hội chèo” giáp Tết đầu xuân góp lên tiếng nói háo hức – hối
hả, cả nao nao trong lòng của những người “Chân quê” đã phải lòng nhau – luôn
khắc khoải trông chờ dịp để gặp nhau, để tâm sự tri kỷ, để phân bày nỗi lòng…
“Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”
Trong
vườn thơ mùa Xuân của Nguyễn Bính có tình cảm lứa đôi của những nàng xuân và những
“chàng xuân” có duyên hạnh ngộ hoặc chuyện hò hẹn trong
những dịp hội cheo ở làng quê. Thế nên,
ông đã kết bài thơ “Mưa xuân”:
“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bây giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi qua ngõ
Để mẹ em rằng: Hát tối nay?”
Tiếng
sét ái tình đã nổ, dường như nhân vật trữ tình đã hụt hơi. Và người mẹ đã đọc
thấu tim óc của con gái mình. Người mẹ đúng là tuyệt phẩm của trái tim ở cõi đời
này. Cho nên, câu hỏi tu từ như lời nhắc nhở con gái khi tâm trạng còn bỡ ngỡ.
Câu nói thật lắng đọng… còn bỏ ngõ hay chăng? Vẫn còn lạc quan, nhiều hy vọng! Thơ
Nguyễn Bính có chán nản, vô vọng nhưng vẫn lạc quan. Những dòng Thất ngôn trường
thiên (độc vận) liên tưởng những lễ hội, cúng đình, tế miễu từ Nam chí Bắc luôn
để lại những vương vấn, ấn tượng khó phai! Có những người không thể thiếu nhau
được!
Trong
bài thơ “Cảm tác” (1941), đã xuất hiện cái ta “bản ngã” của nhân vật trữ tình:
“Thơ suông, rượu nhạt, quán cơm nghèo
Xuân xế mùa xuân, chiều xế chiều”
Niềm
tương tư trong suy tư miên man: Tác giả thật cô đơn chỉ còn lại “Một mảnh tình
riêng” tan tác trong tác phẩm “Tháng ba” (1960)
“Xuân đã sang rồi em có hay?
Tình xuân chan chứa, ý xuân đầy”
“Kinh kỳ bụi quá! Xuân
không đến
Sao chẳng về đây? Chẳng ở đây”
Mùa vải năm nay chừng đến muộn
Chưa nghe tu hú giục xuân đi
Nắng lên mất thú ngồi bên lửa
Mùa hết hoa rồi bạn với ai?”
(Sao chẳng về đây)
Nét
độc đáo là một cảm xúc tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa, chức năng biểu cảm gửi
đọng trong câu nghi vấn tu từ.
Trong
thơ Xuân Nguyễn Bính cũ và mới luôn song hành, thi nhân luôn phấn chấn hân hoan
đón chào xuân sang dù luôn nuôi giấc mộng hoài cổ nhớ quê nhà:
“Xuân đến, tình tôi nao nức quá !
Như người giai tế tối tân hôn
Và say sưa quá cho nên đã
… Đánh đổi trời xuân xuống suối hồn”.
(Vườn
xuân)
Cách
nhả bút của ông thật đầy cảm xúc, ngôn từ gây được ấn tượng mạnh “đánh đổ … xuống
…”. Nhưng vẫn giữ giọng văn, hơi văn mượt mà, sâu lắng, thâm trầm. Đó là thi
pháp, tạo phong cách thơ đặc thù của nhà văn. Cho dù luồng gió lạ của phương
Tây bừng toả những dòng “Thơ Mới”, nhà thơ Nguyễn Bính vẫn tiếp cận, vẫn vận dụng
nhưng ngòi bút ông vẫn hướng về “Chân quê” nhưng không bị “Tây hoá”
“Chẳng đợi mùa xuân vẫn cứ sang
Phồn hoa thôi hết mộng huy hoàng”
Thi
pháp thời gian nghệ thuật thật và ảo tương tác trong bút pháp nghệ thuật đối lập.
Đại
biểu của “Thơ mới” (1930 – 1945) các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên đều ảnh hưởng quan niệm “Nhạc điệu thơ – tương ứng các giác quan” của trường
phái thi ca Pháp: Baudelaire
(1821 – 1867).
Sự
phôi pha về sự phát triển
có màu sắc tiến hoá. Xứ sở của
giang sơn “Hương đồng
cỏ nội bay đi ít nhiều. Xin em giữ lấy chân quê”. Tâm thức của Nguyễn Bính vẫn
nặng tình nặng nghĩa với cội nguồn. Có cách tân phương thức sáng tác nhưng
không đánh mất mình. Cho nên nhà thơ đã từng nói: “Hãy tin vào con người” chắc
hẳn lòng tin sẽ nhạt nhoè khi …
Nguyễn
Bính luôn kỳ vọng về một ngày được trở về với mùa xuân cố hương với nỗi sầu nhớ
luôn vương mang:
“… Em thường cầu nguyện thường van vái
Một sớm thanh bình mặt Đại dương
Bao giờ em được về quê cũ
Dâng chị bài thơ xuân - cố - hương”
(Xuân
vẫn tha hương)
Năm
1964, ông lãnh trọng trách Phó chủ tịch Tỉnh Bộ Việt Minh, tỉnh Rạch Giá. Đến ngày 20/01/1966, Thi sĩ đã từ giã
cõi đời, nhà văn Chu Văn đã viết: “Người thâm thấp, đôi mắt sâu, sắc sảo. Ánh mắt
hơi lạnh và nụ cười khô đã ra đi mãi mãi”. Biết bao nhà thơ đã ngưỡng mộ thi
nhân Nguyễn Bính (Vũ Hoàng Chương, Trúc Khanh, Thái Bạch, Nguyễn Phan, Phạm Mạnh
Phan, Đoàn Văn Cừ, Tô Hoài, Bàng Bá Lân, Vũ Bằng, …)
Nhà
lý luận, phê bình văn học: Hoài Thanh nhận định: “Thi sĩ Nguyễn Bính vẫn giữ được
bản chất “Người nhà quê” rất nhiều. Thơ ông tuyệt vời”.
Trong
quyển “Văn nghệ Nam Hà – Xuân 1966” có đăng bài “Kính tặng Nguyễn Du và Truyện
Kiều”. Hai câu kết của Nguyễn Bính thật đẹp:
“Lòng thương lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy Người về đây”.
Nguyễn
Bính đã ra đi nhiều năm, nhưng đến nay đọc những vần thơ của Ông, ta như được
trở lại với những ngày xưa cũ với những phiên chợ Tết, những hội hè
đinh đám,với ánh nắng vàng trải nhẹ nơi đồng nội… Những nét đặc trưng của làng quê
Việt. Hoài Thanh gọi
là “Hồn xưa đất nước” ấy đã đi vào thơ Nguyễn Bính để rồi “Sống” cùng chúng
ta theo mạch chảy của thời gian.
Trần
Quang Khanh
____________________________________
(*) Nguyễn
Bính (sinh năm Mậu Ngọ 1918 - Mất 30 tết Ất Tỵ 1966). Năm 13 tuổi, ông đã có thơ nổi tiếng.
Bài thơ đầu tay: “Cô hái mơ” – Tập thơ “Tâm hồn tôi” đạt giải Tự Lực
Văn Đoàn năm 19 tuổi (1937).
Ông
còn sáng tác kịch thơ, truyện thơ, chèo, truyện ngắn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét